7 Bước Lên Kế Hoạch Kinh Doanh Homestay Cho Người Mới

16 Tháng Bảy, 2021 0 Mai Nguyen

Homestay đang là một mô hình kinh doanh có chỉ số tăng trưởng cao và được ưa chuộng nhất nhì trong lĩnh vực bất động sản. Trước xu hướng phát triển nhanh chóng của thị trường, hẳn nhiều nhà đầu tư nghiệp dư cũng muốn lên kế hoạch kinh doanh homestay. Vậy lên kế hoạch sao cho hợp lí, đảm bảo được hiệu quả cao cũng như giảm rủi ro tới mức tối thiểu? Chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết để giúp các bạn có thể xây dựng được một bản kế hoạch tối ưu cho dự án đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới mẻ tại Việt Nam này nhé!

Bước 1: Chuẩn bị tài chính cho kế hoạch kinh doanh homestay

Việc đầu tiên trước khi bắt tay vào việc lên kế hoạch cho bất kì mô hình kinh doanh nào, bạn cần phải xác định được lượng vốn cần thiết và lượng vốn bạn có thể huy động.

kế hoạch kinh doanh homestay

Nguồn vốn là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh homestay

Chúng tôi đề cử bạn nên có những tìm hiểu kĩ càng về lĩnh vực mình chuẩn bị đầu tư mà trong trường hợp này là homestay. Để có thể xây dựng và duy trì một homestay ta cần chi trả những loại chi phí nào, chi phí cố định và các loại chi phí phát sinh trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của homestay. Bạn cần phải dự trù được các khoản tiền để có thể đưa ra phương hướng chính xác cho mô hình, hoạt động của homestay cũng như phương án huy động nguồn vốn. Nguồn vốn của bạn có thể đến từ nhiều nguồn như tự thân, vay vốn ngân hàng hay tìm đối tác hùn vốn,… 

Bạn cần đảm bảo làm chủ hoàn toàn được nguồn vốn trước khi bắt đầu bắt tay vào xây dựng kế hoạch kinh doanh để có thể đảm bảo được hiệu quả tối đa và giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất.

Bước 2: Tìm kiếm địa điểm kinh doanh thích hợp

Sau khi xác định được nguồn vốn và quy mô nguồn vốn, bạn có thể tiến đến bước tiếp theo của kế hoạch kinh doanh homestay. Đó chính là lựa chọn địa điểm đặt homestay. Đây là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của quyết định đầu tư mà bạn đưa ra.

Hiện tại homestay không còn chỉ hướng tới khách du lịch dẫn tới sự xuất hiện của homestay ở hầu như khắp mọi nơi tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn sẽ có những khu vực có lợi thế để loại hình kinh doanh này phát triển mạnh hơn.

lập kế hoạch kinh doanh homestay chi tiết

Nên lựa chọn không gian thoáng mát khi lên kế hoạch kinh doanh homestay

Các địa điểm du lịch nổi tiếng về du lịch trong cả nước như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt, … sẽ là một địa điểm không tồi để bạn đặt nền móng cho kế hoạch kinh doanh homestay của mình. Những địa điểm du lịch mới nổi như Tây Bắc hay Tây Nguyên cũng là một sự lựa chọn không tồi trước xu hướng du lịch khám phá thiên nhiên và văn hóa bản địa của giới trẻ hiện nay.

Khu vực đặt homestay bạn nên cân nhắc có khoảng cách gần với những khu di tích, du lịch nổi tiếng để có thể tiếp cận được với nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào. Khung cảnh đẹp và không gian phá cách cũng là một điểm cần lưu ý khi lên kế hoặc về địa điểm kinh doanh. 

Bước 3: Xác định tập khách hàng cho dự án của bạn

Sau khi ấn định được địa điểm để phát triển homestay của mình, bạn cần tiến tới bước tiếp theo của kế hoạch kinh doanh homestay: Xác định tập khách hàng tiềm năng.

Khi chọn xong địa điểm homestay, bạn cần nghiên cứu thị trường và du lịch tại khu vực. Những đối tượng nào sẽ đến du lịch ở đây? Độ tuổi, sở thích, xu hướng tiêu dùng, khả năng tài chính của họ thế nào?

Bằng cách phân tích các khía cạnh của khách hàng tiềm năng, bạn có thể đưa ra kế hoạch hợp lí để phát triển homestay như ý tưởng thiết kế không gian, các dịch vụ phù hợp để phục vụ khách hàng, … 

Bước 4: Lên ý tưởng cho không gian homestay của bạn

Lượng khách hàng của homestay phần lớn nằm trong độ tuổi 18-30. Đây là những khách hàng năng động, ưa khám phá và thích những không gian mới lại nên việc lên ý tưởng cho không gian homestay là một bước rất quan trọng. Hãy đảm bảo homestay của bạn có một không gian đa dạng phong cách để có thể thu hút một cách hiệu quả hơn.

mẫu kế hoạch kinh doanh homestay

Một không gian homestay mới lạ

Nếu bạn chưa định hình được ý tưởng cho dự án của mình, hãy tìm tới sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ kiến trúc sư và các đơn vị thiết kế nội thất nhé. Việc này sẽ giúp tối ưu hóa nguồn vốn, tránh tình trạng hoang phí tiền của vào những khoản phát sinh trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh homestay.

Bước 5: Tiến hành xây dựng homestay

Sau khi có được bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh của homestay, bạn có thể bắt đầu xây dựng homestay được rồi! Bạn nên chú ý lựa chọn chủ thầu xây dựng uy tín và có kinh nghiệm xây dựng lâu năm để chắc chắn quá trình xây dựng được tiến hành trơn tru hiệu quả mà không gặp phải bất cứ vấn đề nào.

Bước 6: Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên

Khi quá trình xây dựng homestay đang tiến tới những bước cuối cùng, bạn nên bắt đầu tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên hoạt động trong homestay. Bên cạnh các yếu tố về không gian homestay, nhân sự cũng là một điểm quan trọng cần tập trung chú ý khi lên kế hoạch kinh doanh homestay. Bởi nhân viên chính là hạt nhân tạo nên sự thành công của một homestay. Họ là người trực tiếp phục vụ và đem đến cho khách hàng những trải nghiệm. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản kĩ lưỡng sẽ khiến cho khách hàng hài lòng với khoảng thời gian đã nghỉ chân tại homestay của bạn.

Bước 7: Các hoạt động Marketing quảng bá cho homestay

Ngày khai trương homestay đến càng gần, bạn sẽ cần một phương án để có thể quảng bá homestay của mình đến với những khách hàng tiềm năng. Bạn cần một kế hoạch marketing bài bản và kĩ lưỡng.

bản kế hoạch kinh doanh homestay

Những bài trải nghiệm trên mạng xã hội là một công cụ tốt để marketing cho homestay của bạn

Một trong những kế quảng bá hình ảnh tốt nhất hiện nay chính là qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, … Bạn có thể đăng tải hình ảnh, chạy quảng cáo hay sử dụng các KOLs để chiến dịch marketing đạt được hiệu quả tối đa. Ngoài ra bạn có thể kết hợp với các diễn đàn du lịch, các đại lí du lịch, công ty du lịch hay các ứng dụng đặt phòng để tối đa hóa lượt tiếp cận tới khách hàng tiềm năng.

Trên đây là 7 bước cơ bản để lên một kế hoạch kinh doanh homestay hiệu quả. Hi vọng bạn có thể phát triển được dự án thành công!

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan