Bảng Đơn Vị Đo Độ Dài Và Khối Lượng Đầy Đủ Dễ Học

21 Tháng Chín, 2021 0 Thu Trà

Bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng là một trong những đơn vị kiến thức bắt buộc phải học, phải ghi nhớ ở trong cấp học phổ thông. Tất cả mọi người đều phải nắm chắc các cách quy đổi thì mới có thể vượt qua các bài thi thành công. Ngoài học để thi, việc nắm được đơn vị đo độ dài và khối lượng cũng có tính ứng dụng rất cao trong thực tế.

Bảng đơn vị đo độ dài chi tiết

Trước khi bước vào thực hành đổi đơn vị đo độ dài, chúng ta cần nắm chắc khái niệm của bảng đơn vị đo độ dài chi tiết.

Đơn vị đo chiều dài là gì?

bảng đơn vị đo độ dài

Đơn vị đo độ dài thường để xác định khoảng cách giữa hai điểm

Đơn vị đo chiều dài là một trong những đại lượng toán học. Nó cùng để giúp người ta ước được khoảng cách của hai điểm cố định trong thực tế. Đơn vị đo độ dài sẽ có những quy ước nhất định, có một chiều dài được lấy làm chuẩn để từ đó mọi người dựa vào căn mốc so sánh.

Độ dài trong thực tế được định nghĩa là khoảng cách giữa hai điểm khác nhau nằm trên cùng một đường thẳng. Lấy đơn vị đo độ dài để so sánh về độ lớn giữa nhiều điểm khác nhau.

Bảng đơn vị đo độ dài quốc tế

Trong chương trình toán tiểu học, bảng đơn vị đo độ dài quốc tế sẽ có các đơn vị đo cơ bản như:

  • đề-xi-mét (dm),
  • xen-ti-mét (cm),
  • mét (m),
  • mi-li-mét (mm).

Xếp từ lớn tới nhỏ thì gồm có 7 đơn vị: km, hm, dam, m, dm, cm, mm. Mỗi đơn vị hơn kém nhau 10 lần. Để có thể nhớ nhanh, nhớ lâu cách đổi đơn vị đo độ dài đòi hỏi người đổi phải nắm rõ quy luật, bản chất của các đơn vị. Khi đã nắm được rõ nhất bản chất của việc đổi đơn vị thì việc triển khai sẽ trở nên đơn giản hơn.

Khi đổi đơn vị đo độ dài từ lớn sang nhỏ kế cận thì ta nhân số đó với 10, ngược khi ta đổi đơn vị đo độ dài từ nhỏ sang lớn kế cận thì ta chia số đó cho 10.

các đơn vị đo độ dài

Mẹo đổi đơn vị độ dài siêu dễ nhớ

Ngoài các đơn vị đo phổ biến học ở cấp tiểu học thì ta có các đơn vị đo như sau:

Xênnamét, Yôtamét, Têramét, Gigamét, Mêgamét, Zêtamét, Êxamét, Pêtamét, Kilômét, Héctômét, Đềcamét, Milimét, Micrômét, Nanômét, Picômét, Mét, Đêximét, Xăngtimét, Femtômét, Atômét, Zéptômét, Yóctômét.

Đơn vị đo độ dài trong thiên văn học

Những đơn vị mà chúng tôi vừa liệt kê phía trên là đơn vị đo độ dài trong cuộc sống. Nếu ở khoảng cách xa hơn, chúng ta có độ dài trong thiên văn học. Đơn vị đo thiên văn học:

  • Đơn vị thiên văn (AU) (149 gigamét)
  • Năm ánh sáng (9,46 pêtamét)
  • Phút ánh sáng (18 gigamét)
  • Giây ánh sáng (300 mêgamét)
  • Parsec (pc) (30,8 pêtamét)
  • Kilôparsec (k p c)
  • Mêgaparsec (M p c)
  • Gigaparsec (G p c)
  • Teraparsec (T p c) 

Đơn vị đo độ dài trong vật lý

Bảng độ dài cũng có trong vật lý với đơn vị như sau:

  • Bán kính Bohr
  • Độ dài Planck
  • Fermi (fm) (1 femtômét)
  • Angstrom (Å) (100 picômét)
  • Micrôn (1 micrômét)

Đơn vị đo độ dài cổ của người Việt

Ngày xưa, khi đơn vị đo độ dài quốc tế chưa phổ cập tại Việt Nam thì chúng ta thường dùng các đơn vị cổ để đo độ dài. Cụ thể các đơn vị gồm có: Dặm, Mẫu, Lý, Sải, Thước (1 mét), Tấc (1/10 thước), Phân (1/10 tấc), Li (1/10 phân),…

Đơn vị đo độ dài trong hàng hải

Đơn vị đo độ dài trong hàng hải biển thường là Hải lý (1852 mét)

Đơn vị đo độ dài trong hệ đo lường Anh Mỹ

Tại nước Anh, ngoài việc sử dụng đơn vị đo lường quốc tế thì họ còn dùng thêm hệ đo lường độ dài riêng. Cụ thể là:

  • Inch (1inch khoảng 2,54 xăngtimét)
  • Foot hay ft (1 ft khoảng 0.3048 mét)
  • Yard hay yd(1yd khoảng 0,9144 mét)
  • Mile/Dặm Anh (bằng 1609 mét)

Bảng đơn vị đo khối lượng chi tiết

Ngoài việc nắm vững bảng đo độ dài thì chúng ta cần nắm vững việc đo khối lượng của một vật. Việc nắm được khối lượng giúp chúng ta dễ dàng ước lượng khối lượng, trọng lượng của một vật. 

