[Bạn có biết] Nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng gồm những gì?

17 Tháng Mười Hai, 2020 0 Vũ Thủy

Có thể bạn đang làm chủ một doanh nghiệp lớn? Hay là nhân viên kinh doanh cho một công ty? Dù bạn là ai thì khách hàng luôn trở thành đối tượng được quan tâm đầu tiên. Việc nắm bắt tâm lý của khách hàng quyết định đến 70% trong công việc kinh doanh của bạn. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương án và kế hoạch riêng cho chiến lược riêng. Nhưng về nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng thì hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng như nhau. Chính vì vậy, bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu về nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng

Tại sao cần nắm bắt tâm lý khách hàng?

Trước khi đi tìm hiểu các “tips” để nắm bắt và hiểu được tâm lý khách hàng. Chúng ta cùng đến với vai trò trong việc hiểu được tâm lý đối tác, khách hàng và cả người tiêu dùng. 

Vậy tại sao cần nắm bắt được tâm lý khách hàng?

Nghiên cứu về tâm lý khách hàng sẽ quyết định đường hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm bắt được hành vi của khách hàng khi đó bạn sẽ biết cách cải thiện sản phẩm của mình trở nên thân thiện. Các doanh nghiệp phải biết người dùng đang muốn gì, cần gì và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đến đâu. Khảo sát thị trường là một trong những cách thức nắm bắt tâm lý khách hàng được các doanh nghiệp áp dụng. 

Nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng

Nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng

Phân tích và xây dựng chiến lược để hiểu khách hàng còn giúp doanh nghiệp phát triển mối quan hệ. Cụ thể là các doanh nghiệp khác, đối tác, nghiên cứu đối thủ để quản lý thương hiệu của đơn vị mình. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng bạn không thể bỏ qua đó là dịch vụ, hình thức sản phẩm, giá cả,… Bên cạnh đó yếu tố về sự trải nghiệm, mối quan hệ của khách hàng với sản phẩm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng.

>>> Tham khảo: Kinh nghiệm mua chung cư đầy đủ nhất từ A – Z

Vai trò của nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng

– Xây dựng lòng tin của khách hàng: Bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng có đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau. Trường hợp bạn không biết khách hàng muốn gì, khiến họ không hài lòng về sản phẩm. Khi đó họ sẵn sàng chuyển sang sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của bên đối thủ. Sở hữu những sản phẩm chất lượng cùng với các dịch vụ chăm sóc tốt, chuyên nghiệp thì họ sẽ tin dùng sản phẩm của bạn. Tâm lý khách hàng thích sự ổn định, nếu dịch vụ sản phẩm đó tốt họ sẽ tin tưởng sản phẩm của bạn trong thời gian dài. Đây chính là lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của bạn.

– Tiết kiệm chi phí quảng cáo thương hiệu: Khi bạn thực sự hiểu khách hàng, hiểu được tâm lý của họ bạn sẽ trở thành người bạn thực sự của họ. Lợi ích từ việc nắm bắt được tâm lý khách hàng, bạn sẽ có những mối quan hệ lâu dài. Họ gắn bó trong mối quan hệ càng lâu, càng cho thấy việc họ muốn ủng hộ thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó họ còn được tham gia đóng góp và cải thiện sản phẩm. Họ sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm của mình đến nhiều người xung quanh. Từ đó, tên tuổi và thương hiệu của bạn sẽ được nhân rộng và được nhiều người biết đến.

– Mở rộng cơ hội kinh doanh mới: Khi nghiên cứu, lắng nghe về nhu cầu của khách hàng một cách nghiêm túc. Bạn sẽ biết khách hàng, họ là những người định hướng xu hướng tiêu dùng của các doanh nghiệp. Để giữ chân khách hàng ở với doanh nghiệp của mình bạn cần thay đổi thậm chí cần sự thay đổi lớn về lĩnh vực và cách thức kinh doanh.

>>> Bí quyết phối các loại màu sơn nhà đẹp 2020 không thể bỏ qua

Tổng hợp những cách nắm bắt tâm lý khách hàng

Theo kinh nghiệm thực tế, trong cuộc gặp gỡ đối tác hoặc khách hàng quan trọng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của cuộc giao dịch. Thái độ, cử chỉ và cách nói chuyện của khách hàng bạn cũng cần nắm rõ. Các yếu tố này quyết định đến 70% cho cuộc gặp mặt. Dưới đây là các cách cơ bản để bạn có thể thành công nắm tâm lý đối tác của mình:

  1. Tâm lý chung của khách hàng

Hiểu tâm lý khách hàng là yếu tố quan trọng

Hiểu tâm lý khách hàng là yếu tố quan trọng

Theo một nghiên cứu, đã chỉ ra rằng khách hàng luôn muốn sự chú ý tập trung vào họ. Tâm lý của họ trong suốt quá trình là vô cùng quan trọng. Có nhiều đối tượng khách hàng họ sẵn lòng chia sẻ những trải nghiệm của mình về sản phẩm. Những cũng có đối tượng khách hàng họ không chia sẻ nhiều. Vì thế, yếu tố quyết định trong bước này là thái độ chăm sóc của bạn dành cho họ. 

  1. Niềm tin của khách hàng

Những đối tác của bạn, khách hàng bạn đang hợp tác họ đều tìm hiểu rất kỹ về tất cả các yếu tố liên quan đến việc kinh doanh của bạn. Họ thông minh hơn những gì bạn nghĩ. Việc đầu tiên bạn cần phải tạo được niềm tin với khách hàng từ những yếu tố nhỏ nhất. Cụ thể  như việc đến đúng giờ, cách nói chuyện và thái độ của bạn trong mỗi lần tiếp xúc với các đối tác. 

Bạn cần đứng ở vị trí của khách hàng, để trên cương vị của người mua hàng bạn cần điều gì. Từ đó điều chỉnh hành vi, đáp ứng mọi thắc mắc và nhu cầu của khách hàng. Thái độ chân thành trong giao tiếp được áp dụng ngay trong trường hợp này. Bạn không thể nói sản phẩm của bạn tất cả đều tốt. Trên thực tế, khi khách hàng trải nghiệm không được như lời bạn giới thiệu. Chắc chắn bạn đã đánh mất đi lòng tin của khách hàng.

Là cách truyền thông về chất lượng sản phẩm, nhưng việc giới thiệu sản phẩm cần có sự điều chỉnh. Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp cần xây dựng trên nhu cầu và trải nghiệm thực tế của khách hàng về sản phẩm. Khi đã tạo được lòng tin cho khách hàng các bước tiếp theo sẽ rất thuận lợi.

  1. Đưa ra những lý lẽ thuyết phục khách hàng

Khi nắm được tâm lý của khách hàng, biết họ muốn gì. Khi vào cuộc nói chuyện thương thảo, khách hàng luôn chú trọng vào tiểu tiết cảu sản phẩm. Họ mong muốn được cung cấp một cách đầy đủ nhất về thông tin sản phẩm. Do đó, việc tìm hiểu thông tin về sản phẩm, thương hiệu thậm chí ưu điểm của đối thụ cạnh tranh với doanh nghiệp bạn cũng được họ khai thác rất kỹ. 

Cách tốt nhất để thuyết phục họ đầu tư đó là hãy đưa ra những ưu điểm của sản phẩm thay vì việc bạn đưa ra câu hỏi cho khách hàng. Bạn phân tích những lợi thế của sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh không có. Bằng cách này, hãy trò chuyện với họ như những người bạn “tâm giao”. Để tạo cho họ cảm giác an toàn và tin tưởng thương hiệu, lựa chọn sản phẩm.

Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tư liệu để khách hàng tham khảo. Bạn cung cấp càng nhiều thông tin, trúng vấn đề khách hàng đang cần giải đáp. Bạn có thể khai thác được thêm nhu cầu của khách hàng nhiều hơn. Bạn càng có nhiều lợi thế thuyết phục được khách hàng bấy nhiêu. Chính vì vậy, bạn nên tập trung giới thiệu các tính năng và đặc điểm của sản phẩm. 

  1. Quan sát sự thay đổi về tâm lý của khách hàng

Khi bạn chuẩn bị các yếu tố cho buổi gặp mặt càng kỹ thì khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng cao. Không dễ để họ bỏ ra một chi phí để đầu tư. Hoặc họ đầu tư nhận thấy tiềm năng phát triển của sản phẩm. 

Lắng nghe khách hàng sẽ giúp việc kinh doanh thuận lợi

Lắng nghe khách hàng sẽ giúp việc kinh doanh thuận lợi

Trong suốt buổi trò chuyện, bạn cần biết điều chỉnh tốc độ lời nói của mình. Hãy để ý đến thái độ, nụ cười, ánh mắt của khách hàng có thực sự đang lắng nghe bạn. Cái gật đầu hay ánh mắt tránh né mỗi lần bạn đưa ra luận điểm. Vì thế, vừa chuẩn bị tốt tâm lý cho chính mình vừa đáp ứng tới khách hàng tâm lý thoải mái. Để buổi giao dịch trở thành buổi trò chuyện bởi những con người có cùng niềm đam mê.

  1. Trở thành người bạn của khách hàng

Vấn đề này được chúng tôi phân tích tại phần trên của bài viết. Đừng cố gắng chèo kéo và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình. Bạn hãy trở thành người cố vấn phân tích tâm lý khách hàng, giải đáp những điều khách hàng biết. Điều đó có thể không hướng đến việc giới thiệu sản phẩm của bạn.

Nhưng sẽ hợp lý giúp bạn tạo được lòng tin của họ, họ chưa biết nhiều về sản phẩm. Khoan hãy giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Hãy phân tích cho họ biết xu hướng sử dụng sản phẩm hiện nay. Cung cấp đầy đủ tính năng của sản phẩm. Lúc này khách hàng coi bạn là người tư vấn sản phẩm hơn là người bán hàng. Đừng lo cách này sẽ giúp bạn thu hút khách hàng về sản phẩm của bạn bởi sự tư vấn nhiệt tình đó.

  1. Giới thiệu về khách hàng VIP

Một cách để củng cố lòng tin của khách hàng đó là đưa ra những luận cứ. Lời giới thiệu về sự tin tưởng của các tập đoàn lớn,công ty nổi tiếng sẽ tạo hiệu ứng cực kỳ tốt với khách hàng. Uy tín và tầm ảnh hưởng của các đối tượng khách hàng VIP sẽ ảnh hưởng đến việc mua hàng của đối tác. 

Đây được xem là cách bán hàng hữu ích mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, hãy đến với khách hàng bằng sự chân thành, khi chưa được các công ty lớn hợp tác. Trường hợp này bạn hãy thể hiện thái độ đề cao và coi trọng thương hiệu và giá trị của khách hàng. Để khách hàng thấy họ đã tạo cho bạn một cơ hội tốt để được hợp tác.

Khai thác nhiều yếu tố của khách hàng

Khai thác nhiều yếu tố của khách hàng

  1. Nhấn mạnh vào giá trị của sản phẩm

Các sản phẩm của bạn có thể chưa phải vượt trội so với các đối thủ. Nhưng ngược lại dịch vụ của bạn rất tốt, chính sách ưu đãi khách hàng được đề cao. Bởi với tất cả khách hàng chất lượng dịch vụ mối là quan trọng. Doanh nghiệp của bạn đề cao quyền lợi của khách hàng lên cao. Bạn cam kết hỗ trợ khách hàng đến các dịch vụ chăm sóc sau khi bán.

Khi giao tiếp bạn có thấy khách hàng tỏ thái độ thiếu kiên nhẫn để trả lời câu hỏi của bạn. Lúc đó bạn nên dừng lại để lắng nghe khách hàng nhiều hơn. Bạn biết đấy thời gian rất giá trị, nên đừng làm mất nhiều thời gian của khách hàng. Tập trung lắng nghe nhu cầu của khách hàng đáp ứng đủ nhu cầu hỏi đáp của họ. Ngoài ra là người trao đổi trực tiếp với khách hàng, bạn cần có cách suy nghĩ đúng về khách hàng. Tức là mọi phương diện góc nhìn nhận nên đứng ở góc độ khách hàng. Khi thực sự biết khách hàng cần điều gì, lúc đó bạn mới đánh giá được khả năng của doanh nghiệp. 

Như vậy trên đây là 7 cách cơ bản trong nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng được chúng tôi tổng hợp. Việc hiểu được tâm lý khách hàng chính là yếu tố quyết định sự thành bại của cuộc thương thảo. Hy vọng với những tips quan trọng này sẽ giúp bạn trong công việc kinh doanh. Đừng quên chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm hữu ích trong lĩnh vực kinh doanh nhé!

Bài viết liên quan