Phân tích bài Vợ Nhặt – Kim Lân |Bộ tài liệu thi THPT Quốc gia

13 Tháng Năm, 2021 0 Trần Diên

Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 được nhận xét là đỉnh cao của văn học phê phán hiện thực. Trong đó, tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân nổi bật như một kiệt tác nghệ thuật. Và trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, đây cũng là một trong những tác phẩm được chú ý nhiều nhất. Vì thế, kienthuctonghop.vn sẽ đưa đến bạn những phân tích bài Vợ nhặt chi tiết nhất.

Bài viết nổi bật:

Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm Vợ nhặt

Tiêu biểu cho lối văn học phê phán không thể không nhắc đến tác phẩm Vợ nhặt. Hằng năm đến kỳ thi thì tác phẩm này luôn được chú trọng đối với các bạn học sinh cuối cấp. Tuy nhiên để có thể làm tốt một bài phân tích phải hiểu rõ về tác giả tác phẩm. 

Vài nét về tác giả Kim Lân 

Nhà văn Kim Lân đã quá quen thuộc đối với những người yêu thích dòng văn học trước Cách mạng Tháng Tám. Kim Lân (1920 – 2007) tại Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, do hoàn cảnh khó khăn ông chỉ được học hết Tiểu học. Sau đó ông làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong nhưng vẫn đam mê viết văn. 

Tác phẩm Vợ Nhặt Kim Lân

Nhà văn Kim Lân khong chỉ là nhà văn còn có những vai diễn xuất sắc trong nhiều khung hình

Đến năm 1944, ông bắt đầu tham gia hội văn hóa cứu quốc. Từ đó, ông cống hiến cho hoạt động văn hóa phục vụ kháng chiến cũng như Cách mạng. Ngoài viết văn ông còn tham gia diễn kịch và đóng phim. Ông hóa thân vào nhiều nhân vật trong các bộ phim Việt Nam cũ. Vai diễn để lại nhiều ấn tượng của Kim Lân chính là hóa thân vào nhân vật lão Hạc trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”.

Những tác phẩm của Kim Lân đều là những truyện ngắn viết về cuộc sống nông thôn và người nông dân. Biệt tài của ông là miêu tả tâm lý nhân vật đầy sống động và chân thật. Ngôn ngữ văn học mang đậm màu sắc nông thôn thể hiện sự am hiểu của tác giả về phong tục làng quê Bắc Bộ.

Sơ lược về tác phẩm “Vợ nhặt” 

Vợ nhặt chính là một thiên truyện ngắn đưa tên tuổi cũng như chất văn của tác giả Kim Lân đến gần với người đọc. Cùng khám phá sơ lược về tác phẩm để hiểu hơn những gì nhà văn gửi gắm. 

Hoàn cảnh ra đời 

Truyện ngắn “Vợ nhặt” trước đây có tên là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Một tác phẩm được Kim Lân viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở. Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, tác giả đã dựa trên phần cốt truyện cũ để viết lại. Tác phẩm được in trong tập “Con chó xấu xí” xuất bản năm 1962.

phân tích bài vợ nhặt

Tác phẩm được viết lại vào năm 1954, khi hòa bình lập lại

Bố cục truyện ngắn 

Bố cục truyện ngắn sẽ được chia thành 4 phần như sau: 

– Phần 1 (từ đầu truyện đến “tự đắc với mình”): đoạn Tràng đưa người vợ nhặt ở chợ về nhà. 

– Phần 2 (đoạn tiếp đến “đẩy xe bò về”): tác giả kể lại chuyện vợ chồng Tràng gặp nhau rồi lên nghĩa vợ chồng. 

– Phần 3 (sau đó đến “nước mắt chảy ròng ròng”): tình thương của bà cụ Tứ dành cho con. 

– Phần 4 (còn lại): niềm tin hướng đến tương lai tươi sáng hơn. 

Giá trị tác phẩm 

Truyện tái hiện lại nạn đói và cuộc sống của người dân nghèo khổ năm 1945. Tràng – một thanh niên nghèo vô tình có vợ chỉ với bốn bát bánh đúc. Anh đưa vợ về giữa cảnh đói khát đang tràn về xóm ngụ cư. Truyện còn nổi bật bởi tình thương con dâu, con trai của bà cụ Tứ. Những số phận dân nghèo vẫn sáng tỏ như trăng rằm dù còn khổ và đói. 

Dù nghèo đói như thế nhưng cuộc sống vẫn hạnh phúc và có một niềm tin sắc son vào Việt Minh. Thiên truyện này đã khắc họa rõ nét cái khổ, cái nghèo của người dân trước Cách mạng. Nhưng vẫn gửi gắm những giá trị tốt đẹp về cuộc sống gia đình và tình người.

||Xem thêm: Cách xác định các loại phương thức biểu đạt trong văn học

Tìm hiểu yêu cầu phân tích 

phân tích tác phẩm vợ nhặt

Hình ảnh 3 nhân vật được phác họa

Sau khi đã hiểu rõ về tác giả cũng như tác phẩm của truyện ngắn, muốn phân tích bài Vợ Nhặt thêm sâu sắc và đầy đủ cần phải đi vào chi tiết yêu cầu của đề bài.

Phân tích yêu cầu của đề bài 

– Dạng bài: thuộc dạng phân tích tình huống truyện đã có định hướng trong tác phẩm. 

– Vấn đề đang đề cập đến: tình tiết nhặt vợ trong tác phẩm.

– Nguồn dẫn chứng và tư liệu tham khảo: hình ảnh, chi tiết, các ví dụ, câu nói… Tất cả đều trong phạm vi văn bản “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. 

Xác định hệ thống luận điểm và luận cứ trong truyện ngắn 

– Luận điểm 1: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn 

– Luận điểm 2: Tình tiết diễn ra theo tình huống truyện. 

– Luận điểm 3: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện. 

– Luận điểm 4: Đi vào phân tích nhân vật “thị” – vợ Tràng 

– Luận điểm 5: Khai thác nhân vật bà cụ Tứ từ ngoại hình đến diễn biến tâm trạng.

||Xem thêm: Các biện pháp tu từ thường gặp trong Ngữ Văn thi THPT

Hướng dẫn phân tích bài Vợ nhặt với dàn ý chi tiết 

Một tác phẩm thì có nhiều ý tứ cũng như chi tiết, nếu không có sự logic các bạn học sinh khó lòng nhớ. Dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn dàn ý chi tiết phân tích bài Vợ nhặt. Chắc chắn khi có dàn ý chính thì việc hoàn thành bài phân tích đủ ý không còn khó khăn nhiều.

Phân tích bài vợ nhặt

Vợ nhặt – thiên truyện đã nổi tiếng trong dòng văn hiện thực phê phán

Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Kim Lân như phần tìm hiểu chung đã nhắc đến. Lưu ý đề cập đến những nội dung chính như: tiểu sử, tác phẩm, phong cách nghệ thuật… 

– Giới thiệu qua về truyện ngắn “Vợ nhặt”. 

Thân bài

Ở thân bài đi vào từng luận điểm đã xác định trước đó để phân tích. Với mỗi luận điểm phải nêu được chi tiết và ý nghĩa rút ra được khi phân tích. 

1. Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện “Vợ nhặt” 

– Ý nghĩa nhan đề tác phẩm 

  • Vợ: luôn là biểu tượng cho mái ấm của mỗi gia đình hạnh phúc. Người vợ có ý nghĩa lớn lao mang trên mình một trách nhiệm cao cả hơn bao giờ hết. Chính vì thế người vợ luôn được đề cao với vai trò thiêng liêng không thể thay thế. 
  • Nhặt: Đây là một hành động bình thường thậm chí là tầm thường. Thường được dùng để ám chỉ nhặt một đồ vật bị rơi hay bị vứt bỏ.

Có thể thấy nhan đề nói rõ thực tế nhặt được vợ. Nó nêu bật hiện thực đầy đau lòng, thân phận con người bèo bọt và rẻ rúng. Đó chính là thảm cảnh trong giai đoạn nạn đói năm 1945. 

phân tích bài vợ nhặt kim lân

Giá trị văn bản ngay từ nhan đề tác phẩm

– Phân tích tình huống truyện 

Tràng – một thanh niên xấu xí, nghèo khổ ở xóm ngụ cư bỗng dưng có vợ. Hơn nữa người vợ đó không cần đến gì cả theo không anh về.

=> Đây chính là tình huống đầy bất ngờ và độc đáo mà tác giả xây dựng. Ngay cả Tràng cũng khó tin rằng hoàn cảnh của mình mà nghiễm nhiên có vợ. Chính anh cũng không tin vào điều mình đó. Sự bất ngờ đó đưa ra thắc mắc cho cả những người xung quanh và mẹ của mình. 

Có thể thấy hoàn cảnh gia đình và xã hội không ủng hộ việc Tràng có vợ. Cả anh và vợ của mình đều là những người dưới đáy của xã hội. Họ khó lòng trở thành chỗ dựa cho nhau trong thảm cảnh bấy giờ. 

2. Vẻ đẹp của nhân vật Tràng trong phân tích bài Vợ nhặt 

– Hình dáng bên ngoài 

  • Hoàn cảnh: xuất thân trong một gia đình nghèo chỉ có hai mẹ con sống cùng nhau tại xóm ngụ cư. Công việc chính của anh là làm nghề kéo xe thuê. 
  • Ngoại hình: Anh được nhà văn Kim Lân miêu tả “dáng người thô kệch, cười khềnh khệch”, “lưng như con gấu”, “quai hàm bạnh ra”. 

=> Mọi miêu tả về anh đều nổi bật xấu xí không ưa nhìn.

– Diễn biến tâm lý 

a, Cuộc gặp gỡ định mệnh dẫn đến quyết định nhặt vợ 

phân tích bài vợ nhặt của kim lân

Tràng đại diện cho người nông dân chân chất, hiền lành và chất phác

  • Lần đầu gặp mặt: anh chỉ bông đùa vài câu chứ không có tình ý đối với cô gái cùng mình đẩy xe bò. 
  • Lần thứ 2: 

+ Bị cô gái mắng nhưng Tràng lại toe toét miệng cười rồi mời “thị” đi ăn dù anh cũng nghèo. 

=> Một hành động vô cùng tốt bụng lại chân chất của người nông dân hiền lành, thân thiện. 

+ Khi cô gái quyết định theo anh về nhà khắc họa rõ tâm lý của người đàn ông. Lúc đầu Tràng có chút “chợn nghĩ” nhưng nhanh chóng khát vọng hạnh phúc lấn chiếm. Tình yêu thương của anh trỗi dậy khiến Tràng tặc lưỡi: “chậc kệ”. 

+ Tràng dẫn “thị” lên chợ để mua đồ cá nhân. 

=> Đây là một hành động rất đàn ông của anh thể hiện sự nghiêm túc và chu đáo. Dù cho nghèo khó nhưng luôn có trách nhiệm với quyết định của bản thân mình. 

b, Trên đoạn đường về nhà 

  • Sự vui sướng thể hiện qua các chi tiết “vẻ mặt có cái gì đó phớn phở”, “hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười nụ một mình”, “mắt sáng lên lấp lánh”, “cái mặt vênh lên tự đắc”. 

=> Có thể thấy niềm hạnh phúc thể hiện rõ ở khuôn mặt. Chính sự xuất hiện của tình yêu mới chớm khiến trái tim nghèo thổn thức. 

  • Tràng đã tìm mua dầu về khiến căn nhà tối tăm bao lâu nay trở lên sáng sủa lạ thường. 
phân tích bài vợ nhặt chi tiết

Trên đoạn đường về nhà diễn biến tâm lý nhân vật thay đổi liên tục

=> Có lẽ tình yêu, niềm vui có vợ đã khiến cho anh hào phóng một cách lạ thường. Tưởng như giây phút ấy anh đã quên hết đi bao nhọc nhằn cũng như mệt mỏi của cuộc đời. 

c, Về đến nhà 

  • Đầu tiên phải nói đến chi tiết Tràng xắn tay vào dọn nhà cửa rồi e thẹn thanh minh cho sự bừa bộn. Hành động đó của anh tuy có chút thể hiện sự ngượng nghịu và ngại ngùng nhưng nó toát lên sự chân thật cũng như sự mộc mạc của chàng trai. 
  • Trong lúc ngồi chờ mẹ về nhà, anh lúc nào cũng có cảm giác “sờ sợ”. Lòng tràn đầy sự thấp thỏm và lo âu trong hoàn cảnh đó. Tràng sợ người vợ khi chứng kiến sự côi cút, nghèo xơ xác của mẹ con anh sẽ bỏ mà đi. Hơn cả anh sợ niềm hạnh phúc của mình sẽ một lần nữa biến mất. 
  • Ngồi một lúc anh sốt sắng mong mẹ về để thưa chuyện. Chi tiết này cho thấy anh là một người biết trước sau, lễ nghĩa. Dù gia cảnh nghèo đói, gia đình trước hụt sau thiếu của mình. 
  • Bà cụ Tứ về đến nhà, Tràng thưa chuyện với mẹ vô cùng trịnh trọng. Thuyết phục mẹ mình với lý do là “phải duyên”, tiếp đó hồi hộp mong mẹ tác hợp. 
phân tích tác phẩm vợ nhặt dàn ý

Tràng có nhiều nỗi lo hơn người ta khi đưa Thị về ra mắt

  • Cuối cùng, khi mẹ tỏ thái độ đồng ý tác hợp thì anh thở phào, “ngực nhẹ hẳn đi”. 

d, Sáng hôm sau 

  • Đầu tiên, như những người đàn ông khi lấy vợ rồi. Anh thấy mọi thứ xung quanh mình có sự khác hẳn. Điều đó được miêu tả qua chi tiết “êm ái lửng lơ như người đi trong cõi mơ đi ra”. 
  • Không chỉ thế còn có cảm xúc “Cảm động, thấy yêu thương, gắn bó và thấy mình có trách nhiệm với gia đình này”. 

=> Với hai chi tiết đó thể hiện rõ sự thuần chất, hiền lành của Tràng. Anh là một người có tâm hồn thuần hậu, lạc quan yêu đời cũng như khát khao cuộc sống hạnh phúc. Dù cuộc sống còn nhiều ngặt nghèo nhưng một gia đình trọn vẹn là điều ước của bao người. 

Có thể thấy cuộc sống của Tràng hoàn toàn thay đổi một cách tích cực từ khi gặp Thị. Qua đây tác giả muốn ngợi ca một hình ảnh đẹp thông qua cách hành xử. Tâm hồn của họ luôn tươi sáng ngay cả trong nghịch cảnh nghèo khó. 

3. Nhân vật Thị 

– Hình dáng bên ngoài và lai lịch 

  • Chi tiết khắc họa ngoại hình “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt”, “quần áo rách như tổ đỉa”, “cái nón cà tàng che nửa khuôn mặt”, “ngực gầy xẹp lép nhô lên”
phân tích bài vợ nhặt nhân vật thị

Sự nghèo đói mang đến cho Thị vẻ ngoài chao chát, chỏng lỏn

  • Một loại chi tiết thể hiện tính cách: “chao chát”, “chỏng lỏn”, “cong cớn”, sưng sỉa, vô duyên. 
  • Những hành động đặc tả: “ăn thật nhá”, “sà xuống ăn một chặp 4 bát bánh đúc”, “ăn xong cầm đũa quẹt dọc ngang miệng”. 

=> Một loạt các chi tiết, hành động thể hiện cái đói khổ đã biến dạng ngoại hình con người. Không chỉ thế còn biến chất cả tính cách cũng như tâm hồn họ. 

– Diễn biến tâm lý nhân vật 

a, Cuộc gặp tình cờ với Tràng 

  • Nghe thấy câu hò vui tai của Tràng, Thị cùng lao đến giúp đỡ như quen biết lâu ngày. Điều ngày đã thể hiện sự hồn nhiên của người lao động nghèo khổ. 
  • Được mời ăn đã lập tức sà xuống, mắt long lanh “ăn một chặp bốn bát bánh đúc”.
  • Lúc Tràng ngỏ ý bông đùa “đằng ấy có về với tớ … cùng về”. Thị đã nghĩ là lời thật rồi đồng ý đi theo mà chẳng mảy may bận tâm. Một sự đồng ý nhanh chóng không có thông tin gì liền gật đầu. Thị cũng không cần đến sính lễ bên nhà trai. 

=> Lời đề nghị của Tràng như một cơ hội để Thị cứu vớt bản thân. Nó như một lời để cô gái này bấu víu vào mong chút sự sống trong bối cảnh đói khổ vây quanh. 

phân tích bài vợ nhặt nhân vật tràng

Chỉ với bốn bát bánh đúc Thị đồng ý về với Tràng

b, Trên đường về nhà Tràng 

  • Đi sau Tràng đầy rón rén và e thẹn.
  • Đầu hơi cúi xuống.

=> Với thân phận của mình Thị có chút ngượng ngùng 

c, Khi về đến nhà 

  • Anh Tràng nhiệt tình mời ngồi nhưng thị chỉ dám ngồi ở mớm mép giường. Hai tay vẫn ôm khư khư chiếc thúng. 

=> Phân tích bài Vợ nhặt đến đây có sự khác hẳn hình ảnh thể hiện hình ảnh đói khổ bên trên. Khi về nhà Tràng, cô nàng đã có sự ý tứ và lịch sự. Vì biết bản thân mình chưa được công nhận vị trí thực thụ trong gia đình. 

  • Khi biết bà cụ Tứ về sau khi chào hỏi xong, thị chỉ biết cúi đầu lặng lẽ. Hành động duy nhất cô nàng làm là “hai tay vân vê tà áo đã rách bợt”.

=> Qua hành động đã thấy được sự bối rối đầy ngượng ngùng của một cô gái về ra mắt. 

d, Buổi sáng hôm sau 

  • Thị dậy từ sớm để quét nhà cửa, hành động này thể hiện rõ sự siêng năng và chịu thương, chịu khó. 
  • Ở cô nàng thể hiện sự hiền hậu và mọi cử chỉ đều chuẩn mực. Đã không còn vẻ chao chát và chỏng lỏn khi gặp anh Tràng nữa. 
  • Trong bữa sáng khi ăn cháo cám, dù biết nhưng Thị vẫn điềm nhiên ăn như thường. Đó chính là thái độ nể nang trước mẹ chồng, cô dâu mới đã không muốn khiến mẹ chồng buồn thêm.
phân tích bài vợ nhặt của kim lân

Sáng sớm Thị rất ý tự dậy dọn dẹp cùng mẹ chồng

  • Kể cho mẹ chồng và Tràng câu chuyện phá kho thóc ở Thái Nguyên và Bắc Giang. Chính thị đã và đang tạo cho Tràng niềm tin về tương lai tươi sáng hơn của cả gia đình. 

Có thể thấy khi có thêm thiên chức làm vợ, Thị đã có sự thay đổi lớn về tính cách. Đã không còn là cô gái ở lần đầu gặp Tràng mà đầy khép nép, hiền hậu, ngoan ngoãn chăm lo cho gia đình. Đó chính là cái thay đổi lớn nhất của người con gái khi bước sang giai đoạn mới của cuộc đời. 

Hình ảnh đói khổ trước đó không phải con người thật của Thị. Chính sự nghèo đói khiến cho con người ta vô tình đánh rơi nhân phẩm trong một lúc nào đó. Thế nhưng bên trong là tâm hồn lương thiện, tốt tính không biến mất mãi mãi. 

4. Nhân vật bà cụ Tứ 

– Ngoại hình và hoàn cảnh nhân vật 

  • “Chậm chạp, run rẩy”, “dáng người lọng khọng”, “vừa đi vừa húng hắng ho vừa bẩm bẩm tính toán”. 

=> Với vài nét đặc tả đã hiện hữu rõ nét cơ cực, lam lũ đày long đông lận đận của người mẹ già. 

– Diễn biến tâm lý nhân vật suốt câu chuyện

a, Vừa về đến nhà 

– Chưa hình dung được câu chuyện lại thêm ngạc nhiên trước sự đon đả mời chào của đứa con trai. 

phân tích bài văn vợ nhặt

Vẻ ngoài của bà cụ Tứ đầy sự khắc khổ, cơ cực

– Bà cụ càng băn khoăn và bất ngờ trước sự xuất hiện của người phụ nữa trong nhà mình.

– khi đã hiểu rõ mọi chuyện “mắt bà nhoèn đi”, trong lòng bà vừa có sự xót xa vừa xen lẫn niềm vui. 

=> Có sự xót xa vì người mẹ thương đứa con trai phải “nhặt vợ” trong hoàn cảnh đói khát. Trong lòng bà xuất hiện sự lo lắng không biết con trai và con dâu có lo nổi cho nhau. Bên cạnh đó còn là sự thương cảm đối với người phụ nữ xa lạ kia. Tuy nhiên, ở bà vẫn ánh lên niềm vui khi đứa con mình đã có vợ và có được mái ấm gia đình riêng. 

b, Trong buổi sáng sớm 

  • Bà cùng nàng dâu mới dậy sớm chăm lo cho ngôi nhà của mình. Trên gương mặt bà xuất hiện sự đổi khác với mọi ngày “gương mặt bủm beo, u ám ngày thường rạng rỡ hẳn lên”. 
  • Trong khi cả gia đình ăn cơm, bà luôn hướng đến tương lai với đầy sự lạc quan. Dặn dò các con bảo ban nhau cùng làm ăn… 
phân tích bài vợ nhặt ngắn gọn

Trong bữa cơm bà dặn dò các con nhiều điều chỉ mong tương lai tươi sáng hơn

=> Có thể thấy trong người mẹ luôn nhen nhóm niềm tin và tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn sẽ đến. Qua chi tiết này hiện lên người mẹ nhân từ, hiền hậu và có tình thương con đầy cao quý. 

Kết bài

– Tổng kết lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 

– Đưa ra cảm nghĩ chung của bản thân sau khi phân tích bài Vợ nhặt. 

Như vậy, trong nội dung là viết trên đây đã hướng dẫn bạn phân tích bài Vợ nhặt chi tiết nhất. Đây là một tác phẩm mang nhiều ý nghĩa lớn lao và nổi bật trong dòng văn hiện thực phê phán. Hy vọng với những gì đã chia sẻ, các bạn học sinh sẽ nắm bắt cách phân tích rõ nhất. Chúc các bạn đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.

Phân tích bài văn hay khác:

Bài viết liên quan