Khối lượng là lượng chất có chứa trong một vật thể, khối lượng thường được đo bằng cân. Thường hiện nay người ta sử dụng cân để đo khối lượng vật thể, đơn vị của cân thường là kg (ki-lô-gam). Đây cũng là đơn vị dễ nhớ, phổ biến nhất.

Bảng đơn vị đo khối lượng quốc tế

Theo đơn vị đo lường quốc tế, bảng đơn vị đo khối lượng gồm có:

Tấn, Tạ, Yến, Ki-lô-gam (kg), Héc-tô-gam (hg), Đề-ca-gam (dag), Gam (g).

các đơn vị đo khối lượng

Bảng đơn vị đo khối lượng

Quy đổi đơn vị đo khối lượng quốc tế

Chúng ta có thể lấy ví dụ đơn giản và căn bản về các đơn vị đo khối lượng quốc tế, để thấy rõ mối tương quan giữa các đơn vị này như sau:

  • 1 lạng sẽ bằng bao nhiêu kg?
  • 1 lạng = 1/10 cân (tức 1/10kg).
  • 1 lạng sẽ bằng bao nhiêu gam?
  • 1 lạng = 1/10kg mà 1kg = 1000g nên 1 lạng = 100g.
  • 1 cân sẽ bằng bao nhiêu kg?
  • 1 cân = 1kg = 0.1 yến = 0.01 tạ = 0.001 tấn.
  • 1 cân sẽ bằng bao nhiêu lạng?
  • 1 cân = 10 lạng.
  • 1 cân sẽ bằng bao nhiêu gam?
  • 1 cân = 1kg = 1000 gam.

Bảng đơn vị đo khối lượng khác

Ngoài các đơn vị đo khối lượng quốc tế mà chúng ta thấy ở trên thì ở nhiều quốc gia phương Tây, người ta còn sử dụng một số đơn vị đo khối lượng khác. Cụ thể:

  • Đơn vị Pound: 1 pound được quy đổi bằng 0.45359237kg bằng 453.5g.
  • Đơn vị Ounce: 1 ounce được quy đổi bằng 0.02835kg bằng 28.350g.

Đơn vị Carat: Đây là đơn vị thường được sử dụng để đo và ước lượng khối lượng của những loại đá quý, hột xoàn như: kim cương, đá cẩm thạch, đá ruby,… Khi đó ta tính: 1 carat bằng 0.2g và bằng 0.0002kg.

Đơn vị Centigram, Milligram: Đây là đơn vị đo khối lượng cực kỳ nhỏ. Dùng để đo khối lượng các vật trong phòng thí nghiệm, các vật cần tỉ mỉ.

Ta tính quy đổi: 1g = 100 centigram = 1000 milligram.

Đơn vị Microgam (µg) và Nanogam (ng): Đây là đơn vị đo và ước lượng khối lượng siêu nhỏ, ở dạng nguyên tử, phân tử, hạt vật chất. Trong đó: 1 µg = 0.000001g & 1 ng = 0.000000009g.

||Tham khảo: Bảng Đơn Vị Đo Thể Tích Lít Chi Tiết, Quy Đổi Giữa Các Đơn Vị

Làm sao để quy đổi các đơn vị đo độ dài, khối lượng dễ nhớ nhất?

Với nhiều người, nhất là học sinh mới tiếp xúc với bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng thường khá bỡ ngỡ, chưa biết làm sao có thể nhớ các đơn vị đo khối lượng. Khi cần đổi lại cần phải lôi sách vở ra nghiên cứu lại.

Muốn quy đổi tốt, người học cần phải nắm chắc các nguyên tắc quy đổi và nắm chắc thứ tự giữa các đơn vị tính khối lượng. Điều này sẽ giúp bạn quy đổi một cách nhanh chóng nhất có thể. Bật mí với bạn, có thể xây dựng các thang quy đổi, các mốc quy đổi và ghi nhớ chúng, khi cần chỉ cần lần theo mốc quy đổi là bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng quy đổi được các đơn vị độ dài, khối lượng nhanh nhất có thể.

Bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng được xây dựng trên cơ sở toán học, được nghiên cứu, thống nhất giữa các nhà khoa học tới từ các quốc gia khác nhau. Đây cũng được coi là quy chuẩn để các nước lấy đó làm mẫu, sử dụng đo lường trong cuộc sống hàng ngày. Tới nay, bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng đã có rất nhiều những ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống, giúp cho việc chuyển đổi linh hoạt, ước lượng được giá trị của hàng hóa, từ đó quy ra công sức lao động của con người.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích bạn nhé!

||Xem thêm các bài viết khác:

Bài viết liên quan