Trạng ngữ là gì? Tác dụng, cách phân biệt các loại trạng ngữ

10 Tháng Chín, 2021 0 Trần Nga

Để giúp các bạn hiểu hơn về thành phần trạng ngữ là gì? Tác dụng cũng như cách phân biệt các loại trạng ngữ thì chúng tôi đã tổng hợp tất tần mọi kiến thức liên quan đến thành phần này trong câu văn. Xin mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây của kiến thức tổng hợp nhé!

Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là một thành phần phụ của câu, nó có tác dụng bổ nghĩa cho cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những cụm từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện hoặc cách thức,… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, kết quả,…

Trạng ngữ là gì

Trạng ngữ là gì?

Ví dụ: 

  •  Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm nhà Ngoại.

Trong ví dụ trên: “Tôi” là chủ ngữ, “lại về thăm nhà Ngoại” là một cụm vị ngữ, còn “thỉnh thoảng” chính là trạng ngữ. Cụm từ “thỉnh thoảng” làm rõ việc nhân vật “tôi” không về thăm ngoại thường xuyên được và đây chính là trạng ngữ chỉ thời gian

  • Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về thời tuổi thơ của bà.

Cụm từ “Với giọng nói từ tốn” là trạng ngữ chỉ cách thức.

  • Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta luôn phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.

Cụm từ “Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ” là trạng ngữ chỉ mục đích.

  • Cô bé dậy thật sớm để thổi cơm giúp mẹ vì muốn mẹ đỡ vất vả.

Cụm từ “Vì muốn mẹ đỡ vất vả” là trạng ngữ chỉ nguyên nhân

  • Sau cơn mưa, cây cối trở nên xanh tốt hơn.

Cụm từ “Sau cơn mưa” là trạng ngữ chỉ thời gian

trạng ngữ

Một số ví dụ về trạng ngữ

||Tham khảo bài viết:

Tác dụng của việc thêm trạng ngữ là gì?

Việc thêm trạng ngữ vào câu văn sẽ mang lại một số tác dụng như sau:

  • Trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc được nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu văn đầy đủ, chi tiết và chính xác.
  • Các trạng ngữ còn có tác dụng liên kết các câu văn, các đoạn văn, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc và hay hơn.
  • Trong văn nghị luận: Trạng ngữ giúp sắp xếp các luận cứ, luận điểm theo trình tự không gian, thời gian hoặc quan hệ nguyên nhân – kết quả. Giúp cho câu văn, đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
  • Thêm trạng ngữ cũng là một trong những cách mở rộng câu, giúp nội dung câu phong phú, đầy đủ và chính xác hơn.
    trạng ngữ chỉ thời gian

    Thêm trạng ngữ vào câu văn có tác dụng gì?

Các loại trạng ngữ

Tùy vào mỗi nhiệm vụ trong câu mà trạng ngữ được chia thành nhiều loại khác nhau. Các loại trạng ngữ bao gồm:

  • Trạng ngữ chỉ phương tiện
  • Trạng ngữ chỉ mục đích
  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  • Trạng ngữ chỉ thời gian
  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Hãy cùng tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ của trạng ngữ thông qua các ví dụ dưới đây nhé:

Trạng ngữ chỉ phương tiện là gì?

  • Trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung ý nghĩa về cách thức, phương tiện để thực hiện hành động được nói đến trong câu.
  • Trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với.
  • Trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?

Ví dụ: Bằng sự cố gắng hết mình, phòng chúng tôi tháng vừa rồi đã rất nhiều người đạt KPI.

Trong ví dụ trên, trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức chính là “Bằng sự cố gắng hết mình”. Qua đó, chúng ta thấy trạng ngữ trên đã trả lời cho câu hỏi “Bằng cái gì?”.

trạng ngữ chỉ phương tiện là gì

Trạng ngữ chỉ phương tiện

Trạng ngữ chỉ mục đích là gì?

  • Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu để làm rõ mục đích diễn ra sự việc được nêu trong câu.
  • Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho các câu hỏi như: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ?…

Ví dụ: Để có thể đạt được KPI, tất cả chúng tôi đều phải nỗ lực hết mình!

Trong ví dụ, trạng ngữ chỉ mục đích đó là “Để đạt được KPI”. Nó giúp người đọc trả lời cho câu hỏi “Để làm gì”.

trạng ngữ chỉ mục đích là gì

Trạng ngữ chỉ mục đích

Trạng ngữ chỉ nơi chốn là gì?

  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc được nêu trong câu.
  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn thường trả lời cho các câu hỏi ở đâu?

Ví dụ: Trước hiên nhà, những đóa hoa đang đua nhau khoe sắc.

Trong ví dụ trên, trạng ngữ chỉ nơi chốn chính là “Trước hiên nhà”. 

trạng ngữ chỉ nơi chốn là gì

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trạng ngữ chỉ thời gian là gì?

  • Trạng ngữ chỉ thời gian xuất hiện trong câu đóng vai trò là thành phần phụ. Nó có tác dụng chỉ về thời gian của sự việc , hành động đang diễn ra ở trong câu.
  • Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi liên quan về thời gian, giờ giấc như: Bao giờ? Mấy giờ? Khi nào?…

Ví dụ: Tối qua, tôi xem đá bóng đến 2h

Trong ví dụ trên, trạng ngữ chỉ thời gian là “Tối qua”. Nó giúp người đọc trả lời  câu hỏi “Lúc nào?” hay cụ thể là “tôi” đã xem đá bóng vào lúc nào? 

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là gì?

  • Cũng tương tự như các loại khác, trạng ngữ chỉ nguyên nhân được sử dụng như thành phần phụ của câu. Thông thường, loại trạng ngữ loại này có độ dài hơn so với các loại trạng ngữ khác bởi tính chất giải thích, nêu ra lý do tại sao sự việc trong câu lại diễn ra như vậy.
  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi như: Tại sao? Vì sao? Do đâu?

Để hiểu rõ hơn về loại trạng ngữ này, hãy cùng xem qua ví dụ sau: 

Vì bị ốm, nên tôi không thể đi học được

Trong ví dụ trên, Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là “Vì bị ốm”. Nó có tác dụng trả lời cho câu hỏi “Vì sao” hay cụ thể là giải thích lý do vì sao “tôi” không thể đi học.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Dấu hiệu để nhận biết trạng ngữ

Bạn có thể nhận biết được trạng ngữ qua:

  • Trạng ngữ thường đứng đầu, cuối hoặc giữa câu
  • Giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu thường có dấu phẩy khi viết và một quãng nghỉ ngắn khi nói.

Ví dụ: Trong 2 cặp câu sau, câu nào có trạng ngữ và câu nào không? Tại sao?

Cặp 1: a) Tôi đi nhậu hôm nay. b) Hôm nay, tôi đi nhậu.

Cặp 2: a) Tôi giải quyết công việc trong 2 giờ b) Trong hai giờ, tôi giải quyết công việc.

Đáp án: Câu b của hai cặp trên có trạng ngữ vì “Hôm nay” và “ Trong hai giờ” được thêm vào để bổ sung ý nghĩa cho câu văn.

Câu a của hai cặp trên không có trạng ngữ bởi vì câu văn liền mạch, không có quãng nghỉ và dấu phẩy.

Dấu hiệu nhân biết trạng ngữ là gì

Dấu hiệu để nhận biết trạng ngữ

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ trạng ngữ là gì cùng một số kiến thức trọng tâm khác liên quan đến trạng ngữ. Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác liên quan đến tài liệu văn học các bạn hãy thường xuyên truy cập vào website kienthuctonghop.vn mỗi ngày nhé! Xin cảm ơn!

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan