Trợ từ là gì? Vai trò, phân loại trợ từ & – Bài tập vận dụng

11 Tháng Ba, 2022 0 Doãn Rần

Trợ từ là loại từ được sử dụng phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, trợ từ là gì và cách sử dụng trợ từ như thế nào lại gây ra rất nhiều khó khăn cho các bạn học sinh. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra các giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi bên trên.

Trợ từ là gì?

Trợ từ là loại từ có vai trò chủ chốt trong câu, nó thường đi kèm với các từ ngữ với mục đích nhấn mạnh hay bày tỏ thái độ, đưa ra nhận xét tới sự vật sự việc đang được đề cập. Một số trợ từ được sử dụng phổ biến là các từ “Ngay, thì, là, chỉ, cái,…”

Các loại trợ từ chính

Hiện nay, trợ từ là loại từ phổ biến trong câu. Nó được chia thành 2 loại chính là trợ từ nhấn mạnh và trợ từ đánh giá sự vật, sự việc. Cụ thể: 

Trợ từ là gì

Ghi nhớ khi sử dụng trợ từ

  • Trợ từ nhấn mạnh: Có tác dụng để nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hành động, hiện tượng,… nào đó gồm các từ tiêu biểu “Những, cái, thì, là, mà,…”
  • Trợ từ để đánh giá, nhận xét sự vật sự việc: Gồm các từ phổ biến “Ngay, đích, chính, có,…”

Vai trò của trợ từ ở trong câu

Trong ngữ pháp tiếng Việt, trợ từ là loại từ giúp bổ nghĩa cho câu và làm cho câu văn hay đoạn văn trở nên sinh động, ý nghĩa rõ hơn. Ngoài ra, trợ từ còn có vai trò làm tăng tính biểu thị, nhấn mạnh về một sự vật, sự việc, hành động hay hiện tượng đang được đề cập đến.

trợ từ

Trợ từ đóng vai trò quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt

Bài tập vận dụng kiến thức trợ từ

Bài 1: Trợ từ là gì? Các đặc điểm của Trợ từ? 

Gợi ý

  • Trợ từ là các từ thường được đi kèm với từ ngữ trong câu nhằm mục đích nhấn mạnh, biểu thị một thái độ hay đánh giá một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.
  • Trợ từ thường là do các từ loại khác chuyển thành. Một số trợ từ tiêu biểu đó là: Những, chính, đích, ngay,…

Bài 2: Xác định trợ từ và chỉ ra vai trò của chúng trong các câu sau:

  1. Tú ăn tới 2 bát cơm.
  2. Tân ăn có 2 bát cơm.
  3. Chính bài thi đã làm Hạnh buồn.
  4. Đến bản thân tôi cũng không rõ sự việc này mà.
  5. Hôm nay thì chúng ta phải học bài gì nhỉ ?
  6. Thầy giáo bảo làm bao nhiêu bài tập cơ?
  7. Thầy giáo bảo chúng ta học đến hết thứ 7 cơ à?

Gợi ý

  1. Trợ từ “tới” trong câu. => Nhấn mạnh về số lượng chén cơm khi ăn của Tú.
  2. Trợ từ “có” trong câu. => Nhấn mạnh về số lượng chén cơm khi ăn của Tân.
  3. Trợ từ “chính” trong câu. => Nhấn mạnh về bài thi đã làm Hạnh buồn.
  4. Trợ từ “cũng” trong câu. =>Nhấn mạnh việc không hiểu rõ sự việc của chính mình.
  5. Trợ từ “phải” trong câu. => Nhấn mạnh về việc thắc mắc bài sẽ học trong hôm nay.
  6. Trợ từ “cơ” trong câu. => Nhấn mạnh về việc thắc mắc về số lượng bài tập thầy giáo giao.
  7. Trợ từ “à” trong câu. => Nhấn mạnh về việc phải học đến hết thứ 7 theo lời thầy giáo bảo.

Bài 3: Tìm ra trợ từ trong đoạn văn dưới đây:

“Ốm dậy thì tôi về quê, hành lý vẻn vẹn chỉ có một chiếc vali đựng toàn những sách. Ôi, những quyển sách nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời để lưu lại những kỉ niệm của một thời chăm chỉ, hăng hái, tin tưởng và đầy những say mê và khát vọng.”

Gợi ýTrợ từ trong đoạn văn: Những

Bài 4: Trong các từ được in đậm của mỗi câu, từ nào là trợ từ và từ nào không phải là trợ từ?

  1. Chị Dậu là nhân vật chính ở trong tác phẩm “ Tắt đèn”
  2. Ngay tôi cũng không biết đến việc này cơ mà.
  3. Anh phải nói ngay điều này cho thầy giáo biết.
  4. Bố tôi công nhân.
  5. Chị ấy đẹp ơi đẹp
  6. Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời thơ ấu xưa.
  7. Tôi nhắc em ấy những ba bốn lần mà em ấy vẫn quên.

Gợi ý

  1. Từ “chính” không phải là một trợ từ.
  2. Từ “ngay” là trợ từ, có tác dụng để giải thích cho sự việc đó. 
  3. Từ “ngay” không phải là một trợ từ.
  4. Từ “là” không phải là một trợ từ.
  5. Từ “là” là một trợ từ dùng để nhấn mạnh vẻ đẹp của chị ấy.
  6. Từ “những” không phải là một trợ từ.
  7. Từ “những” là một trợ từ, dùng để nhấn mạnh số lần nhắc nhở dành cho người bạn.

Trên đây Kienthuctonghop.vn đã chia sẻ tới bạn đọc nội dung trợ từ là gì cùng các thông tin cần thiết về loại từ thông dụng này. Với tài liệu này mong là các bạn học sinh sẽ nắm được khái niệm để áp dụng cho các bài vận dụng một cách tốt nhất nhé!

||Xem thêm bài viết:

Bài viết liên quan