Đại từ là gì? Vai trò, phân biệt đại từ & Bài tập vận dụng

11 Tháng Ba, 2022 0 Doãn Rần

Trong hệ thống từ loại tiếng Việt thì đại từ chiếm số lượng ít nhưng lại có vị trí vô cùng quan trọng trong giao tiếp. Vậy đại từ là gì? Các loại đại từ phổ biến và vai trò của chúng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới nội dung bài viết hôm nay.

Đại từ là gì?

Đại từ là từ dùng để chỉ người, sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất,… trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc là dùng để hỏi. Đại từ có thể đảm nhiệm nhiều vai trò ngữ pháp trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ,… dùng để thay thế cho một danh từ, động từ, tính từ,… Việc sử dụng đại từ trong câu nhằm tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

Đại từ trong tiếng Việt

Xét về mặt ngữ pháp thì đại từ trong tiếng Việt gồm 3 loại chính là:

1. Đại từ dùng để đặt câu hỏi

  • Đại từ này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu dùng để hỏi điều gì đó với người khác.
  • Được chia thành các loại như đại từ hỏi số lượng, đại từ hỏi về chất lượng, đại từ hỏi về nguyên nhân – kết quả,…
  • Ví dụ các từ như ai, gì, ở đâu, tại sao,…

2. Đại từ nhân xưng

Được dùng để thay thế cho các danh từ, động từ, tính từ, cụm tính từ, cụm danh từ,… nên còn được gọi là đại từ chỉ ngôi với 3 ngôi chính là:

đại từ là gì

Các ngôi trong đại từ nhân xưng

  • Ngôi thứ nhất: Chỉ người nói, nó tương đương với danh từ.
  • Ngôi thứ hai: Chỉ người nghe.
  • Ngôi thứ ba: Là đại từ được ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai nói đến.

3. Các loại đại từ khác

Ngoài 2 loại đại từ bên trên thì ngữ pháp tiếng Việt còn sử dụng danh từ làm đại từ xưng hô chia làm 2 loại khác gồm:

  • Đại từ chỉ quan hệ xã hội: Các mối quan hệ gia đình và xã hội thường được sử dụng làm đại từ xưng hô như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì,… Khi sử dụng đại từ này đòi hỏi người dùng phải xác định đúng người đóng vai trò có quan hệ như thế nào để sử dụng đại từ chỉ ngôi cho chính xác.
  • Đại từ chỉ chức vụ: Đó là những người giữ các chức vụ trong cơ quan Nhà nước, công ty, xí nghiệp,… như Chủ tịch, phó Chủ tịch, Giám đốc, Bộ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng, bác sĩ, y tá,…

Phân biệt đại từ để trỏ và đại từ để hỏi

Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7, học sinh cần nắm rõ được 2 loại đại từ là đại từ để trỏ và đại từ để hỏi. Cụ thể:

Đại từ là gì

Phân biệt đại từ để trỏ và đại từ để hỏi

1. Đại từ để trỏ

Là loại đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hiện tượng, hoạt động,… được nói đến trong ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trong giao tiếp, gồm 3 loại chính:

  • Đại từ trỏ số lượng: Gồm các từ “bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu,…”
  • Đại từ trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ “nó, tôi, tụi này, tụi kia,…”
  • Đại từ trỏ hoạt động và tinh chất: Gồm các từ “vậy, thế,… “

2. Đại từ để hỏi

Là loại đại từ được dùng để hỏi nguyên nhân, lý do, kết quả, hành động mà người hỏi thắc mắc. Đại từ để hỏi chỉ dùng trong câu hỏi nghi vấn, chứ không dùng để trả lời hay khẳng định, gồm các loại:

  • Đại từ để hỏi người hoặc sự vật: Gồm các từ “ai, gì, đâu, sao,…”
  • Đại từ để hỏi số lượng: Gồm các từ “bao nhiêu, bấy nhiêu,…”

Có thể thấy, đại từ thường dễ gây nhầm lẫn với danh từ. Tuy nhiên nếu bạn hiểu và phân tích đúng cấu trúc ngữ pháp thì bạn sẽ dễ dàng phân biệt 2 loại từ này.

Vai trò của đại từ trong câu

Trong câu, đại từ có thể đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ hoặc tính từ. Đại từ cũng có thể trở thành thành phần chính ở trong câu và nó không làm nhiệm vụ định danh. Đặc biệt, phần lớn các đại từ có chức năng chính là trỏ và mục đích thay thế.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Xác định đại từ “tôi” trong các câu bên dưới đảm nhiệm chức năng ngữ pháp gì?

  1. Tôi đang học bài trong nhà thì bạn Phong đến.
  2. Người được lớp biểu dương là tôi.
  3. Mọi người đều yêu mến tôi.
  4. Anh tôi học rất giỏi.
  5. Trong lòng tôi, cảm xúc như đang tuôn trào.

Lời giải: 

  1. “Tôi” là chủ ngữ trong câu.
  2. “Tôi” là vị ngữ trong câu.
  3. “Tôi” là bổ ngữ trong câu.
  4. “Tôi” là định ngữ trong câu.
  5. “Tôi” là trạng ngữ ở trong câu.

Bài 2: Tìm đại từ xuất hiện trong các câu của đoạn hội thoại:

Giờ ra chơi, Tuấn hỏi Tân:

  • Tân ơi, hôm qua cậu được mấy điểm môn Tiếng Anh? (câu 1)
  • Tớ 10 điểm, còn cậu được mấy điểm? (câu 2)
  • Tớ cũng vậy. (câu 3)

Lời giải

– Trong câu 1 từ “cậu” thay thế cho Tân.

– Trong câu 2 từ “tớ” thay thế Tân và từ “cậu’ thay thế cho Tuấn.

– Trong câu 3 từ “tớ” thay thế cho Tân, còn từ “thế” thay thế cho cụm từ “được điểm 10”.

Bài 3: Thay thế từ hoặc cụm từ bằng đại từ thích hợp cho các câu bên dưới:

  1. Con sói đang khát nước, con sói tìm thấy một cái lọ.
  2. Long đi qua cây cầu, Long vô ý đánh rơi một chiếc dép.
  3.  
  • Đông ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm Văn?
  • Tớ được 10 điểm. Còn cậu thì được mấy điểm?
  • Tớ cũng được 10 điểm.

Lời giải:

  1. Thay từ “con sói” trong vế 2 bằng từ “nó”.

⇒ Một con sói đang khát nước, nó tìm thấy một cái lọ.

     b. Thay từ “Long” trong vế 2 thành từ “cậu hoặc anh”.

 ⇒ Long đi qua cây cầu, cậu/anh vô ý đánh rơi một chiếc dép.

    c. Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao”; cụm từ “được 10 điểm” phía dưới thành “cũng thế”.

⇒  

  • Đông ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm Văn?
  • Tớ được 10 điểm. Còn cậu “thì sao”?
  • Tớ “cũng thế”.

Bài viết trên đây, chúng tôi vừa cung cấp thông tin về đại từ là gì cũng như cách phân loại và các ví dụ minh họa về đại từ. Chắc chắn qua bài học này đã giúp các bạn học sinh dễ hiểu bài hơn. Để cập nhật thêm các kiến thức môn Ngữ văn, các em học sinh hãy truy cập website Kienthuctonghop.vn mỗi ngày nhé!

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan