Phân tích bài Viếng Lăng Bác của Viễn Phương chi tiết nhất

20 Tháng Tư, 2021 0 Phạm Chinh

Phân tích bài Viếng Lăng Bác của Viễn Phương là nội dung quan trọng. Đây là một trong các tác phẩm trọng điểm, thường xuất hiện trong các bài kiểm tra học kỳ, đặc biệt là thi lên lớp 10. Sau đây, mời các bạn cùng ôn tập lại nội dung – nghệ thuật bài thơ Viếng Lăng Bác. Phân tích các ý thơ nổi bật và hướng dẫn giải các dạng đề liên quan.

||Bài viết nổi bật:

Phân tích sơ lược tác phẩm Viếng Lăng Bác

Để phân tích bài Viếng Lăng Bác hay, sâu sắc và đạt điểm cao, học sinh không nên bỏ qua những thông tin quan trọng liên quan đến tác phẩm.

Đôi nét về tác giả

Nhà thơ Viễn Phương (1928 – 2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh ra và lớn lên tại An Giang.

Ông là nhà thơ tiên phong góp mặt trong lực lượng Việt Nam giải phóng Miền Nam thời kỳ chống Mỹ.

Bìa thơ được sáng tác năm 1976 khi công trình lăng Bác vừa hoàn thành, nhà thơ có cơ hội ghé thăm lăng Hồ Chủ Tịch.

Cấu trúc văn bản

– Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ

– Mỗi khổ thơ gồm 4 câu, mỗi câu 8 chữ

– Sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm, trữ tình – nhân vật trữ tình là nhà thơ

Phân tích bài Viếng Lăng Bác

Bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương được viết trong dịp lần đầu tác giả đến thăm lăng Hồ chủ tịch

Bố cục bài Viếng Lăng Bác

Được chia làm 4 phần chính, theo thứ tự lần lượt đoạn thơ. Đây cũng là căn cứ quan trọng để đi sâu vào phân tích bài Viếng Lăng Bác:

– Đoạn 1: Khổ 1 – Cảnh bên ngoài Lăng Bác

– Đoạn 2: Khổ 2 – Cảnh đoàn người xếp hàng vào Lăng Bác

– Đoạn 3: Khổ 3 – Cảnh bên trong Lăng Bác

– Đoạn 4: Khổ 4 – Ước nguyện của nhà thơ

Phân tích bài Viếng Lăng Bác theo bố cục 4 đoạn

Trước tiên khi phân tích bài Viếng Lăng Bác chi tiết, mời bạn đọc cùng đến với phần khái quát đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

Về nội dung:

  • Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của người dân đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. 

Về nghệ thuật: 

  • Thể thơ tám chữ
  • Giọng điệu thơ trang trọng mà tha thiết
  • Nhiều hình ảnh thơ vừa chân thực, vừa đẹp lãng mạn, gợi nhiều xúc cảm
Phân tích bài Viếng Lăng Bác

Khái quát thông tin tác giả – tác phẩm bài Viếng Lăng Bác

Phân tích bài Viếng Lăng Bác khổ 1 – khung cảnh trước lăng

– “Con và Bác” là cách xưng hô ngọt ngào thân thương mang đậm tính Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu của nhà thơ đối với Bác. Câu thơ gợi nhắc về tác giả như là một người con xa nhà lâu ngày, nay trở về gặp lại người cha già của dân tộc.

– Nhan đề bài thơ dùng từ “Viếng”: có nghĩa là chia buồn với thân nhân người đã mất. Từ “Viếng” mang ý nghĩa trang trọng, thể hiện sự thành kính. Đồng thời đó cũng là lời khẳng định sự thật Bác đã ra đi. Thế nhưng vào đầu bài thơ: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Từ “thăm” ở đây lại mang nghĩa chào hỏi, thăm nom với người còn sống. Đó là lời thơ tinh tế với ngụ ý nói giảm đi, bởi mặc dù Người đã ra đi, nhưng hình bóng về Bác còn sống mãi trong trái tim con dân Việt Nam. Đây là một chi tiết đắt giá khi phân tích bài Viếng Lăng Bác, khổ thứ nhất.

– Sự xuất hiện của hình ảnh hàng tre xanh bát ngát mang ý nghĩa biểu tượng cho sức sống bền bỉ, dẻo dai của dân tộc Việt Nam. Đã từ lâu, những bóng tre vươn mình trong nắng gió đã trở thành hiện diện cao đẹp của con người nước Nam ta. Gợi nhớ về câu chuyện anh hùng thánh Gióng, một cây tre đánh tan tác giặc thù.

Kết luận: Hình ảnh trong thơ được khắc họa vừa chân thực về không gian trước lăng. Vừa chan chứa tình cảm, sự bồi hồi của người con khi đứng trước lăng Bác, nơi an nghỉ của vị cha già dân tộc kính yêu.

Phân tích bài Viếng Lăng Bác

Hình ảnh “hàng tre” vừa tả thực, vừa ẩn dụ

Phân tích bài Viếng Lăng Bác khổ 2 – khung cảnh xếp hàng vào lăng

Đoạn thơ thứ hai miêu tả cảnh đoàn người xếp hàng vào Lăng Bác.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

– Hình ảnh mặt trời thứ nhất “đi qua trên lăng” là hình ảnh tả thực, mặt trời của tự nhiên.

– “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ về Bác. Tác giả lấy hình ảnh “mặt trời trong lăng” để thể hiện sự vĩ đại của Bác Hồ trên con đường giải phóng dân tộc. Bác đã mang lại nguồn ánh sáng của tự do, độc lập, một mùa xuân mới cho dân tộc Việt Nam. Cách gọi thể hiện cho lòng tôn kính của không chỉ tác giả, mà còn là của toàn thể con dân với Người.

– Điệp từ “ngày ngày” để chúng ta hình dung về một dòng người dài vô tận đến “thăm” Bác. Đó không đơn thuần là hình ảnh tả thực cảnh người vào viếng lăng. Mà còn chất chứa nỗi niềm thương nhớ, biết ơn không bao giờ nguôi của mỗi người dân Việt hướng nhìn về phía Người.

– Cũng có thể hiểu, điệp từ “ngày ngày” ở đây như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu. Cùng tình cảm con dân kết thành vòng hoa dâng người, như là lời cầu chúc Bác được an nghỉ nơi vĩnh hằng.

Kết luận: Bốn câu thơ xen lẫn tả thực và ẩn dụ, nhịp điệu chậm rãi. Giống như đang mô phỏng nhịp điệu trang nghiêm, tiến dần từng bước của đoàn người đang đi vào lăng Bác. Chính nhịp điệu thơ cũng thể hiện phần nào những xúc động, bồi hồi sâu lắng của nhà thơ.

Phân tích bài Viếng Lăng Bác

Phân tích bài Viếng Lăng Bác khổ 2

Phân tích bài Viếng Lăng Bác khổ 3 – cảm xúc khi vào lăng

Phân tích bài Viếng Lăng Bác ở khổ thứ 3. Đó là tâm trạng của nhà thơ Viễn Phương khi bước vào trong lăng.

– Khung cảnh thanh tĩnh như ngưng kết thời gian và không gian: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

– Cả cuộc đời bác luôn đau đáu những nghĩ suy cho dân tộc. Chưa một ngày nào người có một giấc ngủ trọn vẹn cho riêng mình. Miền Nam nay cuối cùng cũng được giải phóng, đất nước ta đã giành được độc lập, mà Bác đã đi xa. Chỉ mong sao người ở đó, có một giấc ngủ bình yên, thanh thản nhất.

– Mạch cảm xúc đi từ bồi hồi, xúc động đến tiếc thương, đau xót. Hình ảnh vầng trăng gợi nghĩ đến tâm hồn thanh cao, phong thái ung dung của Bác. Không phải Bác đã đi xa, mà Người chỉ đang nằm trong một giấc ngủ bình yên. Bác vẫn ở đây cùng dân tộc mình, đồng bào mình.

– “Bầu trời xanh” được nhắc đến thể hiện cho sự trường tồn, vĩnh hằng. Cũng như Bác luôn sống mãi cùng non sông, đất nước. Bác là hiện thân trong cây cỏ, mây trời, sông nước. Mỗi bước chân đi qua đều có bóng hình Bác, đều là những công lao của Người mới có đất nước hôm nay.

– Nhịp thơ trầm lắng hẳn, có chút lắng đọng như nghẹn lại xót xa “Vẫn biết…ở trong tim…” Dường như có một nỗi niềm giằng xé trong tâm can. Nhà thơ tự an ủi rằng Bác vẫn ở đây, bên con dân mình. Nhưng nhìn di ảnh của Người, ông vẫn không ngăn được nỗi xót xa, tiếc thương khi thấy Người “trong giấc ngủ vĩnh hằng”.

Phân tích bài Viếng Lăng Bác

Phân tích bài Viếng Lăng Bác khổ 3

Phân tích bài Viếng Lăng Bác khổ 4 – ước nguyện của nhà thơ

Câu thơ bộc lộ cảm xúc chân thành, xót thương vô hạn không thể kìm nén ở phút cuối. Cảm xúc nghẹn ngào bấy lâu cuối cùng tuôn trào thành dòng lệ “Mai về Miền Nam thương trào nước mắt”.

Nhà thơ này tỏ tiếc nuối chỉ có cơ hội ngắn ngủi đến “thăm” Bác, được “tâm sự” với Bác.

Câu thơ mang ước nguyện bé nhỏ của Viễn Phương, muốn làm con chim, đóa hoa, cây tre. Thể hiện tâm trạng đầy lưu luyến, không muốn rời xa Bác.

Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật điệp ngữ 3 lần liên tiếp. Kết hợp với những biểu cảm vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Thể hiện sự quyến luyến và mong ước tha thiết không muốn rời xa Bác của nhà thơ.

Lời nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành vừa sâu sắc. Đó không chỉ là tình cảm, ước mong của cá nhân Viễn Phương. Đó là tiếng lòng của nhà thơ, cũng là của hàng triệu con người Việt Nam trong khoảnh khắc phải rời xa lăng Bác.

Phân tích bài Viếng Lăng Bác

Nội dung và nghệ thuật bài Viếng Lăng Bác – khổ 4

Một số đề phân tích bài Viếng Lăng Bác hay kèm lời giải

Đề số 1

Có ý kiến cho rằng: Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác” – Hãy làm sáng tỏ nội dung trên.

Gợi ý làm bài:

Khẳng định trên là đúng, khổ 1 bài thơ thể hiện niềm xúc động chân thành, bồi hồi khi từ miền Nam xa xôi vào thăm lăng Bác.

Dựa vào các lập luận phân tích bài Viếng Lăng Bác khổ thứ nhất. Học sinh cần lưu ý đi đôi với nội dung, cần chỉ ra cái hay của các biện pháp nghệ thuật. Nhấn mạnh vào những chi tiết thể hiện cảm xúc, tâm trạng tác giả như thán từ “Ôi!”, cách gọi “con với Bác”…

Đề số 2

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương có viết: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

Hình ảnh “mặt trời” nào là tả thực và “mặt trời” nào là ẩn dụ? Phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ đó trong việc thể hiện lòng ngưỡng mộ và biết ơn đối với Bác của tác giả?

Gợi ý làm bài:

Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời tả thực, là vầng dương của tự nhiên. Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ – chỉ Bác Hồ. Viễn Phương lấy hình ảnh “mặt trời trong lăng” để thể hiện sự vĩ đại của Bác Hồ trên con đường giải phóng đất nước. Bác chính là hào quang, là ánh sáng của dân tộc Việt Nam. Cách gọi thể hiện cho lòng tôn kính của không chỉ tác giả, mà còn là của toàn thể con dân với Người.

Hình ảnh “mặt trời tự nhiên” ngắm nhìn “mặt trời trong lăng”. Càng tô đậm sự kính trọng, sự vĩ đại của Hồ chủ tịch, người cha già kính yêu của Việt Nam.

Phân tích bài Viếng Lăng Bác

Các đề văn hay phân tích bài Viếng Lăng Bác

Đề số 3

Trình bày ý hiểu của em về ý nghĩa hình ảnh “cây tre” xuất hiện ở đầu và cuối bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương.

Gợi ý làm bài:

– Trích lại các câu thơ có hình ảnh “cây tre” trong tác phẩm

– Phân tích hình ảnh cây tre xuất hiện đầu tiên: Sự xuất hiện của hình ảnh hàng tre xanh bát ngát mang ý nghĩa biểu tượng cho sức sống bền bỉ, dẻo dai của dân tộc Việt Nam. Đã từ lâu, những bóng tre vươn mình trong nắng gió đã trở thành hiện diện cao đẹp của con người nước Nam ta. Gợi nhớ về câu chuyện anh hùng thánh Gióng, một cây tre đánh tan tác giặc thù. Bóng tre trong lăng Bác cũng là hiện diện cho hình ảnh một vị anh hùng vĩ đại của dân tộc – Hồ Chí Minh!

– Phân tích hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài thơ. “cây tre trung hiếu” là ước mơ của tác giả, là tiếng lòng của người dân Việt Nam không nỡ trước phút giây xa Bác. Muốn hóa thành cây tre kiên cường, can đảm để canh giữ giấc ngủ ngàn thu cho Bác. Cũng là biểu trưng cho sự noi gương, truyền nối lý tưởng anh hùng, lý tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại!

Đề số 4

Nhận xét về giọng điệu bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương. Cho biết giọng điệu đó được tạo nên từ những yếu tố nào. Và nó có quan hệ như thế nào với cảm xúc từ tác giả?

Hướng dẫn giải:

– Giọng điệu trong bài thơ: trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết, đau xót, tự hào. Thể hiện tâm trạng xúc động của tác giả khi vào thăm lăng Bác.

– Giọng điệu bài thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh. Thể thơ 8 chữ nhưng có đan xen những dòng thơ 7 chữ hoặc 9 chữ. Cách gieo vần bằng, vần trắc uyển chuyển, linh hoạt và chứa nhiều ngụ ý cảm xúc.

  • Những vần bằng liên tiếp diễn tả dòng cảm xúc nghẹn ngào, có khi đau buồn trầm mặc. Các vần trắc thể hiện nỗi tiếc thương, đau xót, dâng trào của tâm trạng.
  • Nhịp các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính. Vừa chan chứa một nỗi buồn khôn nguôi, khi phải chấp nhận sự thật Bác Hồ đã ra đi.
Phân tích bài Viếng Lăng Bác

Đề nghị luận văn học hay bài thơ Viếng Lăng Bác

Đề số 5

Phân tích bài Viếng Lăng Bác khổ thứ nhất và cho biết đại ý của đoạn thơ đó. Chỉ ra và nêu ý nghĩa các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn đó. Trình bày ngắn gọn mạch cảm xúc của nhà thơ. Giải thích tác dụng của từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”.

Câu 1:

– Đại ý của khổ thơ là “Cảm xúc bồi hồi của nhà thơ khi lần đầu được tới thăm lăng Bác”.

Câu 2:

– Biện pháp tu từ trong đoạn thơ: Hình ảnh ẩn dụ “cây tre”

– Tác dụng của biện pháp tu từ: Cây tre biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của nhân dân Việt Nam.

Câu 3:

– Mạch cảm xúc của nhà thơ gói gọn trong một lời thông báo: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Câu thơ ngắn gọn nhưng đã gợi ra tâm trạng xúc động của những người miền Nam. Sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ đã được ra viếng lăng Bác.

– Tác dụng của từ “thăm” và từ “giấc ngủ bình yên”. Là cách nói giảm nói tránh, thay “viếng” bằng “thăm”. Gọi sự ra đi của Bác chỉ như một giấc ngủ yên. Nói lên sự yêu thương, lòng thành kính xen lẫn sự “không nỡ”. Khó chấp nhận thực tế Bác Hồ đã mất.

Trên đây là phần Phân tích bài Viếng Lăng Bác – Những đặc sắc nội dung và nghệ thuật. Hy vọng bài viết giúp ích đắc lực cho các sĩ tử trong mùa thi đến gần. Đừng quên theo dõi Kiến Thức Tổng Hợp để cập nhật thêm các nội dung kiến thức quan trọng khác, đang được cập nhật mỗi ngày!

Phân tích bài văn khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan