Cúng giao thừa là gì? Lễ Cúng giao thừa trong nhà cần những gì?

21 Tháng Một, 2021 0 Vũ Thủy

Mỗi lần Tết đến Xuân về là mỗi chúng ta đều cảm thấy háo hức. Bày mâm ngũ quả, trông nồi bánh trưng đã trở thành những nét văn hóa từ bao đời nay. Một trong những tục lệ cổ truyền được nhiều thế hệ người Việt lưu truyền đó là cúng Giao thừa trong nhà. Vậy cúng Giao thừa trong nhà cần những gì? Năm Nhâm Dần 2022 có cần lưu ý gì về mâm lễ cúng Giao thừa. Bài viết này mang đến bạn những kiến thức cơ bản nhất về việc cúng Giao thừa trong nhà.

Bài viết nổi bật:

Ý nghĩa của việc cúng Giao thừa

Đêm Giao thừa hay còn gọi là đêm trừ tịch, với ý nghĩa là dẹp bỏ hết những điều xấu trong năm để đón những điều tốt đẹp. Giờ tốt để tiến hành cúng Giao thừa đó là giờ Tý tức 12h đêm ngày 30 tháng Chạp. Theo quan niệm của người Việt, mỗi năm sẽ có một vị Phán quan, Hành khiển, Hành binh xuống cai quản ở hạ giới khác nhau. Hết một năm, các vị Hành Khiển cai quản cũ sẽ hết nhiệm vụ. Sau đó họ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới. Nghi thức cúng Giao thừa chính là buổi tiệc “tống cựu nghinh tân”. Tức là tiễn người cũ và nghênh đón các vị thần mới. Xin các thần linh phù hộ cho gia đình những điều tốt đẹp, may mắn. 

Bởi ý nghĩa hết sức quan trọng này nên việc chuẩn bị mâm cúng đầy đủ là việc làm cần thiết. Không chỉ mang ý nghĩa về việc đưa tiễn thần linh trong trời đất mà việc cúng Giao thừa còn có ý nghĩa là xóa bỏ hết những việc kém may mắn. Đồng thời, việc này còn cầu mong trong năm mới những điều tốt đẹp đến với các thành viên trong gia đình. 

cúng giao thừa trong nhà cần những gì

Cúng Giao thừa cần chuẩn bị những gì?

Theo phong tục cổ truyền, lễ cúng Giao thừa sẽ được chia thành 2 lễ chính đó là lễ cúng Giao thừa trong nhà và cúng Giao thừa ngoài trời. Cụ thể lễ cúng Giao thừa ngoài trời là nghi lễ “tống cựu nghênh tân” và cúng Giao thừa trong nhà là nghi thức cúng bái tổ tiên. Nghi thức cúng trong nhà với ý nghĩa là báo cáo tổ tiên trong năm qua gia chủ đã làm được gì, mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu trong nhà.

Mâm cúng Giao thừa cần chuẩn bị những gì?

Việc chuẩn bị mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời là việc rất quan trọng. Đặc biệt là mâm cỗ trong nhà – nơi bày lễ cúng bái tổ tiên trong thời khắc trước thềm Năm mới. Có rất nhiều người thường nhầm lẫn việc lựa chọn đồ cúng cho mâm cúng Giao thừa. Đồ cúng Giao thừa trong nhà bao gồm: 

  • – Món ăn mặn truyền thống: Bánh chứng, gà luộc, giò lụa, xôi gấc, canh miến,…
  • – Món ăn ngọt và chay: Hoa, bánh kẹo, mứt Tết, rượu/bia,…

Bên cạnh đó những đồ cúng khác như hương, đèn nến, giấy tiền, muối,cau, trầu, mũ áo,… đều là những đồ cúng không thể thiếu để dâng lên tổ tiên tỏ tấm lòng thành kính. 

Quy tắc cúng giao thừa trong nhà

Đến giờ hành lễ cúng Giao thừa, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ. Tất cả khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ cho cả gia đình được nhiều điều may mắn. Cầu an khang thịnh vượng, mong cho năm mới ai cũng khỏe mạnh và bình an.

Nghi thức cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng trang nghiêm, nề nếp. Do đó, quy tắc cúng khấn có trình tự như thế nào bạn cũng cần phải nắm rõ. Trước khi cúng khấn tổ tiên, gia chủ khấn Thổ công đầu tiên. Bởi đây là vị thần cai quản vùng đất trong nhà mình, thông thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ công ở bên trái. Thực hiện nghi thức cúng Thổ công xong thì xin phép tổ tiên được đón các vị tiền bối về nhà ăn Tết cùng con cháu. 

cúng giao thừa trong nhà gồm những gì

Cúng Giao thừa trong nhà tỏ lòng thành tâm tới các vị tổ tiên trong gia đình

Tham khảo văn khấn cúng Giao thừa trong nhà năm 2022

Để tỏ rõ tấm lòng thành kính với các vị tổ tiên trong gia đình, các gia chủ cần phải lựa chọn bài văn khấn phù hợp để khấn trong lễ cúng Giao thừa. Dưới đây là một số bài văn khấn cúng Giao thừa trong nhà 2022. Mời bạn đọc tham khảo

Bài văn khấn số 1

“Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Nam mô Đương

Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút Giao thừa năm cũ Tân Sửu với năm mới Nhâm Dần

Chúng con là :………………………………….…………………………….………

Hành canh: ………… tuổi (ví dụ: 65 tuổi)

Ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố …………………………………….., xã/phường………………………….…., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố ……………………………………………………………

Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (vái lạy 3 lần)”

lễ cúng giao thừa trong nhà gồm những gì

Văn khấn đêm Giao thừa trong nhà

Bài văn khấn số 2

“Kính lạy: 

Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Chư vị tôn thần

Táo chủ thần quân, Long mạch tôn thần

Các cụ tổ tiên nội – ngoại chư vị tiên linh

Nay phút Giao thừa giữa năm Tân Sửu 2021 và năm Nhâm Dần 2022

Gia chủ chúng con gồm: ……………………………………………………….…………Tuổi………………

Hiện ở tại số nhà …….. Đường……………………..Khu phố ……………….……….

Phường ……………………Quận……………………..………..Thành phố………………….

Phút Giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật – Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!”

Bài cúng tham khảo số 3

“Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính Lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Kính lạy Phật, Trời, Hoàng Thiên, Hậu Thổ

Kính lạy chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mùng một tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân giải trừ đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Gia chủ chúng con là:………………………………………………….

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng thiên địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. Ngôi sao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần bản xứ sự nghiệp hành thông, sở cầu như ý.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn Cáo!”

Những đặc điểm ở mâm lễ cúng Giao thừa ở 3 miền

Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hoá. Vì vậy không có gì lạ khi 3 miền của đất nước có những đặc điểm riêng trong mâm cỗ cúng Giao thừa. 

Miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Bắc thường được này biện khá tươm tất. Đặc biệt mâm cỗ cúng của người miền Bắc được tính toán rất kỹ theo số bát, đĩa đã được quy định. Cụ thể:

  • +) Số bát bao gồm: Bát móng giò, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc.
  • +) Số đĩa bao gồm: Đĩa thịt gà luộc, đĩa bánh chưng hoặc xôi gấc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.
cách bày mâm cúng giao thừa trong nhà

Mâm cỗ cúng người miền Bắc với những món ăn đặc trưng

Miền Trung

Miền Trung nắng gió, sống chủ yếu vào biển. Chính vì vậy mâm cỗ cúng Giao thừa miền Trung sẽ có thêm đĩa cá chiên hoặc đĩa ram. Trên thực tế, thành phần của mâm cỗ miền Trung có cả bánh chưng, bánh tét và cả những món ăn chính như đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, bát ninh xương măng khô,….

Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương thuộc dải đất miền Trung còn có thêm các món ăn như cuốn diếp gỏi ngó sen, chả tôm, nem lụi, xà lách gân bò,….

cách đặt gà cúng giao thừa trong nhà

Miền Trung có sự khác biệt trong mâm cỗ cúng ngày Tết

Miền Nam

Thời điểm Tết ở miền Nam thường vào thời tiết nắng nóng. Chính vì vậy, món ăn ngày Tết ở miền Nam khác biệt hoàn toàn với miền Bắc. Mâm cúng ngày Tết sẽ có bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm. Canh măng nấu, canh khổ qua, thịt kho trứng, đĩa gỏi tôm khô, đĩa nem, đĩa chả giò,…

Có thể thấy được mâm cỗ ngày Tết thật đặc biệt và đa dạng. Mỗi miền của đất nước, ta lại thấy những điều khác biệt nhưng vẫn có điểm chung là nhớ về cội nguồn dân tộc, nhớ về ngày Tết cổ truyền. Ý nghĩa của việc cúng Giao thừa còn hơn thế. Nó vừa thể hiện được văn hoá tâm linh trong đời sống tinh thần của con người vừa là dịp để gia đình được đoàn viên, sum vầy. 

mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì

Người miền Nam chọn canh khổ qua là món canh trong mâm cỗ Tết

Lưu ý khi cúng Giao thừa trong nhà 

Mâm cúng Giao thừa cần được chuẩn bị tươm tất không nhất thiết phải đầy đủ như yêu cầu. Nhưng không vì thế mà được phép sơ sài. Tùy từng phong tục mỗi vùng miền mà việc sắm sửa mâm lễ theo tập tục của địa phương. Những điều cơ bản cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo,…

Khoảnh khắc Giao thừa vừa qua, chính là thời khắc Năm mới vừa đến. Trong quan niệm của người Việt, nhất thiết những việc làm này nên kiêng trong ngày Tết. Cụ thể như:

  • – Không khí gia đình hòa thuận, nên tránh cãi vã gây mất đoàn kết gia đình.
  • – Không xảy ra đổ vỡ, xô xát. Tránh tiếng động lớn như vỡ đĩa bát, cốc chén,…
  • – Kiêng không soi gương vào đêm Giao thừa bởi người ta quan niệm, nếu soi gương sẽ nhìn thấy ma quỷ, mang vận đen đeo bám.
mâm cúng giao thừa trong nhà

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết

Cách bày gà luộc cúng Giao thừa

Gà là đồ cúng không thể nào thiếu trong mỗi mâm cúng Giao thừa trong nhà của các gia đình. Để bày gà luộc thật đẹp mắt và tỏ lòng thành tâm với tổ tiên, gia chủ cần lưu ý một số điều sau:

  • – Cách chọn gà cúng: Gà cúng nên chọn loại gà trống tơ, mào đỏ tươi, nhú đều nhau. Con gà trống khỏe là con gà có lông mượt, ức đầy. Bấm nhẹ phía dưới ức thấy xương mềm.
  • – Cách luộc gà ngon: Để gà cúng ngon bạn nên cho hành tím, muối và gừng vào nước luộc gà. Luộc gà theo cách này sẽ giúp thịt gà thơm, ngon hơn.
  • – Khi bày gà cúng, để đẹp mắt hơn bạn có thể dùng nghệ pha cùng mỡ gà và quét lên lớp da gà để cúng.

Có thể nói Giao thừa là thời khắc thiêng liêng trong suốt một năm vất vả. Đây là thời điểm người Việt thể hiện sự biết ơn, nhớ về ngày Tết cổ truyền dân tộc. Cúng giao thừa trong nhà đã trở thành nét văn hóa truyền thống từ bao đời. Thông qua bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn biết cách chuẩn bị mâm cúng Giao thừa trong nhà gồm những gì? Cùng với đó là những bài văn khấn Giao thừa để bạn tham khảo.

Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan