Phân tích bài Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam hay – tài liệu chuẩn

20 Tháng Tư, 2021 0 Phạm Chinh

Phân tích bài Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam  – Tổng hợp các chủ đề NLVH hay, mới nhất 2021! Truyện ngắn Hai đứa trẻ thuộc một trong các nội dung kiến thức trọng tâm chương trình Ngữ Văn 11. Đồng thời đây cũng là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam, được rất nhiều độc giả yêu thích, mến mộ. Thông qua các tư liệu bình luận văn học – phân tích tác phẩm. Kiến Thức Tổng Hợp xin gửi đến bạn phần phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ đầy đủ – chi tiết nhất!

Bài viết liên quan khác:

Thông tin chung về tác giả, tác phẩm

  • Thạch Lam (1910 – 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
  • Ông sinh ra và qua đời ở Hà Nội, thế nhưng thuở nhỏ ông trưởng thành ở phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương.
  • Phố huyện nghèo Cẩm Giàng đã trở thành cảm hứng và trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của Thạch Lam. Tác phẩm Hai Đứa Trẻ cũng được lấy cảm hứng nguyên mẫu từ cuộc sống ở miền quê nghèo của nhà văn thời thơ ấu.

Đôi nét về nhà văn Thạch Lam

  • Bút danh khác của Thạch Lam là Việt Sinh, ông là nhà văn đồng thời là một nhà báo.
  • Tuổi trẻ, Thạch Lam từng thi đỗ tú tài. Ông được đánh giá là con người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và cũng rất tinh tế. Điều này cũng được thể hiện trong phong cách văn học, lối viết truyện mộc mạc, nhẹ nhàng của ông.
  • Ông là một trong những cây bút tiêu biểu trong nhóm Tự lực văn đoàn. Thế nhưng, Thạch Lam sớm có tư tưởng thẩm mĩ và quan niệm văn chương theo một lối riêng. Một thứ quan niệm về văn chương rất lành mạnh và tiến bộ.
  • Thạch Lam là một trong những cây bút viết truyện ngắn tài hoa, xuất sắc.
Thạch Lam - Hai Đứa Trẻ

Nhà văn Thạch Lam

Các sáng tác chính của ông:

  • 1937 – Gió đầu mùa
  • 1938 – Nắng trong vườn
  • 1941 – Tập tiểu luận theo dòng
  • 1942 – Sợi tóc
  • 1943 – Tùy bút Hà Nội 36 phố phường,…

Phong cách sáng tác của Thạch Lam

Về đề tài sáng tác:

– Các câu chuyện của ông thường nói về cuộc sống cơ cực, bế tắc của người nông dân, thị dân nghèo. Bạn đọc có thể tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu chủ đề này trong Đói, Nhà mẹ Lê,… 

– Các khía cạnh bình thường của đời sống, như trong tập Gió lạnh đầu mùa, đứa con đầu lòng,...

– Thế giới nhân vật mà nhà văn xây dựng là lớp người nghèo khổ, cuộc sống cơ cực, bế tắc. Không gian trong truyện thường là những phố huyện nghèo, tiêu điều trong các miền quê. Hoặc tại những mảnh đất ngoại ô nghèo nàn của Hà Nội xưa. Đây cũng là những gì chúng ta thấy được khi phân tích bài Hai Đứa Trẻ – một tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam.

Lấy cảm hứng từ những mảnh đất ông đi qua và gắn bó, kể về tầng lớp thị dân với những lo toan trong nhịp sống đời thường. Tất cả tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Thạch Lam.

Thế giới nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam:

Đặc điểm tiêu biểu trong truyện ngắn Thạch Lam là không sử dụng cốt truyện hoặc cốt truyện rất ngắn trong các sáng tác của mình, xen lẫn yếu tố hiện thực và trữ tình. Nhà văn đi sâu vào phân tích thế giới nội tâm nhân vật hơn là dựng nên những tình huống truyện kịch tính, cao trào.

Thạch Lam kể về những mảnh đời vất vả, nhiều nỗi lo toan. Một bộ phận – tầng lớp đông đảo của xã hội Việt Nam bấy giờ. Bằng một tấm lòng cảm thương sâu sắc, nhân hậu. Thể hiện qua những cảm nhận tinh tế trước diễn biến tâm trạng con người. Qua đó thể hiện giá trị nhân văn – nhân đạo của tác phẩm.

Phân tích bài hai đứa trẻ

Phong cách sáng tác của Thạch lam

Giới thiệu tác phẩm Hai đứa trẻ

Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Hai Đứa Trẻ được rút từ tập “Nắng trong vườn” – xuất bản năm 1938.

Tóm tắt nội dung tác phẩm Hai đứa trẻ

Để phân tích bài Hai đứa trẻ, trước tiên học sinh cần nắm được các nội dung cơ bản, cốt truyện:

Truyện ngắn kể về số phận những con người ở vùng phố huyện nghèo. Thông qua lời kể trực tiếp của nhân vật Liên – người chị trong “Hai đứa trẻ”. Liên và An là cặp chị em sống tại một phố huyện nghèo. Với công việc hàng ngày là phụ giúp mẹ trông coi tiệm tạp hóa nhỏ.

Hai chị em từng có một cuộc sống khá đầy đủ và sung túc tại Hà Nội trước kia. Nhưng sau khi bố mất việc, cả nhà phải chuyển về quê nghèo sinh sống. 

Bên cạnh đó là sự xuất hiện rời rạc, không tỏ của những mảnh đời khác. Mẹ con nhà chị Tí bán hàng nước, gánh phở của bác Siêu, sập hát của bác Xẩm. Tất cả đều là những kiếp người nhỏ bé, vô danh, lam lũ nơi phố huyện nghèo.

Liên cũng như biết bao người ở đây, chờ đợi một chuyến tàu muộn chạy qua phố huyện. Hình ảnh chuyến tàu mang đến những âm thanh và ánh sáng mà ở đó không thể có được. Nó gợi về trong Liên quá khứ với những thức quà xanh đỏ, rực rỡ ở Hà Thành. Cũng mang đến những hy vọng về cuộc sống tươi đẹp, thoát khỏi nghèo nàn.

Phân tích bài Hai đứa trẻ

Tác phẩm Hai đứa trẻ được lấy từ tập “Nắng trong vườn”

Nội dung ý nghĩa

– Tác phẩm gợi lên được câu chuyện về cảnh đời ở nơi phố huyện nghèo – Cẩm Giàng. Là mảnh đất quê ngoại của nhà văn với rất nhiều kỷ niệm tuổi thơ.

– Hai Đứa Trẻ tiêu biểu cho phong cách kể chuyện tài hoa, vừa chân thực vừa lãng mạn của Thạch Lam. Tác phẩm là kết tích của yếu tố lãng mạn, tự sự giao duyên với trữ tình.

Phân tích bài Hai Đứa Trẻ – tóm tắt về giá trị nội dung

Nhà văn thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía, nỗi xót thương. Đối với cuộc sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối nơi vùng quê nghèo những năm trước Cách Mạng. Đồng thời thể hiện niềm trân trọng đối với khát vọng đổi đời trong họ. Cũng như là một dự cảm đầy tinh tế của nhà văn về một sự thay đổi mới. Một luồng sáng mới cho cuộc sống những con người Việt Nam nghèo khó, tăm tối.

Phân tích bài Hai Đứa trẻ – tóm tắt giá trị nghệ thuật

Không sử dụng nhiều những thủ thuật kể chuyện hay ví von, tu từ,… Nét tài tình của Thạch Lam được thể hiện trong lối tả tâm trạng vô cùng tinh tế, sâu sắc. Kết hợp với lối miêu tả quang cảnh nơi phố huyện thông qua cách tạo dựng không khí kể chuyện đặc trưng của Thạch Lam.

||Xem thêm: Cách xác định các loại phương thức biểu đạt trong văn học

Thông điệp tác phẩm

– Bày tỏ lòng thương cảm với cảnh sống nghèo khó, vô danh, vô nghĩa. Nhắc về ước mơ rất đỗi bình thường và nhỏ bé, chỉ là một đoàn tàu vụt qua trong đêm tối.

– Thể hiện cái nhìn lạc quan về con người: Họ có sự gắn bó, muốn thay đổi trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều ôm ước mơ, mong mỏi thay đổi nào đó. Cho dù nó dù rất mơ hồ, rời rạc và xa xăm. Điều đó chứng tỏ, ngày dù tàn, cảnh cũng tàn nhưng lòng và đời không tàn. Nhất là với đứa trẻ như chị em Liên, khi chặng đời của chúng còn rất dài phía trước.

Phân tích bài Hai đứa trẻ

Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm

Bố cục phân tích bài Hai đứa trẻ

Để đi sâu phân tích bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam, người ta có thể chia bố cục theo 2 cách:

Cách 1: Bố cục hai phần

  • Phần 1: Cảnh chiều tàn và tâm trạng của Liên, từ đầu đến “…cho chúng”.
  • Phần 2: Cảnh đêm tối và tâm trạng của hai chị em Liên, phần còn lại.

Cách 2: Bố cục ba phần

Phần 1: Tâm trạng của Liên trước cảnh chiều tàn, từ đầu đến “…dần về phía làng”.

Phần 2: Tâm trạng của Liên khi màn đêm buông xuống, tiếp đến “…mơ hồ không hiểu”.

Phần 3: Tâm trạng của Liên trước cảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện, phần còn lại.

Phân tích bài Hai đứa trẻ – bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo

Truyện ngắn Hai đứa trẻ khắc họa chân thực, sâu sắc cuộc sống của người dân quên Việt Nam trước cách mạng.

Phân tích bài hai đứa trẻ cảnh chiều tàn

– Âm thanh:

  • Tiếng trống thu không: Âm thanh báo hiệu khép lại một buổi chiều quê lặng lẽ, tịch mịch.
  • Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng
  • Tiếng muỗi vo ve

Thông thường, những âm thanh xuất hiện sẽ phá tan yên tĩnh và tịch mịch. Thế nhưng những âm thanh được nhắc đến này lại càng nhấn mạnh cho sự tĩnh lặng của chiều tàn. Tô điểm nhịp đi trầm mặc của thời gian, thứ âm thanh buồn bã và tẻ nhạt, quạnh hiu, xa vắng đến nao lòng.

– Hình ảnh, màu sắc:

  • “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”
  • “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”
  • Dãy tre làng đen lại, phiên chợ tàn,…

Màu sắc từ đỏ rực đến đen lại, rồi chìm dần vào bóng tối. Màn đêm chưa kịp buông xuống nhưng dường như bóng tối đã tràn đến. Ánh sáng đỏ rực xa xăm đẹp nhưng gợi buồn, chóng tàn. Đây là hình ảnh tả thực những buổi hoàng hôn ở các miền quê, vừa nên thơ, cũng man mác buồn.

Phân tích bài Hai đứa trẻ

Phân tích Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn

– Đường nét: “dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời”

Đây là bức họa đồng quê quen thuộc, mộc mạc mà rất đỗi nên thơ, gợi cảm, mang đậm cốt cách Việt Nam.

– Nhịp điệu thơ chậm rãi, giàu hình ảnh và nhạc điệu

Nhà văn Thạch Lam đã lựa chọn thời khắc ngày tàn để mở đầu cho câu chuyện người phố huyện. Những số phận khuất lấp sau ánh sáng thị thành. Cái thế giới thu nhỏ của họ dường như càng buồn bã hơn trước khi màn đêm đang buông xuống.

Phân tích bài hai đứa trẻ cảnh chợ tàn

Cảnh khu chợ tàn được miêu tả đan xen những hình ảnh về thiên nhiên trong ngày tàn

  • “Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”
  • “Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía…”

Tất cả hình ảnh đều gợi lên cảnh tượng buồn hiu hắt, tàn tạ, trống trải. Nó còn nói lên một cuộc sống nghèo khó và tù túng, không tìm thấy lối thoát.

Phân tích bài Hai đứa trẻ – hình ảnh con người lúc chiều tàn

  • “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ”. Cảnh tượng đau lòng, u buồn về những số phận dưới đáy xã hội. Những đứa trẻ vô tội, đáng thương trong cảnh lang thang, thiếu ăn. So với chị em nhà Liên, họ dù nghèo nhưng vẫn may mắn hơn rất nhiều.
  • Mẹ con chị Tí xuất hiện bên gánh hàng nước đơn sơ, vắng khách.
  • Bà cụ Thi hơi điên mua rượu lúc nửa đêm rồi khuất dần vào đêm tối. Người ta có đôi chút liên tưởng đến những hình ảnh Chị Dậu, cũng chạy trốn vào một không gian đen kịt. Hay hình ảnh tên Chí Phèo nghiện rượu, lèm bèm, lang thang khắp xóm… Tất cả đều có một điểm chung là cái nghèo, cái nghèo mang đến sự túng quẫn, bế tắc.
  • Bác Siêu gánh hàng phở – đã trở thành một thứ quà xa xỉ đối với chị em nhà Liên.
  • Gia đình bác Xẩm mù sống bằng ca nghệ, trông cậy lòng hảo tâm những người khách vãng lai.

Tất cả đều là những cảnh đời méo mó, tẻ nhạt, đơn điệu và tù túng, bị bủa vây bởi cái nghèo. Cuộc sống như vậy cứ lặp đi lặp lại, một cách quen thuộc và nhàm chán, mỗi ngày một buồn hơn.

Phân tích bài Hai đứa trẻ

Bức tranh phố huyện nghèo

Phân tích tâm trạng nhân vật “Liên” cảnh chiều tàn

  • Liên có tâm trạng buồn man mác, dịu nhẹ và gắn bó với quê hương
  • Cô cảm nhận được những mùi vị quen thuộc của quê nhà, qua mùi hương của đất
  • Chị xúc động và thương cảm với những đứa trẻ nghèo nhưng chính chị chẳng có tiền để cho chúng.
  • Liên cũng xót thương cho mẹ con chị Tí, vất vả mò cua, đêm bán nước cũng chẳng kiếm được bao nhiêu.

Câu văn đầu tiên miêu tả về tâm trạng Liên là “cô thấy lòng mình buồn man mác”. Đó là sự ảnh hưởng từ nỗi buồn hiu trong không gian chiều tà. Thế nhưng, cô cũng nhanh chóng thanh lọc tâm hồn mình bằng những rung cảm và mơ mộng. Phố huyện tuy nghèo nhưng qua cái nhìn của Liên, nó vẫn có nét đẹp riêng và nên thơ. Bởi cô đã dành cho nó một tình yêu máu thịt, tình cảm với quê nhà.

Bên cạnh đó, tác giả cũng cho thấy Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm và tinh tế. Một con người lương thiện và giàu lòng trắc ẩn. Liên thương cảm cho tất cả những phận đời nơi cô gắn bó.

Phân tích bài Hai đứa trẻ – cảnh đêm tối và đợi tàu của hai đứa trẻ

Chi tiết về cảnh đợi tàu và đoàn tàu đi qua là nội dung đắt giá trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.

Phân tích bài Hai đứa trẻ

Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu

Phân tích bài Hai đứa trẻ – nhịp sống của phố huyện khi đêm xuống

– Miêu tả sự bao trùm của bóng tối lúc đêm về, nhà văn đồng thời khắc họa từng bước đi của thời gian. Từ việc bóng tối “dần chứa đầy” trong các ngõ, rồi lại “loang ra” đến khi “tối hết cả”. Những miêu tả gợi hình màn đêm như một chất lỏng màu đen mà ông trời thả xuống phố huyện.

– Trong màn đêm đen đặc quánh, hình ảnh các phận đời ẩn hiện, mập mờ bên những ánh đèn leo lét.

– Hình ảnh cư dân phố huyện từng bước đi ra từ màn đêm, rồi lại lặng lẽ khuất dần. Khung cảnh ngày tàn nhưng người dân phố huyện vẫn đang làm việc. Phần nào hé lộ những mảnh đời nhọc nhằn, vất vả. Đó cũng là hiện thực cuộc sống của đông đảo tầng lớp nhân dân. Những người con Việt Nam ở vùng quê nghèo, những năm trước Cách Mạng.

Cảnh buồn, ảm đạm là vậy nhưng đâu đấy người ta vẫn tìm thấy những mặt tích cực. Đó là sự gắn bó, đồng cảm, ngọt bùi tình hàng xóm láng giềng. Thấp thoáng có hình ảnh bữa cơm gia đình, hay mẹ con quây quần bên nhau. Dẫu buồn tẻ, tịch mịch và vất vả, nhưng cuộc sống thông quê vẫn cho người ta một thứ cảm giác nhẹ nhõm, yên bình.

||Xem thêm: Các biện pháp tu từ thường gặp trong Ngữ Văn thi THPT

Phân tích bài Hai đứa trẻ – mối tương quan giữa ánh sáng và bóng tối

Phân tích bài Hai đứa trẻ

Sự tương phản ánh sáng – bóng tối trong Hai đứa trẻ

Khi phân tích bài Hai đứa trẻ, người ta có thể nhận ra xuyên suốt mẩu chuyện có sự tương phản – đối lập của ánh sáng và bóng tối.

Bóng tối: 

  • “Trời nhá nhem tối” đến “trời bắt đầu đêm, một đêm như nhung”…
  • “Đường phố và các ngõ con tràn ngập bóng tối, tối hết cả con đường thăm thẳm ra sống… sẫm đen hơn”.

Dường như bóng tối trở thành một thực thể đang hoạt động. Nó thâm nhập, luồn lách, bám dính mọi cảnh vật, mọi thứ nó đi qua. Dần dần, nó bao trùm rồi cứ thế nuốt chửng cả một phố huyện nghèo, chìm vào màn đêm tịch mịch.

Ánh sáng:

  • Những tia sáng được nhắc đến chỉ là những hột sáng, tia sáng, khe sáng, đốm sáng… 
  • Chúng yếu ớt và nhanh chóng lụi tàn, tỏ ra hoàn toàn thất thế trước bóng đêm.

Kết luận:

  • Bóng tối giống như cái nền trong không gian nghệ thuật của câu chuyện, không gian, con người, xã hội. Cuộc sống sinh hoạt chỉ ẩn hiện mờ mịt, bên những ngọn đèn tù mù, leo lét. Dường như sự yếu ớt của tia sáng càng làm cho bóng đêm thêm hung tợn, ghê gớm. Màn đêm tối như vượt qua giới hạn của thiên nhiên, thấm vào da thịt con người, chạm đến cả trái tim.
  • Thế nhưng, chưa bao giờ bóng tối hoàn toàn được chiếm lĩnh. Dù nguồn sáng leo lắt nhưng nó chưa từng hoàn toàn biến mất. Đó là giá trị nghệ thuật và nhân văn tiêu biểu, sẽ được làm nổi bật hơn cả khi hình ảnh đoàn tàu xuất hiện.

Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong truyện Hai đứa trẻ

Phân tích bài Hai đứa trẻ

Ước mơ của hai chị em

Đêm nào cũng vậy, cả chị em Liên và người dân phố huyện vẫn cố thức để chờ chuyến tàu muộn đi qua.

“Đoàn tàu Hà Nội” xuất hiện với những ánh đèn sáng trưng, toa hạng trên sang trọng. Nó mang theo âm thanh rộn rã của kền, mang theo ánh sáng lấp lánh, rực rỡ khác hẳn những bóng đèn quê tù mù. Đó là hình ảnh tượng trưng cho sự đối lập cuộc sống đô thành với phố huyện nghèo nơi chị em Liên.

Ý nghĩa sự xuất hiện của đoàn tàu với người dân phố huyện: Họ háo hức mong chờ tàu đến với nỗi chờ đợi thường trực. Một nỗi chờ vật chất, khát khao đổi đời, có một cuộc sống khấm khá và ấm no hơn.

Ý nghĩa cảnh đoàn đầu với chị em Liên: Đoàn tàu mang theo hơi thở Hà Thành, nó chở về những ký ức về những thức quà xanh đỏ. Gợi lại tháng ngày đầy đủ, hạnh phúc và tràn ngập ánh sáng của chị em Liên. Chuyến tàu cũng mang đến ánh sáng, cũng là ước mơ trong tương lai tươi sáng hơn của hai chị em.

Đoàn tàu mang theo khát vọng mơ hồ nhưng cay đắng. Chừng ấy con người ôm đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo nàn của họ. Nhưng vẫn phải trở về với bóng tối, với màn đêm tù túng, lặng lẽ mơ tưởng.

Thông điệp của nhà văn nhắn nhủ qua hình ảnh đoàn tàu

Sự xuất hiện của đoàn tàu chính là khoảnh khắc ngắn ngủi. Mà ánh sáng bùng lên mạnh mẽ, chiến thắng bóng tối ở phố huyện nghèo. Đây được xem là chi tiết đắt giá nhất trong truyện, thể hiện nhiều thông điệp, giá trị nhân văn sâu sắc:

– Cuộc sống dẫu còn đó những khó khăn, vất vả, bế tắc. Nhưng con người đừng bao giờ thôi khát vọng, thôi mơ ước và lạc quan về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

– Ở trong khung cảnh tàn tạ, nhưng có những tâm hồn không lụi tàn. Giống như chị em Liên, chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm…

Phân tích bài Hai đứa trẻ về ý nghĩa nhan đề

Phân tích bài Hai đứa trẻ

Ý nghĩa nhan đề Hai đứa trẻ

Phân tích bài Hai đứa trẻ từ nhan đề tác phẩm cũng góp phần quan trọng thể hiện nội dung, tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Tại sao trong chuyện, hai chị em đều có tên gọi đầy đủ. Nhưng nhà văn lại không đặt tên là “Hai chị em Liên – An” hay “Cuộc sống của chị em Liên”? 

Cách để nhan đề “Hai đứa trẻ” là cách gọi chung. Câu chuyện dường như không phải chỉ là của riêng nhân vật Liên và An. Đó là số phận chung của rất nhiều những đứa trẻ ở vùng quê nghèo. Là cuộc sống của cả một bộ phận giai cấp nghèo khổ ở Việt Nam.

Nhà văn Thạch Lam đồng thời khắc họa những tâm hồn trẻ em trong sáng, tích cực qua nhân vật “Liên”. Vừa thể hiện sự trân trọng và cảm thông sâu sắc cũng khơi dậy lòng thương, sự đồng cảm của độc giả cho một thế hệ trẻ em ở miền quê nghèo. Chúng xứng đáng được yêu thương, quan tâm và có một cuộc sống tốt đẹp hơn!

Trong tập Gió đầu mùa,Thạch Lam viết: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thể hiện sâu sắc triết lý cao cả ấy. 

Trên đây là nội dung phân tích bài Hai đứa trẻ hay – tài liệu chuẩn. Chúc các sĩ tử ôn thi dành được điểm số cao nhất! Đừng quên theo dõi Kiến thức Tổng Hợp để cập nhật những tài liệu mới – hay – bổ ích khác nhé.

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan