Thành Phần Phụ Chú Là Gì? Các Thành Phần Phụ Chú, Ví Dụ

9 Tháng Bảy, 2021 0 Phạm Chinh

Thành phần phụ chú là gì và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Thành phần phụ chú là một thành phần biệt lập trong câu, nó không tham gia vào thành phần câu. Mục đích chủ yếu là dùng để giải thích, bổ sung, làm rõ… cho chủ đề. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cụ thể cách phân biệt, đặt câu với thành phần phụ chú. Nhớ theo dõi đến cuối bài để tham khảo sơ đồ tư duy kiến thức tổng quan và dễ nhớ nhất!

Thành phần phụ chú là gì?

Trước khi tìm hiểu thành phần phụ chú là gì, ta cần biết đây là một trong các thành phần biệt lập có trong câu.

Tuy nhiên, các kiểu câu biệt lập cũng rất đa dạng, chúng có thể gây nhầm lẫn do các điểm tương đồng. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu sơ lược về loại thành phần biệt lập một cách tổng quát, qua biểu đồ sau đây:

thành phần phụ chú là gì

Các thành phần biệt lập trong câu – sơ đồ tư duy

Thế nào là thành phần biệt lập của câu?

Thành phần biệt lập chỉ bộ phận câu (từ, cụm từ) không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu.

– Các thành phần biệt lập hoàn toàn nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu văn. Nó được chia thành 4 thành phần chính bao gồm:

  1. Thành phần tình thái
  2. Thành phần cảm thán
  3. Thành phần gọi đáp
  4. Thành phần phụ chú

Trong đó, thành phần phụ chú thường dễ gây nhầm lẫn. Vì nó có dấu hiệu nhận biết không quá rõ ràng, dễ bị coi là thành phần nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu.

Thông qua khái niệm, đặc điểm nhận dạng, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thành phần phụ chú là gì.

Khái niệm, vai trò thành phần phụ chú là gì?

Thành phần phụ chú là một thành phần biệt lập trong câu, nó không tham gia vào thành phần câu / cấu trúc ngữ pháp. Mục đích chủ yếu là dùng để giải thích, bổ sung, làm rõ… cho chủ đề đang đề cập.

Về mặt ngữ pháp, mặc dù phần phụ chú không tham gia vào thành phần câu. Hay nói cách khác là có thể cắt bỏ phần phụ chú đi thì câu vẫn đầy đủ ngữ pháp, ngữ nghĩa.

Thế nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ nội (hướng người dùng đến sự giải thích cặn kẽ hơn một sự việc nào đó trong câu).

Hiểu đơn giản hơn là các thành phần phụ chú giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề, dụng ý câu đã được nêu ra ở trước đó.

– Ví dụ như: Bạn ấy hiểu lầm tôi, tôi nghĩ vậy, nên tôi buồn lắm

  • “Tôi nghĩ vậy” là một thành phần phụ chú, giải thích thêm cho “bạn ấy hiểu lầm tôi”
  • Dấu hiệu: Khi ta bỏ qua thành phần “tôi nghĩ vậy” được câu mới “Bạn ấy hiểu lầm tôi, nên tôi buồn lắm”. Câu mới vẫn hoàn chỉnh về ngữ pháp, ngữ nghĩa.
  • Ý nghĩa của phần phụ chú: Giải thích cho vế trước “bạn ấy hiểu lầm tôi”, thể hiện sự phỏng đoán. Mang tính cá nhân của người nói chứ chưa khẳng định hoàn toàn “tôi nghĩ vậy”
Đặt câu có thành phần phụ chú

Phân tích thành phần phụ chú trong câu

Tham khảo bài viết:

Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết các thành phần phụ chú là gì?

Thành phần phụ chú mang tính chất giải thích thêm cho vấn đề được nói đến trước đó trong câu, nên thường nằm ở giữa câu.

Đặc điểm thành phần phụ chú là gì trong câu

Khi dù thành phần phụ chú, nó thường được đặt giữa các dấu câu:

  • Hai dấu gạch ngang
  • Hai dấu phẩy
  • Hai dấu ngoặc đơn
  • Một dấu gạch ngang với một dấu phẩy 
  • Đôi khi được đặt sau dấu hai chấm

Ví dụ:

  • Hoa – hôm qua còn trầm mặc – hôm nay đã vui vẻ, phấn chấn hẳn lên
  • Trong tương lai khoa học tiến bộ hơn, bởi trí tuệ con người, chúng ta có thể khám phá một hệ mặt trời khác
  • Chiến thắng của đội tuyển hôm nay (tại sân nhà) là chuỗi thắng 3 liên tiếp
  • Chi hội trưởng Mai – đang phát biểu trên bục, là một học sinh giỏi toàn diện.
  • Thiên vân tinh Andromeda: Thiên hà chứa tới 3000 tỷ ngôi sao, gấp 3 lần Milky Way, được dự đoán sẽ và chạm với ngân hà của chúng ta trong gần 4 tỷ năm nữa.

Lưu ý

Không phải bất kỳ thành phần nào đặt giữa hai dấu câu cũng là thành phần phụ chú. Để tránh nhầm lẫn, bạn hãy thử lược bỏ thành phần đó đi. Nếu câu vẫn đầy đủ ngữ nghĩa thì đó mới là phần phụ chú. Đây là một trong các dấu hiệu phân biệt thành phần phụ chú là gì.

Ví dụ: “Tôi ngước nhìn qua rặng mía, cô Hoa đem những giỏ đan buộc thành từng gánh để mai đem chợ bán, còn bé Út ngồi nghịch những mảnh tre vụn dưới sân”.

Thành phần giữa 2 dấu câu “cô Hoa… chợ bán” không phải thành phần phụ chú, mà là 1 vế của câu. Nếu lược bỏ, câu sẽ hoàn toàn mất đi 1 phần nghĩa (không còn sự xuất hiện của “cô Hoa”).

Tổng kết nội dung về các thành phần phụ chú

Để học sinh ghi nhớ tổng quan hơn về nội dung các thành phần phụ chú trong câu. Sau đây là sơ đồ kiến thức liên quan do Kiến thức tổng hợp thực hiện:

thành phần phụ chú là gì

Tổng quan kiến thức về thành phần phụ chú bằng sơ đồ tư duy

Cách đặt câu có thành phần phụ chú

Bài tập xác định thành phần phụ chú và đặt câu với loại thành phần này, là 2 trong số các dạng đề phổ biến nhất.

Trong đó, bài tập xác định có thể dựa vào các dấu hiệu vừa nêu trên để giải quyết.

Đối với các bài tập tự đặt câu có phần phụ chú. Không chỉ trực tiếp giải quyết các bài tập luyện từ và câu. Mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ túc kiến thức tập làm văn. Giúp học sinh diễn đạt mạch lạc, biết sử dụng phụ chú để thể hiện dụng ý câu văn hay, sâu sắc hơn.

  • Bước 1: Đặt câu thông thường với đầy đủ nghĩa, ngữ pháp mạch lạc.
  • Bước 2: Cân nhắc phần nội dung muốn mô tả chi tiết hơn
  • Bước 3: Chèn thành phần phụ chú vào câu. Kèm các dấu câu để “phân tách mạch lạc” với các vế chính

Ví dụ:

Câu ban đầu: “Ngày chị đi, lần đầu tôi biết thứ cảm giác cách xa người thân máu mủ.”

Câu khi thêm phụ chú: “Ngày chị đi, người chị ruột duy nhất của tôi, lần đầu tôi biết thứ cảm giác cách xa người thân máu mủ.”

Trên đây là bài viết chủ đề Thành phần phụ chú là gì? Kèm sơ đồ tư duy đầy đủ, chi tiết. Mong rằng nội dung trên có thể giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan về chủ đề từ và câu trong Tiếng Việt. Đừng quên theo dõi Kiến thức tổng hợp mỗi ngày để thu thập nhiều tài liệu bổ ích, thiết thực khác!

Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan