Phân tích bài Chí Phèo chi tiết các tình huống đầy đủ nhất

13 Tháng Năm, 2021 0 Phạm Chinh

Phân tích bài Chí Phèo – Nam Cao để thấy được cách xây dựng nhân vật điển hìnhtình huống điển hình trong ngòi bút hiện thực phê phán của Nam Cao. Tác phẩm trở thành một khuôn mẫu tiêu chuẩn của văn học Việt Nam khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội cũ. Sau đây là phần phân tích chi tiết tác phẩm dựa trên giáo án chuẩn và tài liệu văn học Việt Nam. Mời các bạn cùng Kiến Thức Tổng hợp tìm hiểu chi tiết!

||Bài viết nổi bật:

Đôi nét về nhà văn Nam Cao

Nam Cao (1915 – 1951), ông là một trong những tên tuổi có sức ảnh hưởng lớn nhất trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông đã vượt qua giá trị khuôn khổ thời gian và thời đại. Càng về sau, thì những giá trị hiện thực, tư tưởng và nghệ thuật từ Nam Cao càng trở nên sâu sắc, thấm nhuần.

Ông là cây bút đi đầu và quan trọng nhất trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945.

Tiểu sử nhà văn Nam Cao

  • Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917 (theo giấy tờ), còn theo lời em trai Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915.
  • Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam – nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam.
  • Bút danh: Nam Cao (được lấy từ tên quê hương ghép thành).
  • Xuất thân trong gia đình công giáo
  • Cha tên Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc
  • Mẹ tên Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải
  • Lớn lên trong gia đình không mấy khá giả, ông bươn chải nhiều nghề kiếm sống. Ban đầu tiếp xúc với văn chương cũng chỉ là nghề mưu sinh.
  • Bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ những năm 1936 những mãi đến năm 1941. Khi truyện ngắn Chí Phèo ra đời (tên ban đầu là Cái lò gạch cũ) thì tên tuổi nhà văn Nam Cao mới được khẳng định trong nền nghệ thuật văn xuôi Việt Nam.
Phân tích bài Chí Phèo

Nhà văn Nam Cao và sự nghiệp sáng tác

Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao

  • Năm 1936, ông bắt đầu tham gia sự nghiệp sáng tác nhưng lúc này chưa có nhiều thành tựu lớn.
  • Năm 1941, ông ra mắt tác phẩm Chí Phèo (tên bấy giờ là Cái lò gạch cũ). Sau còn chuyển thành Đôi lứa xứng đôi cho hợp thị hiếu, đổi tên lần cuối thành Chí Phèo. Mang tên tuổi nhà văn trở thành cái tên đi đầu của văn chương hiện thực phê phán.
  • Năm 1943, ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc và là một trong những thành viên đầu tiên của tổ chức. Thời gian này, nhà văn cho ra mắt tác phẩm Đời Thừa nổi tiếng.
  • Năm 1945, Nam Cao được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền địa phương phủ Lý Nhân. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh và được phát hành trên tờ báo Tiên Phong.
  • Năm 1946, Nhà văn hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc tại Hà Nội. Sau này, ông trở vào Nam làm phóng viên, cho in ấn truyện ngắn Nỗi truân trên báo Tiên Phong. Sau ông lại về Bắc và nhận làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng ở Hà Nam
  • Năm 1947, ra mắt tác phẩm Nhật ký ở rừng, trong một lần lên Việt Bắc và làm thư ký cho tòa soạn báo Cứu quốc.
  • Năm 1948, Nam Cao chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Năm 1950, nhà văn được bầu làm Ủy viên tiêu biểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng và tham gia chiến dịch biên giới. Ông công tác tại tòa soạn tạp chí Văn nghệ.
  • Năm 1951, trong một lần công tác tại Ninh Bình, ông bị địch bắt và xử bắn.

Các tác phẩm tiêu biểu

Mặc dù nhà văn ra đi ở tuổi đời còn khá trẻ thế nhưng ông đã cống hiến và sở hữu một kho tàng văn chương đồ sộ, để lại cho nền văn học – nghệ thuật nước nhà nhiều tác phẩm đắt giá. Trong đó, nhà văn cũng tham gia sáng tác nhiều thể loại như: Kịch, tiểu thuyết, truyện ký. Nhưng tiêu biểu nhất vẫn là truyện ngắn Nam Cao.

Phân tích bài Chí Phèo

Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Nam Cao

Các tác phẩm tiêu biểu không chỉ của riêng nhà văn Nam Cao mà còn có giá trị vô cùng to lớn, trong nền  văn học hiện đại Việt Nam:

  1. Tiểu thuyết Sống mòn
  2. Truyện ngắn Đôi mắt
  3. Truyện ngắn Chí Phèo
  4. Truyện ngắn Lão Hạc
  5. Truyện ngắn Đời thừa

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

– Ông là nhà văn gắn liền với người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ, đi theo quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”.

– Mặc dù cơ duyên với nghề cầm bút chỉ bắt đầu từ nhu cầu mưu sinh nhưng hính cái thực tế nghèo nàn, “bán nghệ” ấy mà Nam Cao càng ý thức sâu sắc giữa Sống và Viết. Nam Cao rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Tất cả giới văn học không ai có thể bác bỏ rằng: Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa Văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945.

– Khi bắt đầu sáng tác, ông bị ảnh hưởng bởi trường phái văn chương lãng mạn, xa rời hiện thực. Nam Cao sớm ý thức ra thứ nghệ thuật đó là “ánh trăng lừa dối”. Sự chuyển biến trong quan điểm nghệ thuật này được thể hiện rõ nét qua tác phẩm Trăng sáng.

“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than!”.

– Cho đến tác phẩm Đời thừa (1943). Nam Cao một lần nữa khẳng định và đề cao tính thời đại – sáng tạo trong văn chương:

“Một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người”“Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

– Sau 1945, ông tham gia cách mạng và khẳng định sẵn sàng hi sinh thứ nghệ thuật cao siêu vì Dân tộc là trên hết. Ông quan niệm “Sống đã rồi hãy viết” và “Góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn“.

phân tích bài chí phèo sau khi gặp thị nở

Quan điểm văn chương

Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo

Chí Phèo (2/1941) là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao, một tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam viết về người nông dân trong xã hội cũ. 

  • Thể loại: Tự sự
  • Đề tài: Người nông dân nghèo trước Cách Mạng
  • Hoàn cảnh xã hội: Giai đoạn Việt Nam trong thời kỳ nửa thực dân nửa phong kiến. Đời sống nhân dân đói khổ cùng cực, đầy rẫy bất công, vô cùng thê lương.
  • Hoàn cảnh cảm hứng: Dựa vào những người thật, việc thật ngay tại làng quê nơi nhà văn sinh sống vào trước Cách Mạng tháng Tám.

Được biết, nhân vật Chí Phèo trung tâm của tác phẩm được lấy nguyên mẫu từ 3 người thật. Nhân vật Thị Nở được lấy cảm hứng từ 2 người trong đó có chính mợ của nhà văn. Cuối cùng là hình tượng Bá Kiến được lấy từ chính nhân vật cai quản làng bấy giờ. Mà cho đến nay, căn nhà của địa chủ được cho là nhân vật nguyên mẫu của Bá Kiến vẫn còn được lưu giữ.

Khái quát cốt truyện Chí Phèo

Phân tích bài Chí Phèo: Truyện kể về cuộc đời nhân vật mang tên Chí Phèo, đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ. Chí lớn lên như loài cỏ dại, đến ở hết gia đình này đến gia đình khác.

Năm 20 tuổi, Chí vào làm tá điền cho nhà Bá Kiến, bị lão ghen rồi bỏ tù. Sau khi ra tù, hắn biến chất từ thanh niên hiền lành thành tên ma men, “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Khi say thì chuyện ác gì cũng dám làm, trở thành tay đòi nợ thuê đắc lực cho Bá Kiến.

Trong một đêm say, Chí gặp và ân ái cùng Thị Nở. Nhận được sự chăm sóc vô điều kiện của ả, Chí khát khao cuộc sống gia đình và làm người lương thiện.

Tuy nhiên, chuyện tình Chí với Nở bị bà cô già ngăn cấm kịch liệt. Chí đâm uất ức, đau khổ đến nhà Bá Kiến giết chết lão, rồi tự tử.

Phân tích bài Chí Phèo

Giới thiệu truyện ngắn Chí Phèo

Phân tích bài Chí Phèo – giá trị nội dung và nghệ thuật

Giá trị nội dung:

  • Tố cáo xã hội phong kiến bất công, tước đoạt quyền làm người và những mong cầu đời sống cơ bản nhất của con người.
  • Ca ngợi bản chất tốt đẹp của người dân lao động ngay cả khi tưởng họ đã bị xã hội tàn bạo cướp đoạt tất cả.

Giá trị nghệ thuật:

  • Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình
  • Nghệ thuật trần thuật, kết cấu mới mẻ, linh hoạt, phóng khoáng
  • Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính
  • Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động

||Xem thêm: Cách xác định các loại phương thức biểu đạt trong văn học

Giá trị nhân đạo

  • Bản tố cáo đanh thép xã hội thực dân, phong kiến tàn bạo đã tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, chà đạp quyền sống quyền làm người của họ.
  • Niềm cảm thông, đau xót trước bi kịch cuộc đời những người nông dân như Chí Phèo trong xã hội Việt Nam.
  • Khẳng định niềm tin vào phần người, sự lương thiện trong con người dù đau khổ đến đâu cũng không chết đi. Nó chỉ có lúc bị lấn át, bị chèn ép nhưng nhất định sẽ vùng lên chiến thắng cái ác.
  • Lời cảnh báo của nhà văn về hiện thực xã hội, kết cục những con người dưới đáy xã hội không quyền lực. Dự báo về một cuộc nổi dậy của quyền con người, đứng lên và chiến đấu với cái ác. Đó là sự thể hiện quy luật tất yếu của đời sống: có áp bức sẽ có đấu tranh.
  • Thức tỉnh tầng lớp nông dân nhận ra kẻ thù thực sự của mình. Bóc lột sự gian xảo, ti tiện của giai cấp phong kiến bắt tay với bè lũ cướp nước.
phân tích bài chí phèo của nam cao

Ý nghĩa tác phẩm

Phân tích bài Chí Phèo – các tình huống truyện

Truyện ngắn Chí Phèo diễn ra với 3 tình huống bước ngoặt, tương ứng với 3 giai đoạn cuộc đời. Mà khi phân tích bài Chí Phèo, ta sẽ gặp lại một lần nữa.

  • Tình huống 1: Chí bị đưa đi ở tù, từ một người lương thiện biến thành con quỷ dữ.
  • Tình huống 2: Chí gặp được thị Nở, lần đầu tiên hắn có mơ ước, lần đầu tiên hắn khát khao được sống như bao người lương thiện bình thường.
  • Tình huống 3: Tình huống bị cự tuyệt, hắn lao vào đau khổ và phẫn uất không thể giải thoát, cuối cùng tự sát.

Đoạn trích “Chí Phèo” trong chương trình Ngữ Văn 11, tập 1 là nửa sau tác phẩm. Bao gồm 2 tình huống truyện là khi Chí gặp Nở và tình huống bị cự tuyệt quyền làm người ở cuối truyện.

||Xem thêm: Các biện pháp tu từ thường gặp trong Ngữ Văn thi THPT

Phân tích bài Chí Phèo – bi kịch tha hóa của người nông dân

Cùng tên với tác phẩm. Chí Phèo là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Đại diện cho hình ảnh người nông dân bị áp bức bóc lột trong xã hội phong kiến. Đẩy họ đến mức tha hóa về đạo đức, mất hết nhân tính và tình người. Trở thành mục tiêu lợi dụng, kiếm chác của giai cấp cầm quyền.

Cuộc đời của Chí được khắc họa qua ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Chí ở tuổi đôi mươi, là người con trai khỏe mạnh hiền lành. Đi vào làm tá điền cho nhà Lý Kiến, cuối cùng bị bắt vu oan, bỏ tù.

Giai đoạn 2: Chí về làng sau 7, 8 năm và trở thành tay sai cho Bá Kiến. Hắn lúc này đã trở nên tàn ác, “con quỷ của làng Vũ Đại”. Người ta vừa khinh mà cũng vừa sợ dính vào hắn, nên ai ai cũng phớt lờ. Chí bị người dân làng loại bỏ ra khỏi xã hội,  cơ thể và tâm hồn hắn bị tàn phá nặng nề. Đó là hiện hình của người nông dân bị xã hội áp bức đến cùng cực, phải tha hóa để giữ mạng sống.

Giai đoạn 3: Chí gặp Thị Nở, lần đầu tiên hắn nhận được sự quan tâm và chăm sóc của người khác. Hắn vui như đứa trẻ, bắt đầu biết mộng mơ về cuộc đời, nghĩ về một mái ấm riêng… Khát khao làm người lương thiện thế mà bị vùi dập bởi người dì Thị Nở. Hắn phẫn uất tìm đến nhà Lý Kiến, kẻ thù đã biến hắn thành ra như vậy. Hắn giết chết Bá Kiến, đồng thời tự kết liễu mình.

phân tích tác phẩm chí phèo nam cao

Nhận định về Chí Phèo

Phân tích nhân vật Chí Phèo trước khi ở tù

Hoàn cảnh xuất thân: Không cha không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi, như một kẻ ở đợ hết nhà này đến nhà khác. Cuộc sống cày thuê cuốc mướn để sống, không có vốn liếng cũng chẳng tiền đồ.

Chí từng mơ ước có một gia đình nhỏ, sống bằng nghề cày thuê cuốc mướn mà an cư. Đây là ước mơ rất đỗi bình thường, giản dị. Cũng cho thấy bản chất Chí là một người lương thiện, đơn thuần.

Năm 20 tuổi vào làm tá điền cho nhà Lý Kiến. Chí Phèo bị bà Ba (người vợ trẻ trung của bá Kiến) gạ gẫm, “nhờ” nắn đùi cho. Đã thế, càng lúc càng hối Chí phải “nắn cao lên”. Dưới những lời gạ gẫm của người đàn bà xinh đẹp, Chí “cảm thấy nhục chứ yêu đương gì”. Rõ ràng anh là người đàn ông có tự trọng, ý thức về nhân phẩm.

Rõ ràng, với sức khỏe, tuổi trẻ và sự lương thiện của Chí Phèo. Người thanh niên kia hoàn toàn có quyền nghĩ về ước mơ đơn thuần của mình. Xứng đáng có được cuộc sống bình yên, êm ấm như bao nhiêu người khác.

Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi đi tù về

– Nguyên nhân trực tiếp: Bị Bá Kiến ghen với chuyện “nắn bóp” cho bà Ba.

– Nguyên nhân sâu xa: Âm mưu thâm hiểm của tầng lớp cai trị mà cụ thể là Lý Kiến. Lão muốn biến Chí Phèo trở thành bè lũ tay chân, thay hắn làm chuyện ác

– Sự thay đổi đầu tiên của Chí: Do chế độ nhà tù thực dân biến Chí thành lưu manh, hình hài lẫn tính cách méo mó và quái dị. Sự coi thường, ngó lơ của dân làng Vũ Đại, coi hắn như “một con quỷ dữ” khiến Chí hoàn toàn bị cự tuyệt khỏi xã hội loài người.

– Hình hài hung tợn: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm…”

– Nhân tính méo mó: “hắn đập tan biết bao nhiêu cơ nghiệp, phá vỡ biết bao cảnh êm ấm”. Chí trở nên hung tợn, du côn, chửi bới, phá phách…

Kết luận: Chí bị đánh mất cả hình hài lẫn nhân tính. Từ một anh tá điền đơn thuần, chất phác thành con quỷ không ghê máu người. Nếu trước đây hắn là đứa trẻ mồ côi, tuy vất vưởng như cỏ dại nhưng vẫn được dân làng cưu mang, còn có ích. Nay thậm chí giao tiếp với đồng loại, hắn cũng bị khước từ. Đó là chân dung bức tranh người nông dân bị chế độ, giai cấp áp bức đến thống khổ trở nên méo mó, xộc xệch nhân hình lẫn nhân tính, bị tước đi quyền làm người.

Phân tích nhân vật Chí Phèo khi gặp Thị Nở

Phân tích bài Chí Phèo

Cuộc gặp gỡ Chí Phèo – Thị Nở

Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo với thị Nở – người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, tính tình lại dở hơi – đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời Chí. Thị đã đánh thức phần người tưởng như đã chết trong con người hắn. Đây là chi tiết mang tính bước ngoặt khi phân tích bài Chí Phèo.

– Thức tỉnh về nhận thức: Nhận ra những âm thanh của cuộc sống hàng ngày, mà chẳng bao giờ ăn để ý trước kia. Hắn nhận ra bị kịch cô độc của cuộc đời mình. Nhận thấy “cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.

– Thức tỉnh về ý thức: Hắn thèm lương thiện và mong muốn làm hòa với mọi người.

– Hình ảnh bát cháo hành hết sức độc đáo và ý nghĩa: Lần đầu tiên hắn được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.

Bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo, với nguyên nhân trực tiếp là sự phản đối từ người dì của Thị Nở.

– Nguyên nhân sâu xa: Định kiến xã hội, sự cố chấp và vô cảm đối với những người muốn trở về cuộc sống lương thiện, đại diện cho hình ảnh bà dì. Sự ngu dốt, hèn nhát không dám tự quyết định và vùng lên đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân – đại diện là Thị Nở. Thị là người đưa Chí về bến bờ hoàn lương. Chính ả là công cụ của định kiến và bất công, đẩy Chí đến bi kịch lớn nhất đời mình.

Phân tích bài Chí Phèo – ý nghĩa của cái chết

Chí Phèo chọn cái chết để bảo vệ phần người còn sót lại trong hắn. Sự ra đi của Chí mang những ý nghĩa hiện thực phê phán và giá trị nhân đạo sâu sắc:

– Đâm chết Bá kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân khi thức tỉnh về quyền sống. Thể hiện cho quy luật tất yếu: Có mâu thuẫn sẽ có đấu tranh.

– Chí tự sát là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.

Người ta nói kết thúc truyện, Chí đã chết. Thế nhưng cũng có người nói, cái chết đó là để 1 lần hắn được sống, được làm người, được sống cho ra sống.

Chí Phèo đã trở thành hình tượng điển hình, xuất hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Từ Chí Phèo nay được dùng để chỉ những người thích ăn vạ, thô bạo, hay uống rượu say và lèm bèm.

Phân tích nhân vật Bá Kiến

phân tích bài chí phèo đầy đủ

Phân tích nhân vật Bá Kiến

Phân tích bài Chí Phèo, không khó để nhận ra Bá Kiến là nhân vật chính thứ 2 của tác phẩm. Kẻ trực tiếp đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa đạo đức, lương tâm.

Trong truyện, Bá Kiến là một tên cường hào máu mặt, nhà bốn đời làm tổng lý “Uy thế nghiêng trời”.

Chân dung Bá Kiến được khắc họa mang tính điển hình cao: tiếng quát “rất sang”, “cái cười Tào Tháo”.

Hắn thao túng con người không chỉ bằng quyền lực, đồng tiền. Mà còn bởi cách “đối nhân xử thế”, thủ đoạn “mềm nắn rắn buông”.

Hắn là kẻ khôn lõi đời, biết cách dìm người ta xuống mà tay không tí “bùn”. Hắn biết cách dẫn dắt chính những kẻ mình hãm hại trở nên biết ơn với mình. Khéo léo đập bàn đòi lại 5 đồng nhưng lại đưa cho người ta 5 hào vì “thương anh túng quá”.

Chuyện Chí bị đày đi ở tù vì lòng ghen của Bá Kiến với mợ Ba đúng nhưng chưa đủ. Đằng sau cái án oan ấy là sự ngấm ngầm tán thành của Bá Kiến. Để ông ta biến Chí thành một công cụ kiếm tiền. Một tên đòi nợ máu lạnh “không sợ trời, không sợ đất”. Thứ “bản lĩnh” táo tợn, thất đức và tàn bạo mà chỉ có “nhà tù phong kiến” mới đào tạo được.

Trước Chí Phèo đã có không ít những tên tay sai làm việc cho Bá Kiến như vậy. Điều đó thể hiện rõ ràng âm mưu và cách cai trị của Bá Kiến nói riêng, của bè lũ quan sai nói chung. Hắn tạo nên một thế lực vững chãi để cai trị và bóc lột, giẫm lên vai người khác một cách rất tinh vi.

Bá Kiến là chân dung của giai cấp phong kiến, tầng lớp cai trị tàn độc, đủ tật xấu, nham hiểm.

Phân tích bài Chí Phèo – hình ảnh Làng Vũ Đại

phân tích bài chí phèo hay nhất

Làng Vũ Đại (nhà cũ của nhân vật được cho là nguyên tác của “Bá Kiến”

– Hình ảnh ngôi làng hiện lên qua câu văn “không quá hai nghìn người, xa phủ, xa tỉnh”. Được miêu tả là nằm trong thế “quần ngư tranh thực”. 

– Không gian làng Vũ Đại đồng thời là không gian nghệ thuật trong tác phẩm. Toàn bộ quá trình từ khi Chí Phèo xuất hiện, trưởng thành và trở nên tha hóa đều diễn ra tại đây.

– Làng Vũ Đại là hình ảnh phản chiếu thu nhỏ của xã hội Việt Nam chế độ xưa. Nơi mà bộc lộ sự thối nát của chế độ và sự áp bức của tầng lớp cai trị với tầng lớp dân thường nghèo khổ.

– Thoạt nghe ngôi làng này có tôn ti trật tự vô cùng nghiêm ngặt. Nhưng, tất cả điều luật đều là giai cấp thống trị đưa ra và để phục vụ giai cấp thống trị. Hoàn toàn không có thứ gọi là công bằng, nhân đạo hay tình người.

– Tầng lớp người nông dân trong xã hội thu nhỏ ở Vũ Đại vô cùng cùng cực. Họ bị đẩy vào đường cùng không lối thoát. Phải lựa chọn giữa cái chết hay sự tha hóa lương tâm vì mưu sinh.

Thông qua phân tích bài Chí Phèo. Hình ảnh làng Vũ Đại thể hiện một mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn tầng lớp vô cùng gay gắt. Cụ thể hơn là mâu thuẫn của tầng lớp nông dân và đại chúng với chính quyền phong kiến và thực dân cai trị.

Trên đây là phần Phân tích bài Chí Phèo – tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung nghệ thuật. Đồng thời phân tích hệ thống nhân vật và cách xây dựng hình tượng điển hình (Chí Phèo) tiêu biểu cho con người và xã hội Việt Nam trước Cách Mạng.

Phân tích bài văn khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan