Thủy triều đen là gì, thủy triều đỏ là gì… Đây có lẽ là thắc mắc của không ít người về hiện tượng biển “lạ thường này”. Thực chất, cách gọi trên dựa trên biến đổi đặc trưng của màu sắc nước trên mặt biển. Ban đầu mặt biển vốn dĩ có màu xanh, nhưng hiện tượng biến đổi màu sắc này cho thấy chúng có vấn đề bất thường. Vậy cụ thể các hiện tượng thủy triều này là gì? Nguyên nhân ra sao và những nơi nào trên thế giới có thủy triều đen? Tất cả sẽ được Kiến thức tổng hợp giải thích qua thông tin dưới đây!
Nội dung bài viết
Thủy triều là gì?
Trước tiên ta cần hiểu như thế nào là thủy triều. Cũng như những hiện tượng bất thường liên quan đến nó, bao gồm hiện tượng thủy triều đen là gì?
Theo wikipedia định nghĩa thì: “Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian mà phụ thuộc biến chuyển thiên văn”.
Chúng ta thường nghe những câu nói như “thủy triều lên” và “thủy triều xuống”. Đây chính là giai đoạn biến đổi của mực nước dưới sông, biển, hoàn toàn nhìn được bằng mắt. Tất nhiên hiện tượng nước lên và rút trong ngày này càng quen thuộc với những ai sống ở miền sông nước.
Nguyên nhân sinh ra thủy triều
Nguyên nhân thủy triều được giải thích trên khía cạnh khoa học. Hiện tượng này do lực hấp dẫn của mặt trăng và lực ly tâm gây ra. Cụ thể hơn, thủy quyển vốn có hình cầu dẹt. Tuy nhiên do bị kéo cao lên ở hai miền nên tạo thành hình ellipsoid.
Theo chu kỳ ngày đêm của Trái Đất, nó sẽ tự quay quanh mình một vòng. Tương đương việc khi ở một điểm nào trên Trái Đất có một lần hướng về Mặt Trời sẽ xuất hiện thủy triều. Trong đó, có hai loại thủy triều bạn cần hiểu:
- Thủy triều bán nhật triều: Mỗi ngày Trái Đất có 2 lần nước dâng cao và 2 lần nước xuống
- Thủy triều toàn nhật triều: Chu kỳ mỗi ngày thủy triều dâng cao 1 lần và xuống 1 lần
Theo nghiên cứu, khả năng sinh lực hấp dẫn thủy triều của mặt trời chỉ bằng 5/11 mặt trăng. Bên cạnh đó, khi hấp lực dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời trùng nhau, mực nước sẽ lên cao hơn.
Một số hiện tượng liên quan đến thủy triều
Thủy triều đen là gì, thủy triều đỏ là gì và chúng có phải hiện tượng thiên tai hay không?
Đầu tiên, thủy triều đỏ là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, nó gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa. Số lượng dày đặc của chúng tạo thành màu nâu đỏ đặc trưng trên mặt nước. Thủy triều đỏ là hiện tượng thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển hoặc tảo nước ngọt. Nó còn có cách gọi khác trong khoa học là hiện tượng nở hoa của tảo biển.
Thủy triều đỏ có hại không thì câu trả lời là có! Sự sinh sôi dày đặc bất thường của tảo sinh ra các chất độc hại. Các độc tố có thể ảnh hưởng tới không khí, gây khó thở và tạo mùi tanh khó chịu.
Thủy triều đỏ đã xảy ra ở nhiều nước: Philippines, Trung Quốc, Anh, Malaysia, Hoa Kỳ, Brasil, Úc,…
Ngoài ra, một hiện tượng khác được biết đến là thủy triều đen. Trái với thủy triều đỏ do các loài tảo tự nhiên gây ra, thì thủy triều đen lại là hiện tượng do tác động bởi con người. Và những tác hại mà nó gây ra, thậm chí nguy hiểm không kém thủy triều đỏ.
||Tham khảo bài viết: Bão là gì? Bão hình thành như thế nào, vì sao lại có bão?
Giải nghĩa hiện tượng thủy triều đen là gì
Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm thủy triều đen là gì, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng xấu này như thế nào.
Thủy triều đen là gì
Thuỷ triều đen thực chất là nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, gây ô nhiễm môi trường.
Giao thông đường thủy đóng vai trò rất quan trọng nối liền các Châu lục. Nó phục vụ cho vận chuyển hàng hóa và di chuyển con người. Trong đó, như bạn biết tại các đảo và vùng ven biển, thường có lượng dầu mỏ rất lớn. Cách vận chuyển chúng tối ưu nhất cũng nhờ vào thuyền biển.
Thế nhưng, an toàn giao thông hàng hải luôn có tỉ lệ sự cố. Cùng với những vấn đề bị rơi, rò rỉ dầu trong quá trình vận chuyển dẫn đến nguồn nước có nơi bị ô nhiễm nặng nề bởi dầu mỏ.
Những tác hại khủng khiếp của hiện tượng thủy triều đen là gì?
– Làm mất cân bằng sinh thái biển
– Nhiều sinh vật biển chết do ô nhiễm, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng.
– Dầu trên mặt nước và xác chết động vật biển hàng loạt càng làm nước ô nhiễm nặng nề
– Gây ô nhiễm đất và nước các vùng ven biển, gây nguy hiểm nặng nề đến đời sống người dân
– Lượng dầu ngấm sâu dưới đáy biển rất khó để khắc phục
– Không thể kiểm soát vấn nạn tràn dầu lan rộng trên cả vùng biển rộng lớn
Những nơi trên thế giới có thủy triều đen
Brazil là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi thủy triều đen. Các vệt dầu thô đen kịt lan khắp bờ biển đất nước dài hơn 4.400 km. Có đến 127 đô thị và 11 bang ở quốc gia Nam Mỹ này phải chịu ảnh hưởng của trận thủy triều đen lịch sử hồi cuối 12 / 2019.
Ngay cả một quốc gia như Mỹ, cũng từng vật vã đối đầu với thủy triều đen. Phải mất đến hàng tỷ đô la để khắc phục sự cố tràn dầu ở giàn khoan trên Vịnh Mexico. Đó là bài học đắt giá cho bất kỳ quốc gia nào tham gia khai thác dầu mỏ. Theo thống kê sơ bộ, có hơn 82.000 con chim, 25.900 loài động vật có vú biển, 6.000 con rùa biển… đã chết.
Rất nhiều quốc gia cũng từng chung số phận gánh chịu thủy triều đen:
– Thảm họa siêu tàu chở dầu đầu tiên bị đắm tại Anh
– Tai nạn và chạm làm tràn 41 triệu lít dầu xuống Prince William Sound của Alaska…
Biện pháp khắc phục thủy triều đen là gì?
- Các tàu thuyền vận tải dầu phải được gia cố hai lớp, tăng cường rào chắn
- Xây dựng hệ thống quy định khai thác dầu nghiêm ngặt hơn
- Hạn chế khai thác, lạm dụng dầu mỏ
Trên đây là giải thích Thủy triều đen là gì, thủy triều đỏ là gì và những tác hại của nó. Mong rằng bài viết của Kiến thức tổng hợp đã mang đến những thông tin thực sự bổ ích. Đừng quên cập nhật những nội dung mới nhất tại đây mỗi ngày nhé!
||Bài viết liên quan khác:
- Mưa axit là gì? Những tác hại của mưa axit đối với con người
- Năng lượng tái tạo là gì? Khám phá các dạng năng lượng tái tạo
- Những việc làm bảo vệ môi trường đơn giản hiệu quả
- Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân, hiện tượng của biến đổi khí hậu
- Năng lượng gió là gì? Năng lượng gió dùng để làm gì?