Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – Tài liệu thi THPT, HSG

20 Tháng Tư, 2021 0 Phạm Chinh

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – Tổng hợp đề thi NLVH hay, mới nhất CÓ ĐÁP ÁN! Chiếc thuyền ngoài xa là một trong các tác phẩm tiêu biểu cho đường lối văn chương đổi mới của Nguyễn Minh Châu. Đồng thời là tác phẩm trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 12, một trong các nội dung thi THPT Quốc gia, thi HSG các cấp. Bài viết sau đây sẽ hỗ trợ bạn đọc nắm được các thông tin chi tiết, đầy đủ về tác giả, tác phẩm và các giá trị cảm thụ văn học!

Bài viết nổi bật:

Đôi nét về nhà văn Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu là cây bút có sức ảnh hưởng rất lớn đến văn học – nghệ thuật Việt Nam, giai đoạn chiến tranh và thời kỳ đầu của đổi mới. Một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Với những đóng góp to lớn của mình, ông được trao tặng nhiều giải thưởng văn học to lớn như:

  • Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm (1984 – 1989) cho toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh và người lính
  • Giải thưởng Hội nhà văn 1988 – 1989 với tập truyện “Cỏ lau”
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000
Nguyễn Minh Châu

Nhà văn Nguyễn Minh Châu

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Minh Châu

– Nguyễn Minh Châu tên cũ là Nguyễn Thí, sinh ngày 20 tháng 10, năm 1930 mất ngày 23 tháng 1, năm 1989. 

– Nguyên quán nhà văn tại xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

– Kết hôn cùng vợ là Nguyễn Thị Doanh (kết hôn 1958 – 1989)

– Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nhưng có truyền thống hiếu học cao. Ông được theo học đầy đủ, đến năm 1945 thì Tốt nghiệp Trường Kỹ nghệ Huế và đỗ bằng Thành Chung.

– Năm 1950, ông tiếp tục con đường học tập tại chuyên khoa ở trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ – Tĩnh. Trong thời gian này, ông bắt đầu đi theo tiếng gọi của Đảng – Cách mạng Việt Nam. Nguyễn Minh Châu tình nguyện gia nhập Quân đội và được đào tạo tại trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.

– 1952 – 1956, Nguyễn Minh Châu công tác và chiến đấu tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320.

– 1958, ông tiếp tục cống hiến làm việc trong quân đội và được bầu làm trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320.

– 1972, công chính thức trở thành một trong những thành viên Hội nhà văn Việt Nam.

Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

Quan điểm văn chương của Nguyễn Minh Châu

– Nguyễn Minh Châu là một nhà văn Quân đội, chiến đấu và sáng tác trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

– Sự nghiệp sáng tác của nhà văn chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1 – Trước 1975:

  • Cảm hứng sử thi, lãng mạn kết hợp với giọng điệu ngợi ca, trang trọng.
  • Nhân vật trung tâm trong các tác phẩm là hình ảnh người lính, người anh hùng trong chiến đấu.
  • Ngôn ngữ sáng tác trữ tình, lãng mạn.
  • Các tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này: Tiểu thuyết Cửa sông, Tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau, Tiểu thuyết Dấu chân người lính.

Giai đoạn 2 – Sau 1975:

  • Ông chuyển sang nội dung văn học về những cảm hứng nhân sinh, thế sự. Đi sâu vào khai thác cuộc sống con người từ góc độ đời tư.
  • Hệ thống nhân vật trung tâm là những con người trong cuộc sống mưu sinh. Kể về hành trình nhọc nhằn trên con đường tìm đến hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. 
  • Sử dụng ngôn ngữ đời thường, bình dị nhưng mang đậm tính triết luận, chính luận.
  • Các tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này: Tập truyện ngắn Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê.

Ngoài ra, Nguyễn Minh Châu còn được biết đến là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Chủ nhân của tác phẩm “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” – 1987.

Giới thiệu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

– Chiếc thuyền ngoài xa được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập truyện “Bến quê”. Sau này mới được ông đưa vào tập “Chiếc thuyền ngoài xa” năm 1988.

– Đây là một trong các tác phẩm tiêu biểu của tác giả theo phương hướng tiếp cận đời sống. Xuất phát từ góc nhìn đời tư – thế sự trong giai đoạn sáng tác của ông sau hòa bình lập lại.

– Đây cũng là tác phẩm đánh dấu sự thành công của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật.

Tóm tắt nội dung tác phẩm

Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp, có đam mê với cái đẹp và gắn bó công việc. Trong một lần được giao nhiệm vụ đến vùng biển anh đã từng chiến đấu để làm ảnh cho bộ lịch cuối năm.

Trong biển sớm mờ sương, anh đã bắt được một “cảnh đắt trời cho” – chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong màn sương. Nhưng đến khi chiếc thuyền cập bến, anh sững sờ chứng kiến một cảnh tượng người chồng đang đánh đập vợ dã man. Cậu con trai bé nhỏ vì bảo vệ mẹ mà ra tay đánh lại cha mình.

Sự việc này lặp lại trong những ngày sau đó, cuối cùng Phùng đã đứng ra can thiệp. Cùng với sự giúp đỡ của chánh án Đẩu, người bạn lính cũ của Phùng. Hy vọng lấy lại công bằng và công lý cho người đàn bà hàng chài. Thế nhưng tại phiên tòa, người đàn bà kiên quyết từ chối việc bỏ chồng. Lý do bằng những câu chuyện kể đời mình.

Tấm ảnh của Phùng sau này được chọn in ấn trên bìa lịch của năm. Nhưng mỗi lần nhìn thấy nó, anh lại thấy hiện lên trong màn sương mai màu hồng. Hình ảnh một người đàn bà lam lũ, nghèo khổ, phơi nắng phơi sương.

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – giá trị nội dung, nghệ thuật, nhân sinh

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

Các giá trị nội dung, nghệ thuật, nhân sinh

Giá trị nội dung:

Câu chuyện đem đến cho người đọc bài học về cách nhìn cuộc sống xung quanh và con người. Đó là phải nhìn nhận một cách đa diện, nhiều chiều, phải phát hiện bản chất thực sự đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng, sự việc. Không nên bị cái phù du, lộng lẫy trước mắt lừa gạt mà quên đi giá trị cốt lõi bên trong.

Giá trị nghệ thuật:

Tác phẩm có cốt truyện hấp dẫn, xây dựng các tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.

Sử dụng ngôn từ chắt lọc, các chi tiết khắc họa nhân vật đều vô cùng đắt giá, sắc sảo. Thông qua điểm nhìn trần thuật linh hoạt…

Giá trị nhân sinh:

Thông qua phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa, chúng ta có thể cảm nhận được tinh tế hơn về cuộc đời, thế giới, có những suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn hơn.

Tác giả qua đó bày tỏ lòng cảm thương sâu sắc với cuộc sống các ngư dân miền biển Nam Bộ. Lên án và tố cáo vấn nạn bạo lực gia đình, và sự cam chịu hy sinh quá mức của người phụ nữ. Phần nào đó thể hiện những bất lực của chính quyền, của tòa án pháp lý. Người chồng sẽ không bao giờ nhận ra tội lỗi của mình, nếu không đứng trước vành móng của tòa án lương tâm và tình người.

Tác phẩm cũng thể hiện triết lý nghệ thuật sâu sắc của nhà văn: Nghệ thuật phải có cái nhìn toàn diện, nghệ thuật phải đi từ hiện thực, lấy trung tâm là con người để phản ánh.

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – ý nghĩa nhan đề

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

Ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”

Ý nghĩa tả thực:

Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên xinh đẹp và cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài.

Ý nghĩa biểu tượng:

Đó là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Chiếc thuyền đó là hình ảnh có thật trong cuộc sống, là không gian sinh sống của người dân miền biển.

Không đẹp như trong tranh, cuộc sống bên trên mái chèo ấy là biết bao cơ cực. Cảnh gia đình đông con, khó kiếm ăn, cuộc đời túng quẫn làm con người ta trở nên tha hóa, cằn cỗi từ tâm hồn. Đó là hình ảnh của người chồng, biến vợ thành nạn nhân của những trận đòn. Là hiện diện của vấn nạn bạo lực gia đình từng nhức nhối trong xã hội Việt Nam.

Những cảnh tượng trần trụi, đau thương ấy, sẽ không thể nhìn thấy từ xa. Sự đơn độc của mỗi mảnh đời trên cuộc đời này. Chính sự xa cách, thiếu gần gũi là nguyên nhân cho những lầm lỡ và bế tắc.

Con thuyền lênh đênh giữa đại dương cũng là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống. Hình ảnh con thuyền ngoài xa cũng giống như cái nhìn nghệ thuật với những phù phiếm. Cái nhìn chủ quan và không thấu đáo, một cái nhìn chỉ có cảnh mà không có người. Đó là biểu tượng của thứ nghệ thuật xa vời cuộc sống. Nghệ thuật như vậy cũng như là thứ “ánh trăng lừa dối” vậy. Nghệ thuật không bao giờ được thoát ly hiện thực đời sống!

Bố cục phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

– Phần 1 – Từ đầu đến “…chiếc thuyền lưới vó đã biến mất?”: Hai phát hiện quan trọng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

– Phần 2 – Tiếp theo đến “… giữ phá”: Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện.

– Phần 3 – Còn lại: Tấm ảnh được chọn trong “Bộ lịch năm ấy”.

||Tham khảo bài viết:

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – các tình huống truyện

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa

Một trong những thành công tiêu biểu của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên hệ thống tình huống truyện đắt giá, lôi cuốn.

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – tình huống 1

Phân tích cảnh vật:

Nhân vật Phùng phát hiện được “một cảnh đắt trời cho”. Đó là hình ảnh con thuyền từ xa, dập dềnh trên bờ biển giữa ban mai tờ mờ sương.

Đó là bức họa tuyệt diệu của thiên nhiên, tạo hóa đã ban tặng cho con người.

Tác giả liên hệ nó như “Bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Từ đường nét đến ánh sáng, bố cục vô cùng hài hòa. Đó là một vẻ đẹp “đơn giản mà toàn bích”, khiến cho người ta không tiếc một mĩ từ nào để nói về nó.

Tâm trạng của Phùng trở nên “bối rối như bị bóp nghẹt trái tim, tưởng chính mình vừa khám phá ra cái chân lý của sự toàn diện”. Đó là những rung động mạnh mẽ của người nghệ sĩ khi bắt gặp được cái đẹp ngoại cảnh đầy hoàn mỹ. Cho thấy được tâm hồn rung cảm mãnh liệt trước cái đẹp của người yêu nghệ thuật.

Ông gọi tên “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là sự thể hiện cho những tác động thẩm mỹ diệu kỳ của nghệ thuật – văn chương. Nó có khả năng gột rửa, thanh lọc tâm hồn con người, phút chốc khiến Phùng cảm nhận được Chân – Thiện – Mỹ của cuộc đời.

Phân tích con người:

Hình ảnh con người trong bức tranh ngoại cảnh là “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con im phăng phắc, như tượng trên mui thuyền… đang hướng mặt vào bờ”. Với cảm nhận này của Phùng, sự xuất hiện của con người chỉ là tô điểm cho bức tranh ngoại cảnh thêm hài hòa.

Vẻ đẹp con người và cảnh biển đã mang đến cho nghệ sĩ nhiếp ảnh niềm hưng phấn nghệ thuật đặc biệt. Thế nhưng nó cũng thể hiện Phùng là một người theo quan điểm nghệ thuật duy mĩ. Anh đã vội vàng thỏa mãn với vẻ đẹp từ ngoại cảnh – hình ảnh chiếc thuyền ở ngoài xa.

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

Mâu thuẫn giữa vẻ đẹp tạo hóa với sự u ám của kiếp người trong Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – tình huống 2

Tình huống nhiếp ảnh Phùng chứng kiến cảnh tượng người chồng đánh đập vợ dã man khi chiếc thuyền cập bến.

Cảnh tượng mà Phùng nhìn thấy lúc này:

  • Lão đàn ông mặt đỏ gay, hùng hổ rút dây lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà.
  • Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục, không van xin, không bỏ chạy. Chỉ cắn răng hứng từng lượt roi hạ xuống người.

Thái độ của Phùng:

Sững sờ, kinh ngạc đến nỗi “cứ đứng há hốc mồm ra mà nhìn”. Đó là giây phút Phùng nhận ra được cuộc đời thực phía sau vẻ đẹp điền viên từ bên ngoài của nó.

Niềm tin vào cái đẹp, cái Chân – thiện – mĩ đến nỗi hoàn hảo mà anh tìm được đã bắt đầu lung lay.

Cảnh tượng bức tranh nên thơ với hiện thực trong mắt Phùng trở thành hai hình ảnh tương khắc hoàn toàn, ở trong cùng một khung hình:

  • Trái ngược với cảnh thiên nhiên đẹp đẽhành động bạo lực xấu xa của người chồng
  • Bức tranh khiến Phùng thốt lên “cái đẹp chính là đạo đức” mâu thuẫn với những hành động vũ phu, phi nhân đạo
  • Sự toàn thiện, nên thơ của phong cảnh đối lập hoàn toàn với bức tranh bạo lực về kiếp người

Ý nghĩa tình huống: Cuộc sống không bao giờ đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý. Nó tồn tại những mặt đối lập, mâu thuẫn: đẹp – xấu, thiện – ác…

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – tình huống 3

Phùng cùng với chánh án Đẩu ngạc nhiên khi người đàn bà nhất định không chịu bỏ chồng.

Lý lẽ của người vợ đưa ra: vì các con, sống cho con chứ không sống cho mình.

Những lời nói của người đàn bà chính là suy nghĩ, là lối mòn của đa số phụ nữ Việt trong xã hội cũ. Phùng và Đẩu nhận ra “cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan”.

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

Quá trình giác ngộ nghệ thuật của nhiếp ảnh Phùng

3 tình huống truyện đã khắc họa quá trình nhận thức lại của nhiếp ảnh Phùng. Cũng chính là một hóa thân của bản thân tác giả – nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trong quá trình ông giác ngộ con đường nghệ thuật đúng đắn, thay đổi từ quan điểm nghệ thuật duy mĩ đến duy tâm: Nghệ thuật đích thực phải đi từ con người, khắc họa con người và vì con người.

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – hệ thống nhân vật

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa về các hình tượng nhân vật trong truyện ngắn:

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – nhân vật Người đàn bà hàng chài

Ngoại hình: Thô kệch, thể hiện rõ những nghèo khổ và lối sống – thái độ cam chịu của người đàn bà.

Số phận phụ nữ bất hạnh:

Cuộc sống lênh đênh trên bến nước, chẳng có đêm ngày, cơ cực mà vẫn nghèo.

Chị là nạn nhân của bạo lực gia đình, bị chồng đánh đập bất cứ lúc nào “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.

Người mẹ Việt Nam thương con:

Dù cuộc sống nhiều tủi nhục, nhưng người phụ nữ hàng chài vẫn hết mực vì con, giàu lòng trắc ẩn.

Chị xin với chồng đưa lên bờ mà đánh, vì sợ con nhìn thấy.

Với chị chịu đựng những cái roi là biện pháp giúp chồng giải tỏa tâm lý. Cũng là để gìn giữ chút yên ấm, sự trọn vẹn của một gia đình.

Người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời:

Chị hiểu vị trí trụ cột, gánh vác của một người đàn ông trong gia đình vạn chài.

Chức phận của người đàn bà trên thuyền là vì con cái chứ không phải bản thân.

Chị cũng biết chắt chiu những hạnh phúc nhỏ nhoi từ cuộc sống lận đận.

Người đàn bà hàng chài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam tảo tần, bao dung, giàu đức hy sinh và vị tha.

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

Nhân vật người đàn bà hàng chài

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – người chồng

Ngoại hình: to lớn, lực lưỡng đại diện cho sức mạnh của trai tráng miền biển. Thế nhưng trên đó lại hằn in những nhọc nhằn, sương gió, không chút chải chuốt. Cho thấy một cuộc sống đói nghèo, lam lũ, nhọc nhằn, nhiều gánh nặng của người đàn ông.

Hành động bạo lực: Là hậu quả của những bế tắc, u uất do đói nghèo gây ra. Biến người chồng từng đôn hậu, hiền lành trở nên hung tợn, mất lý tính.

Người chồng là nạn nhân của cái đói nghèo và cùng cực, làm chai sạn tâm hồn và đạo đức. Nói cho cùng, đây là số phận đáng hận, đáng trách mà cũng thật đáng thương. Ông ta đánh đập vợ con, nhưng lại không lựa chọn từ bỏ gia đình. Nó nói lên phần nào đó trách nhiệm của người chồng, người cha, một phần “người” nhỏ nhoi trong chính dã tính của hắn.

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – bé Phác

Không được khắc họa quá nhiều trong câu chuyện, nhưng hình ảnh cậu bé Phác lại khiến người ta nhớ mãi. Phác là đứa trẻ vô tội, đang trong độ tuổi trưởng thành và học hỏi. Việc chứng kiến bạo lực gia đình, những đau thương và chia cách sẽ khiến cậu trở thành thế nào?

Ngay trong con người Phác, nghệ sĩ Phùng cũng nhìn thấy cả hai phần thiện và ác. Cái thiện là lòng thương mẹ, sự tâm lý của một cậu nhóc lặng lẽ lau nước mắt cho mẹ. Phần ác là hành động đánh lại chính cha mình. Dắt cả dao găm với ý định chống cự lại bố, vì bảo vệ mẹ.

Niềm tin trong trẻo và tâm hồn ngây thơ của Phác đã bị rạn vỡ. Đó là cảnh báo về sự tấn công của hoàn cảnh, môi trường, hành vi của người thân đến sự hình thành nhân cách trong trẻ nhỏ.

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

Nhân vật bé Phác

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – nhân vật Phùng

Nhiếp ảnh Phùng thuộc kiểu nhân vật tư tưởng. Phùng là hiện thân cho chính tác giả Nguyễn Minh Châu, trên con đường khai sáng đường lối văn chương – nghệ thuật.

Phùng là người nghệ sĩ tài hoa, có tâm hồn nhạy cảm, luôn khao khát và tìm kiếm chân lý nghệ thuật.

Câu chuyện người đàn bà hàng chài đã giúp Phùng nhận thức lại về giá trị của con người và đời sống. Đó là vẻ đẹp thật sự của con người ở trong cái bản thể đời thường của nó.

Nhân vật Phùng là sự gửi gắm của Nguyễn Minh Châu về quan điểm nghệ thuật – quan điểm về cái đẹp. Đừng bao giờ nhìn nhận cuộc đời một cách dễ dãi, xuôi chiều. Phải nhìn nhận mỗi sự việc trong cái bản thể của nó. Đồng thời trong mối quan hệ nhiều chiều với những mối quan hệ khác chứ không phải cảm nhận rời rạc, đơn lẻ.

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – Chánh án Đẩu

Chánh án Đẩu là đại diện của cán cân công lý. Đẩu là người có tâm hồn lương thiện, tốt bụng nhưng suy nghĩ quá xa vời thực tế. Cách xây dựng công lý của anh là dựa trên giáo điều sách vở. Khiến cho anh đứng trước cuộc sống hiện thực, trở nên nông nổi và ngây thơ.

Cũng giống như Phùng, cuộc gặp gỡ người đàn bà hàng chài khiến anh vỡ lẽ nhiều điều. Anh nhận ra nếu con người muốn thoát khỏi khổ đau, tăm tối cần có những biện pháp, hành động thiết thực chứ không chỉ là tinh thần thiện chí hay lý thuyết đẹp đẽ.

Công lý ở đây không phải là sự cào bằng, cứng nhắc theo luật lệ khuôn khổ. Công bằng phải được xem xét từ chính mong cầu của quần chúng nhân dân.

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa

Tòa án pháp luật và lương tâm trong Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – các hình ảnh biểu tượng

Bên cạnh ý nghĩa biểu tượng “chiếc thuyền ngoài xa” đã được đề cập, phân tích trong phần ý nghĩa nhan đề, phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa còn một số hình ảnh biểu tượng, mang giá trị nghệ thuật cao như:

– Chiếc xe tăng hỏng:

Là bằng chứng sống / nhân chứng lịch sử cho chiến thắng của dân tộc Việt Nam để có được độc lập lãnh thổ.

Chiến tranh bom đạn đã đi qua, nhưng còn những cuộc chiến dai dẳng đeo bám khác mà không thể đánh bại nó, con người sẽ còn sống trong lầm than. Đó là cuộc chiến với đói nghèo, lạc hậu, là những yêu cầu đổi mới chính sách và luật pháp cấp thiết để phù hợp với đời sống thực tế….

– Những tấm ảnh nghệ thuật:

Tấm ảnh xuất hiện đầu câu chuyện là cái đẹp nên thơ của ngoại cảnh.

Tấm ảnh cuối câu chuyện là cái đẹp trong cuộc sống đời thường, cái đẹp tâm điểm từ con người.

Hình ảnh người đàn bà trong bức tranh cuối cùng thể hiện một niềm tin mãnh liệt. Bão tố thiên nhiên hay sóng gió cuộc đời luôn rình rập. Thế nhưng vượt lên nghịch lý, con người vẫn vươn lên vững vàng mà sống trong tư thế chiến thắng.

Trên đây là bài phân tích bài Chiếc thuyền ngoài xa – đầy đủ, chi tiết nhất. Chúc bạn đọc và đặc biệt là các sĩ tử có được những nội dung bổ trợ hữu ích. Hiểu được những giá trị và nội dung trong tác phẩm kinh điển của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan