Bạn đã biết bão hình thành như thế nào và vì sao lại có bão chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé! Vì trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết và đầy đủ cho bạn đọc liên quan đến bão! Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Bão là gì?
Bão là trạng thái nhiễu động của bầu khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan.
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm cùng với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào trong vùng trung tâm bão. Vùng gió xoáy thuận này có đường kính hàng trăm km và được hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu.
Tùy theo khu vực hình thành mà thuật ngữ bão sẽ có những tên gọi khác nhau.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “bão” dùng để diễn tả những cơn bão nhiệt đới, một loại thời tiết đặc trưng ở các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, người ta phân chia bão dựa theo sức gió Beaufort và thang bão Saffir-Simpson.
Mỗi năm trên toàn thế giới sẽ phải gánh chịu một mùa mưa bão. Trong khoảng thời gian này, có từ 40 đến 50 cơn áp thấp nhiệt đới hình thành ở khu vực xung quanh đường xích đạo và phát triển mạnh lên thành bão. Ở Bắc Bán Cầu thì mùa bão bắt đầu từ 1/6 đến 30/11, còn ở Nam Bán Cầu, mùa bão thường bắt đầu từ tháng giêng đến tháng 3.
Bão hình thành như thế nào?
Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 yếu tố: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.
Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành ở trên biển trong dải vĩ độ 5 – 20 độ. Ở hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 đến 27 độ C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành. Lực coriolis đủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nên bão.
Sở dĩ bão không thể hình thành được trong giải 0 – 5 độ vĩ về hai phía của xích đạo bởi vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy. Khối không khí ở trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200 km, chiều dài khoảng 1000km, cách mặt đất khoảng từ 10 – 12km.
Vì sao có bão?
Bão hình thành ở những vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ và ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nước.
Nước nóng sẽ khiến cho tình trạng bốc hơi diễn ra mạnh hơn, mà sự bốc hơi chính là nguyên nhân của bão. Khối không khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và làm những đám mây bão không cố định ngày càng lớn hơn.
Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy không khí ẩm và nóng. Hiện tượng này xảy ra vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây thường cuộn xung quanh ống khói này.
Ở Bắc bán cầu, Trái Đất quay theo chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ. Vì vậy, bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều.
Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ sẽ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương với 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão sẽ giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi.
Tại sao bão lại xuất hiện chủ yếu vào mùa hè và mùa thu?
Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới đó là vào mùa hè và mùa thu. Từ tháng 6 – tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 – tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu), bão sẽ xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu. Bởi vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của bão. Bởi vì nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là từ 26 độ C trở lên), khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển của đối lưu và chuyển động xoáy quy mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.
Tại sao mắt bão lại là nơi “bình yên” nhất?
Mắt bão hay còn gọi là tâm bão, là nơi có áp suất không khí rất thấp. Còn xung quanh mắt bão thì không khí ở tầng thấp vừa xoáy nhanh vừa đổ về phía trung tâm áp thấp.
Tốc độ dòng khí càng nhanh thì vận tốc của gió càng mạnh, tạo nên lực ly tâm cực lớn khiến không khí bên ngoài càng khó lọt vào trong tâm bão. Do đó, mắt bão cũng giống như một cái ống được xây bằng mây, bên trong dường như không khí không quay và gió rất yếu.
Bởi vì không lọt được vào tâm bão nên không khí bên ngoài mang nhiều hơi nước phải bốc lên. Từ đó hình thành những đám mây xám xịt rồi ào ạt tuôn mưa. Trong khi đó, tại mắt bão lại xuất hiện những dòng khí đi xuống. Chính vì vậy nơi đây trời quang, mây tạnh, thậm chí còn có thể nhìn thấy trăng sao vào buổi tối.
Tuy nhiên, nếu mắt bão ở trên đại dương thì sóng biển lại cực kỳ dữ dội. Thí nghiệm cho thấy, đặt một ly nước vào trong chuông thuỷ tinh rồi hút dần không khí ra, đến khi không khí loãng và áp suất giảm tới mức nhất định thì nước trong ly nổi bọt sùng sục như đang bị đun sôi.
Vậy là qua bài viết, các bạn đã biết được bão là gì và bão hình thành như thế nào rồi phải không nào? Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết thú vị tiếp theo của kiến thức tổng hợp nhé!
||Xem thêm bài viết khác:
- Thủy triều đen là gì? Thủy triều đỏ là gì? Xảy ra ở đâu?
- Mưa axit là gì? Những tác hại của mưa axit đối với con người
- Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân, hiện tượng của biến đổi khí hậu
- Năng lượng gió là gì? Năng lượng gió dùng để làm gì?
- Năng lượng tái tạo là gì? Khám phá các dạng năng lượng tái tạo