Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông?

12 Tháng Mười Một, 2021 0 Thu Trà

Châu Âu là châu lục duy nhất trên thế giới nằm gần hoàn toàn trong khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt. Vậy khí hậu tại châu Âu được phân chia như thế nào? Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông? Hãy theo chân Kiến thức tổng hợp để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này nhé!

Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông

Giải thích tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông?

Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông?

Lý do tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông đó chính là sự thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ

  • Phía Tây, thường có khí hậu ôn đới hải dương và mưa nhiều. Đồng thời, dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương sẽ làm cho biển cùng khí hậu ấm áp hơn khi mùa đông tới. Quanh năm gió Tây ôn đới sẽ đưa hơi ấm và ẩm vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở vùng Đông Nam và Đông châu Âu. Từ đó dẫn tới sự phát triển đa dạng của các thảm thực vật.
Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông

Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông là do sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa

  • Sâu trong đất liền, thì sự ảnh hưởng của biển cùng khối khí hải dương sẽ yếu dần. Vì thế, biên độ nhiệt trong năm sẽ lớn hơn, lượng mưa giảm nên thảm thực vật rừng lá rộng sẽ phát triển mạnh hơn.
  • Phía Đông, có khí hậu ôn đới lục địa và nó nằm sâu trong nội địa, vì thế ít bị ảnh hưởng bởi gió Tây ôn đới và dòng biển. Khí hậu khắc nghiệt nên thực vật cũng ít phát triển và chủ yếu là rừng lá kim.

So sánh khí hậu ôn đới lục địa với ôn đới hải dương và Địa Trung Hải

So sánh khí hậu ôn đới hải dương & ôn đới lục địa

Khí hậu Ôn đới hải dương

Khí hậu ôn đới lục địa

– Có mùa đông không lạnh, cùng mùa hè mát mẻ.

– Nhiệt độ thường trên 0°C, với nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8 độ C và tháng nóng nhất là khoảng 18 độ C.

– Lượng mưa quanh năm khá lớn từ 800 – 1000mm/ năm. Nên nhìn chung khá ẩm ướt.

– Hệ thống sông ngòi có nhiều nước quanh năm và không bị đóng băng

– Hệ thực vật chủ yếu là loại rừng lá rộng.

– Có mùa đông khô, lạnh; còn mùa hè thì nóng hơn. Từ tháng 11 – tháng 4 sẽ có tuyết rơi bởi nhiệt độ thấp.

– Nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12 độ C và tháng nóng nhất khoảng 20 độ C.

– Mùa mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè với lượng mưa từ 400 – 600mm/ năm.

– Sông có nhiều nước trong mùa hè – xuân và thường đóng băng vào mùa đông.

– Thảm thực vật sẽ thay đổi từ Bắc xuống Nam, nên thảo nguyên và rừng lá kim sẽ chiếm ưu thế.

– Khi vào sâu trong lục địa thì tính chất lục địa tăng nên mùa đông lạnh và mùa hè nóng. 

Khu vực khí hậu ôn đới hải dương sẽ ấm hơn so với khu vực có khí hậu ôn đới lục địa

So sánh khí hậu ôn đới lục địa & địa trung hải

Khí hậu ôn đới lục địa

Khí hậu địa trung hải

– Mùa đông khô, lạnh và thường có tuyết rơi. Còn mùa hè nóng và mưa thường tập trung chủ yếu vào mùa hè.

– Thường phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Âu.

– Nhiệt độ của tháng nóng nhất vào khoảng 20 độ C, và tháng lạnh nhất sẽ là – 12 độ C.

– Lượng mưa hàng năm từ 400 – 600mm, sông ngòi có nhiều nước vào mùa xuân hè, còn mùa đông thì đóng băng.

– Thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam nên thảo nguyên và rừng lá kim chiếm ưu thế.

– Mùa đông, mùa thu không lạnh và có mưa, còn mùa hè thì khô và nóng.

– Phân bố ở ven Địa Trung Hải và Nam Âu.

– Nhiệt độ của tháng lạnh nhất vào khoảng 10 độ C, còn tháng nóng nhất là khoảng 25 độ C.

– Lượng mưa khá cao với trung bình năm khoảng 1000mm và tập trung chủ yếu vào mùa đông.

– Hệ thống sống ngòi ngắn, dốc và có nhiều nước vào mùa Thu và Đông do có nhiều mưa

– Thực vật là cây bụi gai và rừng thưa.

Khí hậu khu vực ôn đới và khí hậu khu vực Địa Trung Hải có mùa mưa khác nhau

Những loại thảm thực vật điển hình ở châu Âu

Châu Âu có các loại thảm thực vật điển hình như: rừng lá kim, rừng lá cứng, rừng lá rộng và thảo nguyên. Trong đó, khoảng 80 – 90% châu Âu được bao phủ bởi rừng. Bởi điều kiện khí hậu ở châu Âu rất thuận lợi cho rừng phát triển.

Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông

Thảm thực vật điển hình ở châu Âu

Thảm thực vật ở châu Âu sẽ thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây dựa theo sự thay đổi của lượng mưa và nhiệt độ. 

  • Ở vùng ven biển Tây Âu thường có khí hậu ôn đới hải dương nên thường có thảm thực vật chính là rừng lá rộng (dẻ, sồi,…)
  • Vùng ven biển Địa Trung Hải có khí hậu khô cằn, nên thảm thực vật sẽ là rừng rậm và rừng lá cứng
  • Vùng nội địa thì có khí hậu ôn đới lục địa, nên thảm thực vật tại đây sẽ là rừng lá kim (tùng, thông,…)
  • Ở phía Đông Nam thường có khí hậu cận nhiệt và ôn đới lục địa, nên thảm thực vật là thảo nguyên.

Hy vọng qua bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Tại sao thảm thực vật ở Châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông?”, cùng nhiều kiến thức bổ ích khác trong lĩnh vực Địa lý. Và cũng đừng quên theo dõi và ghé thăm kienthuctonghop.vn và cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác từ chúng tôi nhé!

||Ôn tập kiến thức khác:

Bài viết liên quan