LGBT là gì? Cộng đồng LGBT và những vấn đề xoay quanh LGBT

26 Tháng Ba, 2021 0 Phạm Chinh

LGBT là gì? Phân biệt Les, Gay, Bisexual Transgender như thế nào? Cộng đồng LGBT là thuật ngữ dùng để chỉ những người đồng tính. Họ từng vấp phải không ít kỳ thị, xa lánh, thậm chí là bạo lực từ xã hội. Hiện nay, người đồng giới dần được công nhận và chấp nhận, ở nhiều quốc gia cũng ghi nhận hôn nhân đồng giới. Còn ở Việt Nam, pháp luật có công nhận hôn nhân đồng giới không? Cách nhìn về cộng đồng LGBT ở Việt Nam như thế nào? Hãy cùng kiến thức tổng hợp tìm hiểu nhé!

Bài viết nổi bật:

Các khái niệm về LGBT là gì?

LGBT là thuật ngữ dùng để chỉ những người đồng tính (yêu đương người cùng giới). Cái tên này ngày càng trở nên phổ biến trong thế giới hiện đại. Thế nhưng không phải ai cũng thật sự tỏ tường về khái niệm này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về LGBT là gì. Những vấn đề xoay quanh cộng đồng LGBT trên thế giới và tại Việt Nam.

LGBT nghĩa là gì?

Đây là từ viết tắt của:

  • Lesbian (người đồng tính nữ)
  • Gay (người đồng tính nam)
  • Bisexual (người song tính)
  • Transgender (người chuyển giới)

Hiểu khái quát, đây là thuật ngữ chỉ những người có xu hướng tình yêu và tình dục với người cùng giới tính.

gay là gì

LGBT là thuật ngữ dùng để chỉ những người đồng tính

Theo thống kê của Hoa Kỳ, có khoảng 3,5% dân số là người đồng tính hoặc song tính. Tức trung bình mỗi 100 người, có thể có 3 – 4 người là đồng tính. Đây là xu hướng tình dục ổn định, lâu dài và liên quan đến cả yếu tố cảm xúc.

LGBT khác với một số kiểu người “bệnh hoạn” hay mắc bệnh rối loạn thần kinh. Dẫn đến có trường hợp “thử” tiếp xúc với người đồng giới, nhưng nó sẽ kết thúc nhanh hoặc không có cảm xúc.

Bên cạnh LGBT là gì, còn có một khái niệm để chỉ những người “vô tính”. Tức là họ không hề có cảm xúc và ham muốn tình dục với bất kỳ giới tình nào. Tuy nhiên số lượng người này vô cùng hiếm, ít hơn cả số lượng người đồng tính.

Cho đến hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn “đồng tính” là do gen di truyền hay đến từ tác động đời sống.

Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định “ĐỒNG TÍNH KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH”. Và việc lựa chọn đối tượng yêu đương, những cảm xúc yêu ghét là quyền con người. Vì thế, không nên kỳ thị hay có thái độ xa lánh người đồng tính. Thực tế thì tâm lý người đồng tính hoàn toàn bình thường, và LGBT KHÔNG THỂ LÂY NHIỄM.

Cộng đồng LGBT là gì?

Bản chất con người luôn sợ hãi những gì “không giống như số đông”. Việc phân biệt đối xử với người đồng tính vẫn còn diễn ra đến hiện tại, mặc dù người ta đã khẳng định đây không phải 1 dạng bệnh lý.

đồng tính là gì

Các phong trào đấu tranh đòi bình đẳng và chống kỳ thị, bạo lực với người đồng tính

Trong quá khứ, những người đồng tính từng chịu những đả kích gay gắt, tẩy chay từ xã hội. Cộng đồng LGBT là gì? Đây là cách gọi chỉ chung những người đồng tính (giới tính thứ 3).

Cộng đồng giới tính thứ 3 từng đứng lên đấu tranh rất nhiều lần trong lịch sử. Để đòi quyền công nhận, bình đẳng và chống kỳ thị của xã hội.

Ngày 17/5 hàng năm là ngày IDAHOT – sự kiện chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính. Đồng thời, tháng 6 hàng năm, cộng đồng LGBT Việt Nam cũng tổ chức lễ diễu hành Vietpride. Sự kiện nhằm thu hút sự chú ý của các nhà chức trách và truyền thông hướng về các vấn đề bạo lực, phân biệt đối xử và những khó khăn đời sống của người đồng tính.

Les, Gay, Bisexual và Transgender 

Les, Gay, Bisexual và Transgender thuật ngữ chỉ các khuynh hướng giới tính khác, bên cạnh các giới tính chiếm đa số như Male (nam) và Female (nữ).

  • Male – Nam giới (giống đực): Là những người được xác định từ khi mới sinh ra thông qua cấu tạo cơ thể có bộ phận sinh dục nam. Khi lớn lên, họ có xu hướng tình cảm và tình dục với người giới tính nữ (Female).
  • Female – Nữ giới (giống cái): Là những người được xác định từ khi mới sinh ra thông qua cấu tạo cơ thể có bộ phận sinh dục nữ. Khi lớn lên, họ có xu hướng tình cảm và tình dục với người giới tính nam (Male).

Bên cạnh hai giới tính chiếm đa số trong xã hội, một phần bộ phận nhỏ còn lại chính là người giới tính thứ 3. Trong đó, chúng ta cũng có những thuật ngữ khác về giới tính bao gồm:

  • L – Lesbian: Người đồng tính nữ, họ có thể chất hoàn toàn của nữ giới, nhưng có xu hướng tình cảm và tình dục với nữ giới.
  • G – Gay: Người đồng tính nam, họ có thể chất hoàn toàn của nam giới, nhưng có xu hướng yêu đương và quan hệ với nam giới.
  • B – Bisexual: Người song tính hay lưỡng tính, họ là nam hoặc nữ và có xu hướng tình dục với cả hai giới tính.
  • T Transexual hay Transgender dọi là người hoàn tính: Là những người mang thể chất của giới tính này, nhưng xu hướng tình cảm, hành động, sở thích, sinh hoạt… thuộc giới tính còn lại.  Họ không nhất thiết phải là những người đã trải qua phẫu thuật thẩm mỹ.
les là gì

Phân biệt Les, Gay, Bisexual và Transgender

Pháp luật Việt Nam có công nhận người đồng tính không?

Pháp luật Việt Nam có công nhận người giới tính thứ 3 không? Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận người giới tính thứ 3, căn cứ theo bộ luật dân sự sửa đổi năm 2015:

– Mỗi cá nhân đều có quyền xác nhận lại giới tính

– Việc xác định lại giới tính được thực hiện trên các quy định của pháp luật

– Người đã xác định lại giới tính có quyền và nghĩa vụ thay đổi hộ tịch, quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại

Như vậy, Việt Nam hiện tại đã ghi nhận hợp pháp về người đồng giới. Biểu hiện rõ nhất ở các văn kiện giấy tờ thông tin cá nhân, luôn có 3 lựa chọn về giới tính (nam / nữ / khác).

Sự thừa nhận này không chỉ có ỹ nghĩa quan trọng thể hiện sự bình đẳng và công bằng với cộng đồng LGBT. Mà việc được công nhận chính thức đồng nghĩa với người đồng tính cũng được bảo vệ bởi luật pháp. Họ có quyền, nghĩa vụ đầy đủ của một công dân Việt Nam.

Bên cạnh LGBT là gì? Không thể phủ nhận rằng, đây là sự ghi nhận đến từ rất nhiều nỗ lực của người giới tính thứ 3. Cũng cho thấy cái nhìn của xã hội đang ngày càng khách quan, công bằng hơn với người đồng giới.

đồng tính nữ

Vấn đề sử đối luật để công nhận kết hôn với người cùng giới tính

Pháp luật Việt Nam có công nhận hôn nhân đồng giới không?

Mặc dù người đồng tính đã được công nhận về quyền tự do chọn lựa giới tính. Thế nhưng, pháp luật nước ta vẫn chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới.

Hay nói một cách khác, Việt Nam không còn phản đối hôn nhân đồng giới nhưng cũng không ghi nhận quan hệ này.

Trong luật gia đình Việt Nam năm 2000, có ghi nhận “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Nhưng nội dung này đã được bỏ trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (chính thức hiệu lực từ 1 tháng 1 2015).

Tuy vậy, điều luật cũng chỉ rõ “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Lý do Việt Nam chưa có luật hôn nhân cho LGBT là gì?

Việc nước ta không thừa nhận hôn nhân đồng giới có phải do định kiến xã hội không? Bên cạnh sự đấu tranh của cộng đồng LGBT là gì, cũng có không ít ban ngành đưa ra ý kiến về việc ghi nhận hôn nhân đồng giới, vì đó là “quyền con người”.

Thế nhưng, việc sửa đổi luật này còn rất nhiều vấn đề “lắt léo”. Trong hiến pháp Việt Nam có đề cập: “nam, nữ có quyền kết hôn”, nghĩa là chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới. Việc ghi nhận kết hôn người cùng giới tính sẽ không chỉ yêu cầu sửa đổi 1 điều luật, mà liên quan đến sửa đổi cả Hiến pháp.

Bên cạnh đó, để tránh những vấn đề xã hội phức tạp phát sinh hay những người không có nhu cầu nhưng lợi dụng quyền hôn nhân đồng giới gây nhiễu loạn xã hội. Nhà nước không chỉ phải sửa đổi 1 2 dòng luật mà cần cả một quá trình nghiên cứu, xây dựng các chế tài đi kèm, mới có thể sẵn sàng ghi nhận hôn nhân đồng giới.

Mặc dù chưa được ghi nhận về luật pháp, nhưng Việt Nam không hề cấm người đồng giới chung sống như vợ chồng. Sự cởi mở này ít nhiều đã giúp đỡ những người giới tính khác có cuộc sống công khai, tự tin hơn. Thế nhưng, trong tương lai, chúng ta vẫn cần xem xét nghiêm túc về việc ghi nhận kết hôn đồng giới. Vì chỉ khi đó, người kết hôn trong cộng đồng LGBT mới chính thức nhận được sự bảo hộ bởi luật pháp.

hôn nhân LGBT

Nước ta đã có cái nhìn công tâm và thừa nhận hơn với LGBT

Các nước công nhận hôn nhân LGBT là gì?

Trong 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên bản đồ Thế Giới. Có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ thừa nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính. Bên cạnh đó, vẫn còn khoảng 80 nước coi đồng tính luyến ái là một loại hình tội phạm. Thậm chí còn đưa ra hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính.

Thái độ các nước còn lại với LGBT là gì? Số quốc gia, lãnh thổ còn lại thuộc phía trung lập. Họ không ngăn cấm nhưng cũng không có điều luật nào công nhận xác lập quan hệ vợ chồng giữa người đồng tính.

Danh sách các nước ghi nhận hôn nhân đồng giới

  1. Áo
  2. Argentina
  3. Bỉ
  4. Bồ Đào Nha
  5. Brasil
  6. Canada
  7. Colombia
  8. Costa Rica
  9. Đan Mạch
  10. Đài Loan
  11. Đức
  12. Ecuador
  13. Hà Lan
  14. Hoa Kỳ
  15. Iceland
  16. Ireland
  17. Luxembourg
  18. Malta
  19. México
  20. Na Uy
  21. Nam Phi
  22. New Zealand
  23. Pháp
  24. Phần Lan
  25. Tây Ban Nha
  26. Thụy Điển
  27. Úc
  28. Uruguay
  29. Vương quốc Anh

Tại các nước này, giới tính thứ 3 có thể tự do yêu đương và chung sống. Đồng thời họ được xác lập quan hệ hôn nhân trên giấy tờ hợp pháp. Hưởng thụ đầy đủ các quyền hôn nhân và gia đình như người khác. Có thể nói rằng, đây là những “thiên đường” của người đồng tính.

Ngoài ra, từ ngày 20/06/2014, Liên Hợp Quốc đã chính thức thừa nhận quyền hôn nhân đồng giới. Đây là một sự kiện vô cùng to lớn và ý nghĩa với cộng đồng người đồng tính khi mà tổ chức đa phương hàng đầu Thế Giới, với sự tham gia của hầu hết các quốc gia đã chấp thuận. Họ đã được thừa nhận và chính thức được bảo hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc.

Những quốc gia “địa ngục” của người đồng tính

định kến về LBGT

Những quốc gia “thiên đường” và “địa ngục” của người LGBT

Uganda: Quốc gia này coi đồng tính là tội hình sự và giam chung thân. Tòa án hiến pháp quốc gia này thậm chí còn tuyên bố sẽ tử hình người đồng tính.

UAE – Tiểu vương quốc Ả Rập: Người đồng tính có thể bị phạt tiền hoặc giam giữ. Mặc dù ít nhưng vẫn có trường hợp tại đây người đồng tính bị xử tử hình.

Nigeria: Một trong những quốc gia miệt thị nặng nề tình yêu cùng giới. Nước này sẵn sàng bỏ tù tất cả những ai bị phát hiện có quan hệ với người cùng giới tính.

Jamaica: Đây là đất nước “địa ngục” với người đồng giới. Nơi xảy ra vô số vụ tấn công bạo lực và phát biểu kỳ thị công khai về LGBT.

Nga: Là một trong số ít quốc gia phát triển hàng đầu kỷ nguyên con người. Thế nhưng Nga lại không có cái nhìn thiện cảm và công bằng với người đồng giới. Hành vi quan hệ tình dục với người đồng giới đều bị cấm. Nặng nhất có thể bị phạt tù hoặc trục xuất khỏi đất nước này.

Biểu tượng của cộng đồng LGBT là gì?

cộng đồng LGBT

Biểu tượng lá cờ kiêu hãnh 6 màu của cộng đồng LGBT

Cờ cầu vồng lục sắc là biểu tượng kiêu hãnh của cộng đồng LGBT và phong trào đòi quyền lợi của người đồng giới. Lá cờ sáu màu là biểu trưng cho sự đa dạng của cộng đồng LGBT. Màu sắc lá cờ gần giống với cầu vồng. Biểu tượng cho vẻ đẹp đa sắc màu của tự nhiên, và niềm tin, niềm kiêu hãnh trong đấu tranh đòi bình đẳng cho người đồng tính.

Lá cờ kiêu hãnh lần đầu tiên bay trên nền trời San Francisco, ngày 25 tháng 6 năm 1978, xuất hiện tại lễ kỷ niệm Gay Freedom Day Parade.

Tất cả những thừa nhận của xã hội và luật pháp về người đồng giới, là kết quả đấu tranh và nỗ lực tuyên truyền không ngừng từ cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, sự “khác biệt” vẫn còn là rào cản tâm lý để người đồng tính thực sự được hòa nhập, có cuộc sống tự do từ thể xác đến tinh thần như người “thuộc đa số”.

Có rất nhiều đất nước, thành phần xã hội chưa có cái nhìn cởi mở và công bằng với LGBT. Sinh ra và lớn lên, việc lựa chọn được yêu thích màu sắc nào, trò chơi gì, trở nên mềm yếu hay mạnh mẽ, có tình cảm với ai… hoàn toàn là nhu cầu tự nhiên của con người. Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận LGBT là gì? Họ cũng là con người bình thường, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Chúng ta nếu không phải người trong LGBT, cũng không nên và không có quyền kỳ thị người đồng tính!

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến Thức Tổng Hợp

Bài viết liên quan