Hướng dẫn phân tích bài Người lái đò sông Đà chi tiết

20 Tháng Tư, 2021 0 Trần Diên

Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân đã khắc họa rõ nét con sông Đà. Mỗi câu chữ, đoạn văn đều mô tả rõ ràng địa thế đặc biệt. Không chỉ thế còn miêu tả hình ảnh con sông với hình ảnh nghệ thuật độc đáo. Để hình dung cụ thể hơn hãy theo dõi những phân tích bài Người lái đò sông Đà dưới đây.

Bài viết nổi bật:

Sơ lược về tác giả và tác phẩm Người lái đò sông Đà 

Đây là một tác phẩm văn học lớp 12 rất quan trọng đối với các bạn học sinh cuối cấp. Để có thể phân tích mạch lạc bài văn, trước tiên cần phải nắm thật chắc về tác giả và tác phẩm. 

Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà Nho trong thời kỳ Hán học đã suy tàn. Quê ông thuộc làng Mộc nay là phường Nhân Chính quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Nhà văn Nguyễn Tuân được biết đến là một nhà văn, người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Những đóng góp của ông với nền văn học nước nhà không hề nhỏ. Ở ông hội tụ tất thảy tính cách độc đáo, tình cảm, cảm giác mãnh liệt và phong cách nghệ thuật,… Không chỉ thế, hệ thống từ vựng sử dụng hết sức phong phú. Những câu văn mang đầy giá trị tạo hình đồng thời có nhạc điệu cũng như phối âm và phối thanh linh hoạt.

phân tích bài Người lái đò sông Đà

Nhà văn Nguyễn Tuân đã quá thân quen với nhiều thế hệ học sinh

Trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự linh hoạt ở tác phẩm trước và sau cách mạng tháng Tám. Theo nhận định của một số nhà văn cùng thời về phong cách nghệ thuật, có thể tóm tắt trong một chữ “ngông” ở từng trang viết. Sự tài hoa và uyên bác lột tả trong từng câu chữ.

Ông bắt đầu tham gia viết văn từ thời kỳ Cách mạng tháng Tám với nhiều tác phẩm gây ấn tượng. Bởi những gì đã cống hiến cho nền văn học nên trong khoảng thời gian 1948-1968, Nguyễn Tuân giữ vai trò Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1996, nhà văn tài hoa này đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Sơ lược về tác phẩm Người lái đò sông Đà 

Trong văn học lớp 12 là một đoạn trích nằm trong bài tùy bút của tác giả. Dù chỉ là một đoạn trích nhưng lại là đoạn hay nhất, có nhiều giá trị nhất. Cùng tìm hiểu sơ lược về tác phẩm để hiểu hơn giá trị mà tác giả gửi gắm.

phân tích bài Người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà là một tác phẩm thể hiện sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân

– Hoàn cảnh ra đời 

Tác phẩm được ra đời sau chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân. Trong chuyến đi này vừa để thỏa mãn thú phiêu du, vừa để tìm kiếm vẻ đẹp đầy thơ và “chất vàng mười” ở tâm hồn người lao động. Bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập Sông Đà xuất bản năm 1960. 

– Bố cục tác phẩm 

Bố cục đoạn trích được chia thành 3 phần lần lượt như sau: 

  • Phần đầu (từ mở đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Khắc họa vẻ hung tợn của con sông Đà đang cuồn cuộn nước. 
  • Phần thứ hai (sau đó đến “dòng nước sông Đà”): Mô tả thực cuộc sống con người khi mưu sinh trên sông Đà. Ngoài ra còn khắc họa hình ảnh người lái đò sông Đà. 
  • Phần thứ 3 (đoạn còn lại): Thể hiện vẻ đẹp trữ tình đầy thơ mộng và chất thơ của sông Đà. 

– Giá trị tác phẩm 

Phân tích bài Người lái đò sông Đà sẽ thấy nổi bật lên áng văn đẹp được tạo lên từ tình yêu đất nước. Đó là tình yêu tha thiết và say đắm được mà văn dùng văn chương ca ngợi. Một vẻ đẹp hào hùng, đầy kỳ vĩ nhưng không kém phần thơ mộng và trữ tình của thiên nhiên. Không chỉ thế còn nổi bật lên hình ảnh người lao động bình dị nơi miền Tây Bắc. 

phân tích bài Người lái đò sông Đà

Qua tác phẩm mọi người sẽ thấy một tinh thần quật cường và yêu quê hương tha thiết

Tìm hiểu sâu sẽ thấy được công phu nghệ thuật lao động vất vả nhưng đầy tài hoa của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã dùng con chữ để tái tạo kỳ quan của tạo hóa và làm bật kỳ tích lao động của con người.

|| Xem thêm: Cách xác định các loại phương thức biểu đạt trong văn học

Hướng dẫn phân tích bài Người lái đò sông Đà 

Muốn phân tích tác phẩm một cách đầy đủ, chi tiết phải tìm hiểu những yêu cầu dưới đây trước tiên. 

Phân tích yêu cầu 

– Yêu cầu đề bài: Phân tích, làm rõ nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Người lái đò sông Đà”. 

– Phạm vi dẫn chứng: chi tiết tiêu biểu, từ ngữ trọng một đoạn nhỏ hoặc cả văn bản đã được trích dẫn. 

– Lập luận: phương pháp phân tích. 

Hệ thống luận điểm trong bài 

Nguyễn Tuân là một nhà văn uyên bác và tài hoa nên đọc tác phẩm sẽ thấy hầu như nghệ thuật được trải dài cả tác phẩm. Tuy nhiên, cần tập trung vào những luận điểm chính để phân tích văn bản. 

– Luận điểm đầu tiên: Đi vào phân tích ý nghĩa lời đề từ. 

– Luận điểm 2: Làm rõ nét hung bạo và trữ tình trong hình tượng sông Đà. 

phân tích bài Người lái đò sông Đà

Những hình tượng trong bài viết được khắc họa rõ qua từ ngữ

– Luận điểm 3: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà. Cần làm rõ được lai lịch, tài năng và tâm hồn. 

– Luận điểm 4: Đi vào khái quát phong cách nghệ thuật mà Nguyễn Tuân sử dụng. Đồng thời nêu bật giá trị nội dung tác phẩm. 

Dàn ý phân tích bài Người lái đò sông Đà 

Dưới đây sẽ là mẫu dàn ý chi tiết các luận điểm một cách dễ hiểu nhất. Nhờ đó sẽ giúp bạn nắm được nội dung chính để hoàn thành phân tích bài Người lái đò sông Đà của mình. 

Mở bài: 

– Giới thiệu đôi chút về tác giả Nguyễn Tuân, đề cập đến những nội dung như: tiểu sử, tác phẩm, phong cách nghệ thuật… 

– Giới thiệu qua về tác phẩm người lái đò sông Đà. 

Thân bài: 

 1. Khái quát một vài câu về hoàn cảnh sáng tác ra tác phẩm

Tùy bút được tác giả viết ra ở giai đoạn miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lúc này miền Nam vẫn đang tiếp tục kháng chiến chống lại đế quốc Mỹ xâm lược. Thời điểm này, Nguyễn Tuân đi tham quan Tây Bắc sống cùng bộ đội, đồng bào các dân tộc. Chính thực tiễn sản xuất, xây dựng cuộc sống tại vùng cao mang đến cho ông nguồn cảm hứng sáng tác. Nhà văn đã tìm được chất vàng được ví như “chất vàng mười” tại thiên nhiên Tây Bắc. 

phân tích bài Người lái đò sông Đà

Trong tác phẩm này có nhiều chi tiết khiến người đọc thích thú

2. Phân tích lời đề từ 

Trong tác phẩm này, tác giả đi đến đề từ bằng hai câu thơ: 

  • “Đẹp vậy sao tiếng hát trên dòng sông”: Trong câu thơ này dùng để ca ngợi vẻ đẹp độc đáo. Ngoài ra còn đề cập đến nét riêng biệt của sông Đà. 
  • “Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc Bắc lưu”: câu thơ này ý muốn nói mọi con sông đều chảy về phía đông. Nhưng chỉ riêng sông Đà chảy ngược về hướng Bắc. Điều này thể hiện sự khác biệt độc nhất vô nhị, gợi lên cá tính riêng của con sông này.

Qua lời đề từ, Nguyễn Tuân đã kể chuyện câu chuyện về một dòng sông, vùng đất mới mẻ. Không chỉ thế cuộc sống của những con người tây Bắc cũng được khắc họa rõ nét. Đó là cách để tác giả cung cấp cho người đọc hiểu biết về vùng đất địa đầu tổ quốc. Hơn thế còn đề cập đến tình yêu tha thiết thiên nhiên, đất nước của con người Việt Nam. Truyện ngắn này được đánh giá là một công trình khảo cứu đầy công phu. Đó còn là áng văn trữ tình lại đầy tính thẩm mỹ về sông Đà.

|| Xem thêm: Các biện pháp tu từ thường gặp trong Ngữ Văn thi THPT

3. Hình tượng hùng vĩ của sông Đà

– Vẻ đẹp đầy hung bạo, hùng vĩ của sông Đà 

Nhà văn đã ví von sông Đà giống như một con người có vẻ đẹp của con người. Cũng có vẻ diện mạo bên ngoài lẫn tâm địa bên trong được thể hiện cụ thể như: 

phân tích bài Người lái đò sông Đà

Từ điểm nhìn của người du khách, sông Đà có vẻ hung bạo, dữ dằn

  • Diện mạo bên ngoài: “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành” với lòng sông hẹp. Phía bờ sông dựng cao thành vách phải “đúng ngọ mới có mặt trời”. Và Nguyễn Tuân còn miêu tả tại chỗ “vách đá… như một cái yết hầu”. 

+ Tại mặt ghềnh Hát Loóng: Tác giả có những miêu tả nhân hóa “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ người lái đò qua đây”. 

+ Ở tà Mường Vát: nhà văn đã có góc nhìn đầy sinh động qua lời văn “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”. Đồng thời ông còn những chi tiết nhân hóa đặc sắc như chúng “thở và kêu như cửa cống bị sặc nước”. 

  • Tâm địa của con sông được lột tả rõ nét qua thạch trận và thủy trận: 

+ Thạch trận: Nó được nêu bật thông qua các câu chữ như “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà hiu quạnh này.”. Hay “Mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vỗ lấy thuyền”. 

phân tích bài Người lái đò sông Đà

Những “thạch trận” được khắc họa rõ nét qua lời văn của Nguyễn Tuân

+ Thủy trận: “Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng ngang chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không biết lùi đi đâu để tránh cuộc giáp lá cà có đá dàn sẵn trận địa”

+ Những đoạn trùng vây bẫy sẵn trên sông: Tác giả miêu tả rõ nét những nguy hiểm rình rập con thuyền bé nhỏ. Thể hiện thông qua vài câu viết nhiều hình ảnh: “Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn con sông”.

Tiếp đến những nguy hiểm còn ở “vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào”. Cuối cùng là kết thúc với “Còn một trùng vây thứ ba. Ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết cả”. 

Bằng vốn từ cực phong phú, điểm thêm vào đó là bút pháp lãng mạn. Nguyễn Tuân đã tạo cho người đọc cảm giác mãnh liệt, sự rùng rợn. Một con sông được miêu tả hung bạo mang đến sự đe dọa với con người. 

– Sông Đà với vẻ đẹp đầy trữ tình và thơ mộng 

  • Cái trữ tình thể hiện ở dáng sông đầy kiều diễm tại điểm nhìn từ trên xuống. Từ tầm xa xôi có thể ngắm bao quát toàn thể dòng sông thơ mộng. Tuy nhiên có những đoạn tác giả lại thấy nó bình dị giống như “một dải dây thừng, như áng tóc trữ tình”. 
phân tích bài Người lái đò sông Đà

Ở một điểm nhìn khác con sông lại đẹp thơ mộng và trữ tình

  • Vẻ trữ tình còn được thấm đẫm bởi màu của nước sông. Tác giả đã bao quát nhìn sông Đà tại nhiều góc độ. Không nhìn từ trên cao mà hướng điểm nhìn thấp hơn để có cái nhìn khách quan. Nhà văn có nhiều góc nhìn rất sáng tạo. Khi thì nhìn bằng con mắt họa sĩ, lúc nhìn với con mắt của một thi sĩ.

Không chỉ thế ông còn nhìn nhận bằng cảm xúc chính mình. Nguyễn Tuân say sưa quan sát sắc nước sông Đà. Sự thay đổi màu sắc qua các mùa mà mùa nào cũng cũng đều đa dạng và đẹp mắt. 

  • Khung cảnh bờ bãi ven sông được hiện rõ hơn khi điểm nhìn đã ở trên mặt sông. Lúc này ở điểm nhìn của một du khách vãn cảnh. Sông Đà hiện lên như một dài lụa hiền hòa tọa lạc giữa núi rừng Tây Bắc. 

4. Hình tượng người lái đò sông Đà 

– Giới thiệu sơ lược về người lái đò: đúng như cái tên thì ông làm nghề chở đò dọc trên sông Đà. Vì nghề vận tải đường thủy nên ông có chân dung người lao động sông nước đẹp vạm vỡ nhưng vẫn có nét khỏe mạnh. Hằng ngày, ông lái đò phải vật luôn với thiên nhiên, chiến đầu với sông Đà để giành giật sự sống. 

– Những cuộc chiến với con sông hung dữ, tiềm ẩn nguy hiểm: Phần này sẽ được phân tích với 3 ý lớn như dưới đây: 

phân tích bài Người lái đò sông Đà

Người lái đò phải vững tay chèo và có kinh nghiệm mới thoát được những “cửa sinh – cửa tử”

  • Ông lái đò là người từng trải có sự hiểu biết và thành thạo đối với nghề lái đò. Nó được thể hiện qua những câu miêu tả của Nguyễn Tuân như: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ… những luồng nước”. 
  • Thể hiện rõ là người có mưu trí, bản lĩnh và tài hoa hơn người. Người lái đò đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm nên đối diện với thác dữ đầy ung dung. Điều đó thấy rõ qua câu “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo…”. Hay sự trải đời của ông còn thể hiện rõ qua lời bình của nhà văn “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”.

Những công phu điêu luyện được phô rõ “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác…”

  • Dù chỉ là người lái đò nhưng tỏ rõ tài hoa của một người nghệ sĩ. Khi mà không thích đi ở những khúc sông bằng phẳng mà chỉ ưa đoạn nhiều ghềnh thác. Đối với ông việc chiến thắng “con thủy quái” là điều bình thường ngày nào cũng trải qua. Nên đó không phải thứ khiến ông sợ hãi hay lo lắng gì hết. 
phân tích bài Người lái đò sông Đà

Vượt sông Đà không phải là một chuyện dễ dàng

– Khi về cuộc sống bình thường lại giống như bao người khác tại vùng núi Tây Bắc. Sau một ngày vật lộn với sóng giữ, với “con thủy quái” về với gia đình rất bình thường. Cuộc sống ông lái đò khắc họa rõ qua đoạn “đêm ấy nhà ông đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam… cá tủa ra tràn đầy đồng ruộng”. Tất cả mọi thứ đều là cuộc sống thường ngày của người lái đò vật lộn giữa thiên nhiên. 

Mọi thứ đều toát lên vẻ bình dị, đầy khiêm nhường nhưng khiến người người khâm phục. 

5. Tiểu kết: nêu bật giá trị nghệ thuật đoạn trích 

– Đoạn trích thuộc thể loại tùy bút kết hợp cùng bút ký với kết cấu linh hoạt. 

– Cả văn bản được vận dụng nhiều nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc. 

– Nhân vật trong tác phẩm độc đáo nhưng vẫn mang phong thái giản dị. 

– Sử dụng kết hợp giữa bút pháp miêu tả hiện thực nhưng vẫn lột tả được sự lãng mạn. 

– Ngôn ngữ phong phú kết hợp giữa ngôn ngữ cổ xưa và hiện đại. 

phân tích bài Người lái đò sông Đà

Dù chỉ là đoạn trích nhưng lột tả được vẻ đẹp cũng như hình tượng người lái đò mạnh mẽ

Kết bài 

– Khái quát tất cả nội dung cũng như nghệ thuật của đoạn trích. Nên có đủ ý liên quan đến nội dung và nghệ thuật của văn bản đó.

– Đưa đến cảm nhận của chính mình về văn bản người lái đò sông Đà. Một vài cảm nhận về phong cách nghệ thuật cũng như giá trị của tác phẩm. 

Trong khuôn khổ bài viết đã nêu những chi tiết sơ lược về tác giả cũng như tác phẩm “Người lái đò sông Đà”. Đồng thời còn hướng dẫn dàn bài chi tiết phân tích bài Người lái đò sông Đà. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bạn khi học tác phẩm “Người lái đò sông Đà”.

Phân tích bài viết khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan