Phân tích bài vợ chồng A Phủ – Tài liệu thi THPT QG, thi HSG 12

13 Tháng Năm, 2021 0 Phạm Chinh

Phân tích bài vợ chồng A Phủ – Tác giả, tác phẩm, hệ thống nhân vật ĐẦY ĐỦ – CHI TIẾT. Tác phẩm tiêu biểu nằm trong chương trình ngữ văn 12. Để học sinh có những kiến thức ôn tập toàn diện, Kiến Thức Tổng Hợp xin đưa ra bài phân tích tác phẩm chi tiết, mời bạn đọc tham khảo!

Bài viết nổi bật:

Nội dung bài viết

Đôi nét về nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng của Văn học Hiện đại Việt Nam. Ông cũng được biết đến là một trong những người sáng tác truyện thiếu nhi xuất sắc. Tiêu biểu có tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký mà mọi thế hệ trẻ em Việt đều yêu thích.

Tô Hoài là một nghệ sĩ đa tài, ông từng tham gia sáng tác trên nhiều thể loại và chủ đề khác nhau. Sở hữu một kho sáng tác đồ sộ với tổng cộng hớn 150 tác phẩm. Ông được mệnh danh là nhà văn của mọi lứa tuổi.

Trước khi Phân tích bài Vợ chồng A Phủ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài.

Tiểu sử nhà văn Tô Hoài

  • Tên thật: Nguyễn Sen
  • Bút danh: Tô Hoài
  • Bút danh khác: Vũ Đột Kích, Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Hồng Hoa, Phạm Hòa
  • Ngày sinh: 27 tháng 9 năm 1920
  • Ngày mất: 6 tháng 7 năm 2014
  • Quê quán: Nghĩa Đô, Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức xưa (nay là phường Nghĩa Đô, Hà Nội)
  • Thời gian tham gia sáng tác: Từ 1941 – 2006

Tô Hoài có một tuổi thơ nhiều cơ cực, bươn chải kiếm sống từ khi còn nhỏ. Ông làm đủ thứ nghề để có thể kiếm tiền, mưu sinh, phụ giúp cho gia đình. Từ dạy trẻ, bán hàng, thợ thủ công dệt lụa cho đến làm kế toán,… Có cả những thời gian thất nghiệp, không nguồn thu nhập, cuộc sống lao đao.

Thế nhưng, với tâm hồn nhạy cảm và thiên phú văn chương, Tô Hoài sớm nhận ra con đường nghệ thuật mà mình đam mê theo đuổi. Ông chính thức bước chân vào sự nghiệp sáng tác, tạo nên những kiệt tác văn học còn nguyên vẹn giá trị đến nay.

nhà văn tô Hoài

Nhà văn Tô Hoài

Các giải thưởng danh giá

Trong suốt sự nghiệp sáng tác, nhà văn Tô Hoài từng nhiều lần nhận về các giải thưởng danh giá. Tiếng tăm của ông không chỉ được công nhận trong nước, mà còn vươn lên tầm cỡ châu lục.

  • Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 cho tập Truyện Tây Bắc
  • Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 cho tiểu thuyết Quê nhà
  • Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 cho tiểu thuyết Miền Tây
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 – 1996
  • Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010

Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài

Với bề dày sáng tác và sự nghiệp văn chương đồ sộ, đa dạng của mình. Tô Hoài được mệnh danh là “bách khoa toàn thư” mà không một học giả, viện sĩ nào có thể bì kịp. 

Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng có lần thốt lên: Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc đến thế. Tôi gọi ông là Nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu”. 

Quá trình hoạt động nghệ thuật

– Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, tích cực tham gia các hoạt động kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây cũng là giai đoạn ông chính thức tập chung cho sự nghiệp sáng tác. Giai đoạn tên tuổi Tô Hoài được biết đến rộng rãi, ông giành được nhiều thành tựu văn chương xuất sắc.

– Từ sau 1945, ông làm chủ nhiệm báo “Cứu quốc”. Tô Hoài là một trong những cái tên đầu đàn trong công cuộc Nam tiến. Đồng thời cũng góp mặt trong một số chiến dịch tại mặt trận miền Nam Việt Nam. Đến năm 1946, Tô Hoài chính thức kết nạp vào Đảng.

– Năm 1950, Tô Hoài trở về công tác cho Hội Văn nghệ Việt Nam.

– Nhà văn từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như:

  • Ủy viên Đảng Đoàn
  • Phó Tổng thư ký
  • Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi
  • Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội
Tác phẩm của nhà văn tô hoài

Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký làm nổi danh tên tuổi nhà văn

Quá trình sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu

Trước Cách mạng tháng 8, Tô Hoài chủ yếu viết về các loài vật và những câu chuyện về người dân nông thôn sống trong cảnh nghèo khổ.

Tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này:

  • Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký năm 1941
  • Quê người năm 1941
  • Ổ chuột năm 1942
  • Giăng thề năm 1943
  • Nhà nghèo, Xóm giếng ngày xưa, Cỏ dại năm 1944

Sau cách mạng tháng 8, Tô Hoài có những chuyển biến mạnh mẽ về phong cách và tư tưởng sáng tác. Ông tập trung khắc họa bức tranh đời sống cơ cực của người dân Việt Nam, trước ách cai trị hà khắc và bất lương của thực dân.

Tác phẩm tiêu biểu:

  • Vợ chồng A Phủ
  • Núi cứu quốc, năm 1948
  • Truyện Tây Bắc, năm 1953
  • Mười năm, năm 1957
  • Miền Tây, năm 1967
  • Cát bụi chân ai, năm 1992
  • Ba người khác, năm 2006

Giới thiệu tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm in trong tập truyện Tây Bắc (1954), kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội giải phóng lên miền Tây Bắc 1952. Tô Hoài được gặp gỡ và tìm hiểu về con người, cuộc sống Tây Bắc. Trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho tập truyện xuất sắc này.

Phân tích bài vợ chồng A Phủ

Giới thiệu tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Tóm tắt nội dung tác phẩm

  • Truyện xoay quanh nhân vật Mị và A Phủ. Mị – một cô gái trẻ có sức sống mãnh liệt, xinh đẹp, yêu đời và mạnh mẽ. Tuy nhiên, cuộc sống bất hạnh khiến cô bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.
  • Ban đầu, Mị phản kháng mãnh liệt nhưng rồi dần trở nên tê liệt, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
  • Trong đêm tình mùa Xuân, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.
  • A phủ thấy chuyện bất bình của tên A Sử nên đã đánh nhau với hắn rồi bị bắt nạt. Bị biến thành con ở trừ nợ cho nhà thống lý.
  • Một ngày A Phủ để hổ ăn mất một con bò, anh bị trói đứng và đánh đập đến gần chết.
  • Mị trong đêm tối, đã cắt trói cho A Phủ, hai người chạy trốn đến Phiềng Sa.
  • Sau này, hai người trở thành vợ chồng rồi được giác ngộ cách mạng, làm những chiến sĩ du kích.

Bố cục phân tích bài Vợ chồng A Phủ

Phần 1: Mị và A Phủ ở nhà thống lý Pá Tra

Phần 2: Mị và A Phủ ở Phiềng Sa

Diễn biến tình tiết trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ diễn biến qua hai giai đoạn rõ rệt. Trong đó, đoạn chính xuất hiện trong sách giáo khoa 12 chính là phần 1 của truyện.

||Bài viết xem thêm:

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong phân tích bài Vợ chồng A Phủ

Nội dung khái quát trong Phân tích bài Vợ chồng A Phủ: Kể về nỗi khổ của người dân miền núi dưới sự cai trị của thực dân và thế lực cường hào ác bá. Đồng thời khắc họa sức sống mãnh liệt, quá trình đấu tranh tự giải phóng của họ.

Phân tích bài vợ chồng A Phủ

Giá trị nội dung – nghệ thuật truyện Vợ chông A Phủ

Phân tích bài Vợ chồng A Phủ – Giá trị nội dung

Giá trị hiện thực:

  • Qua phân tích bài Vợ chồng A Phủ, người đọc được chứng kiến bức tranh số phận người dân miền Tây Bắc khi sống dưới chế độ thực dân phong kiến với những hủ tục, thần tục lạc hậu và cường quyền. Một sức mạnh chi phối tuyệt đối đến vận mệnh, hạnh phúc của con người nơi đây.
  • Khắc họa chân thực và đau xót số phận những người dân nghèo khổ như Mị và A Phủ.

Giá trị nhân đạo:

  • Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đẩy người dân thành những cỗ máy, công cụ kiếm tiền – nô lệ.
  • Niềm cảm thông, đau xót của tác giả khi chứng kiến khát vọng, nhân quyền của con người bị chà đạp không thương tiếc. Mị và A Phủ phải sống cuộc đời nô lệ, không đáng giá bằng con trâu, con ngựa.
  • Ca ngợi khát vọng sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Mị bị đưa vào cuộc sống tăm tối trong căn buồng, năm tháng lặp đi lặp lại những công việc nặng nhọc như cỗ máy. Thế nhưng Mị vẫn trỗi dậy, muốn đi chơi hội Xuân, khát khao thoát khỏi cái ngục tối đời mình. Còn A phủ là người phóng khoáng, yêu đời. Dù bị bắt làm nô lệ nhưng anh không hề để mất phong thái tự do vốn có của mình.
  • Gợi mở con đường tương lai, cách thoát khỏi xiềng xích của người dân miền núi. Đó là ở nửa sau tác phẩm, Mị cùng A Phủ trốn thoát và đi theo con đường cách mạng.

Phân tích bài Vợ chồng A Phủ  – Giá trị nghệ thuật

  • Thành công xây dựng tình huống truyện cuốn hút, đặc sắc, gay cấn.
  • Cách xây dựng hình tượng nhân vật sinh động, có cá tính riêng.
  • Nghệ thuật trần thuật tài tình, hòa quyện trong giọng kể trầm lắng, đầy cảm thông.
  • Ngôn ngữ được chọn lọc, sáng tạo vừa lãng mạn vừa giàu tính tạo hình, mang đậm âm hưởng miền núi Tây Bắc.

Phân tích bài Vợ chồng A Phủ – Nhân vật Mị

Phân tích bài vợ chồng A Phủ

Phân tích nhân vật Mị

Mị vốn là cô gái có những phẩm chất tốt đẹp

+ Mị là cô gái người Mông trẻ trung, ngoại hình xinh đẹp và hồn nhiên. Cô có tài thổi lá “thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Mị khiến trong bản “có biết bao nhiêu người mê”.

+ Cô cũng từng yêu và được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của hạnh phúc đời mình.

+ Mị là người con hiếu thảo, chăm chỉ, cô cũng ý thức rất rõ về giá trị của tự do. Vì vậy mà sẵn sàng làm nương ngô vất vả, trả nợ thay cho bố chứ không muốn lấy mình gán nợ.

Mị là nạn nhân của những cường quyền và áp bức

– Cuộc sống của Mị từ khi về làm con nhà thống lý Pá Tra

  • Được nhắc đến đều là những ngôn ngữ đậm tính chất “tù nhân”.
  • Bị “cúng trình ma”, sống như người ở cho nhà A Sử, chết làm ma nhà A Sử
  • Trở thành cô con dâu gạt nợ, bị vắt sạch sức lao động: “Đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc”, bị đánh, bị phạt, bị trói, cuộc sống như địa ngục trần gian …
  • Giá trị người phụ nữ rẻ mạt đến: “Không bằng con trâu con ngựa”.

– Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau

  • Cô làm việc như một cái máy, liên tục không ngừng, lặp đi lặp lại chúng hàng ngày, hàng tháng, hàng năm…
  • Hình ảnh Mị xinh đẹp vui tươi bị thay thế bằng cả ngày gương mặt “buồn rười rượi”.
  • Cô thậm chí mất đi ý niệm về thời gian, không gian “lỗ vuông bằng bàn tay, không biết là sương hay nắng”.
  • Mị trở nên “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Câu văn khiến người ta không khỏi đau xót “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.

Phân tích bài vợ chồng A Phủ – Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị

Phân tích bài vợ chồng A Phủ

Cảnh Mị bị trói

– Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ, Mị từng có ý định ăn lá ngón vì không thể chấp nhận cuộc sống mất tự do.

– Trong đêm tình mùa Xuân, sức sống của Mị đã trỗi dậy mạnh mẽ:

  • Cô lắng nghe âm thanh cuộc sống bên ngoài, những kỉ niệm quá khứ ùa về trong tâm trí cô: “Tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình,…”
  • Mị nhẩm theo lời hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về thời thanh xuân tươi đẹp, dạt dào khát khao hạnh phúc và yêu đương.
  • Mị ý thức về sự tồn tại của chính mình “thấy phơi phới trở lại”. Khát vọng tự do, phá bỏ khỏi nhà tù vô hình trong nhà thống lý qua câu nói “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
  • Thức tỉnh ý thức đến hành động: Cô thắp sáng căn phòng tối, hành động mang tính “nổi loạn” muốn “đi chơi Tết”. Như một cách để chấm dứt sự tù đày.
  • Khi bị A Sử bắt trói, tâm hồn nàng vẫn lơ lửng theo tiếng sáo, tiếng hát tình yêu. Cho đến khi vùng dậy cô mới trở về với hiện thực.
  • Sức sống của Mị là sức sống tiềm tàng, cháy âm ỉ trong lòng những con người bị quyền lực áp chế. Họ chỉ chờ cơ hội để có thể vùng lên đầy mạnh mẽ, dứt khoát.

Phân tích tâm trạng Mị khi thấy A Phủ bị trói đứng

  • Ban đầu Mị dửng dưng vì sau đêm tình mùa Xuân bị đánh trói, cô đã trở về làm cái xác không hồn.
  • Nhìn giọt nước mắt của A Phủ, Mị chợt đồng cảm và nghĩ đến nỗi khổ của chính mình. Mị xót thương cho kiếp người bị đày đọa, cũng là xót thương cho chính mình.
  • Mị cam chịu sự hành hạ của A Sử, nhưng lại bất bình trước tội ác của cha con thống lý. Rõ ràng những chịu đựng đó không phải nhu nhược, mà tất cả vì không muốn liên lụy đến cha. Mị quyết định cởi trói cho A Phủ, để giải thoát cho A Phủ và cũng là cởi trói cho chính những ràng buộc trong Mị.
  • Cô cũng sợ cái chết, sợ nỗi khổ phải gánh chịu. Khát khao sống thôi thúc Mị chạy theo A Phủ, tìm lối ra khỏi địa ngục trần gian này.
Phân tích bài vợ chồng A Phủ

Hành động đạp đổ cường quyền

Tổng kết hình tượng nhân vật Mị sau khi phân tích bài Vợ chồng A Phủ

Cô là người con gái mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống. Hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền mà đại diện là những bè lũ thống trị miền núi.

Nghệ thuật khắc họa nhân vật:

  • Ngôn ngữ khắc họa chân thật đậm âm hưởng miền núi
  • Sử dụng lối trần thuật linh hoạt, thay đổi điểm nhìn trần thuật
  • Khắc họa thành công tâm lí nhân vật hòa quyện trong lối tả thiên nhiên sinh động

Phân tích bài Vợ chồng A Phủ – nhân vật A Phủ

Phân tích bài vợ chồng A Phủ

Hình tượng A Phủ

A Phủ với số phận đặc biệt

– Là chàng trai của miền núi nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, có cuộc sống tự do giữa rừng núi.

– A Phủ được miêu tả như một mầm sống khỏe mạnh, vượt qua những sàng lọc nghiệt ngã của tự nhiên.

– Là người con lớn lên giữa núi rừng, anh trở thành một chàng trai Mông khỏe mạnh lực lưỡng. Tô Hoài sử dụng từ ngữ miêu tả mang đậm khí khái anh hùng Tây bắc: “chạy nhanh như ngựa, biết đúc lưỡi cày, biết đục quốc, lại cày giỏi và săn bò tót rất bạo”. Có thể nói, đây là một nhân vật có cả sức và trí.

Hình tượng A Phủ là ao ước của rất nhiều cô gái trẻ miền núi.

A Phủ với tính cách đặc biệt

Anh sở hữu một tình tình gan góc từ khi mới lên mười. Một cá tính được tôi luyện bởi cuộc sống hoang dã nơi núi rừng. A Phủ trải qua cuộc sống làm thuê, ở đợ, cuộc sống vất vả cực nhọc hun đúc cho anh một tính cách mạnh mẽ, táo bạo.

A Phủ liều lĩnh dám đánh con quan (quan niệm phong kiến miền núi là một thứ con trời). Anh chỉ quan tâm đến chính nghĩa và lẽ phải chứ không nghĩ hậu quả. 

Cuộc đánh trả dứt khoát không suy nghĩ của A Phủ: chạy vụt ra, ném, lăng, xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo đạp đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp,.. Thể hiện tính cách táo bạo, mạnh mẽ của người con trai Tây Bắc.

Dù trải qua những công việc nặng nhọc: ″đốt rừng, cày nương… chăn ngựa″, ″bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng″. A Phủ vẫn là một chàng trai tự do từ chính trong tâm hồn. Anh mải mê bẫy nhím, tâm hồn phóng khoáng, hồn nhiên mà hoàn cảnh không thể tiêu diệt được.

Khi để hổ vồ mất bò, A Phủ vẫn thản nhiên không hề tỏ ra sợ hãi.

Đến khi bị trói, anh vẫn dùng hết sức vùng vẫy. Cuối cùng vẫn rơi vào tuyệt vọng, rơi nước mắt. Một con người luôn tự do lạc quan, nhưng đứng trước chế độ phong kiến bất công vẫn phải chịu cầm tù. Một lời tố cáo đanh thép đến chế độ phong kiến miền núi tàn bạo, cường quyền và thần quyền bất công.

Phân tích bài vợ chồng A Phủ

Cảnh A Phủ bị trói và được Mị cứu

Phân tích bài Vợ chồng A Phủ – hình tượng cha con nhà thống lý

Bên cạnh Phân tích Bài vợ chồng A Phủ với 2 nhân vật chính, hình ảnh cha con thống lý Pá Tra xuất hiện suốt mạch truyện mang những ý nghĩa sâu sắc. Chúng là đại diện cho cường quyền và thần quyền – thứ sức mạnh áp chế vô hình đến toàn bộ người dân miền núi. Mà đến ngay những con người mạnh mẽ, lạc quan như A Phủ và Mị cũng không thể thoát ly.

Một thống lý Pá Tra giàu có

Sự giàu có của nhà thống lý đến từ quá trình bóc lột người dân tàn khống. Đồng thời bắt tay với đồn Tây cho muối về bán nên “giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”.

Khung cảnh ăn Tết ngập trong rượu thịt, bàn này nối bàn kia. Thể hiện cuộc sống sa hoa, sung sướng “của ăn không hết”.

Hình ảnh nhà thống lý chìm đắm trong nghiện ngập, sa đọa

Tô Hoài khắc họa đậm nét cuộc sống nghiện ngập, trụy lạc bậc nhất Hồng Ngài. Đối diện với sự hưởng lạc, hao phí của nhà thống lý là đời sống lam lũ của người dân làng và nô bộc trong chính phủ ấy.

Nhà thống lý không được nhắc đến như một gia đình hào thế. Mà giống một chốn ăn chơi trác táng, nghiện ngập nhiều hơn: 

 “Trong nhà ông thống lí bày ra năm cái bàn đèn. Khối thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp”. Tiếp rồi “thống lí Pá Tra hút xong một lượt năm điếu, đến người khác hút, lại người khác hút, cứ thế…”

Tính cách độc ác, tàn nhẫn, bạo ngược

Cha con thống lý bày cách bắt Mị về gán nợ cho bằng được. Hành hạ một cô gái trẻ trở thành một cỗ máy vô tri, quanh năm chỉ biết cúi mặt làm việc, không kể đêm ngày.

Trong mắt cha con thống lý, con người còn không bằng con trâu, con bò. Khi hết giá trị hoặc khiến chúng ngứa mắt, thì sẵn sàng bắt trói, hành hạ đến chết.

Mị là vợ của A Sử trên danh nghĩa nhưng chưa từng được sống cuộc đời một phu nhân. Không phải vì cô kém cỏi, mà vốn dĩ cha con thống lý không còn lương tri. Chúng chỉ yêu thuốc phiện và tiền, mọi người trong nhà đều là con ở, công cụ kiếm lời cho cha con lão.

Phân tích bài vợ chồng A Phủ

Hình tượng cha con thống lý

Lợi dụng thần quyền để giam hãm tâm hồn con người

Những hủ tục miền núi được Tô Hoài khéo léo lồng ghép “cúng trình ma”, “đốt hương gọi ma về nhận mặt người vay nợ”…

Đức tin về thần / ma là đặc trưng văn hóa miền núi Tây Bắc. Thế nhưng cha con thống lý đã lợi dụng nó cho mục đích giam cầm con người. Hàng ngày, Mị hay nhiều người ở vẫn đi làm nương, ngoài đồng. Họ bị chà đạp đủ nhưng không ai dám bỏ chạy. Đó chính là xiềng xích thần quyền và tâm linh nên được thanh lọc.

Tổng kết: Hình ảnh cha con thống lý đại diện cho sự gian hùng, tàn nhẫn của giai cấp thống trị, sự độc ác vô nhân tính của chúng.

Trên đây là phần Phân tích bài vợ chồng A Phủ – Tác giả, tác phẩm, hệ thống nhân vật ĐẦY ĐỦ – CHI TIẾT. Nếu thấy bổ ích, đừng quên Like và Share tài liệu ôn tập bổ ích này đẻ chuẩn bị cho mùa thi cử sắp tới!

Phân tích các bài văn khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan