Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

1 Tháng Mười Một, 2021 0 Doãn Rần

Bố cục và phương pháp luận có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận. Vì vậy, để có thể hoàn thành tốt bài tập môn Ngữ văn lớp 7 thì các em học sinh phải nắm chắc hệ thống lý thuyết liên quan. Ở nội dung bài viết này, kienthuctonghop.vn sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích nhất về bố cục và phương pháp trong bài văn nghị luận. Mời bạn cùng theo dõi!

Văn nghị luận là gì? Bố cục một bài văn nghị luận 

Văn nghị luận là thể loại văn giúp người nghe hoặc người đọc xác lập một tư tưởng, quan điểm nào đó. Theo đó, trong bài văn phải đảm bảo có luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục. Đồng thời, tư tưởng và quan điểm đó phải hướng tới giải quyết các vấn đề mang tính “nóng hổi” trong cuộc sống, xã hội thực tại.

Bố cục của một bài văn nghị luận gồm 3 phần chính, cụ thể:

bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Bố cục của một bài văn nghị luận

  • Mở bài: Nêu được vấn đề có ý nghĩa trong đời sống xã hội, nó được xem là luận điểm xuất phát và tổng hợp chung.
  • Thân bài: Trình bày nội dung của bài bằng cách chia nhiều đoạn nhỏ và mỗi đoạn sẽ đưa ra một luận điểm phụ.
  • Kết bài: Đưa ra kết luận nhằm khẳng định lại tư tưởng, thái độ và quan điểm xuất phát của bài văn.

Do đó, đối với các bài tập có yêu cầu là xác định luận điểm chính, luận điểm phụ trong từng phần hay mối quan hệ giữa các phần thì chúng ta cần sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau để tìm ra luận điểm. Và để hiểu rõ hơn thì mời bạn đọc theo dõi nội dung bên dưới.

||Xem thêm: So Sánh Đặc Điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết

Lập luận trong văn nghị luận là gì? Các phương pháp luận cơ bản

Lập luận trong một bài văn nghị luận là việc đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe hoặc người đọc đến một kết luận nào đó mà họ mình muốn đạt tới. Vì vậy, để dẫn dắt thì chúng ta cần phải vận dụng các phương pháp lập luận thích hợp.

Phương pháp lập luận trong văn nghị luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận phải chặt chẽ và thuyết phục. Một bài văn nghị luận có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp luận để đảm bảo mục đích sử dụng. Các phương pháp lập luận cơ bản gồm:

bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Cách lập luận trong bài văn nghị luận

  • Cách lập luận giải thích: Đây sẽ là cách để bạn lý giải, cắt nghĩa về một sự vật hay hiện tượng cụ thể để giải thích cho người đọc/người nghe hiểu được ý nghĩa thật sự của nó (lưu ý là sự vật, hiện tượng này có liên quan đến luận điểm).
  • Cách lập luận phân tích: Là cách lập luận chia nhỏ một đối tượng làm nhiều yếu tố hoặc bộ phận nhỏ liên quan với nhau để xem xét đối tượng trên nhiều mặt.
  • Cách lập luận chứng minh: Bạn cần sử dụng dẫn chứng có thật chứng minh cho quan điểm, tư tưởng đưa ra ở đề bài đảm bảo dẫn chứng phải phù hợp với đối tượng đọc và phù hợp với hoàn cảnh, xã hội.
  • Cách lập luận so sánh:Thực hiện phép so sánh các sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác trong mối quan hệ tương quan và có sự tương đồng nhất định về hình thức, quen thuộc với con người.
  • Cách lập luận bình luận: Tác giả cần đưa ra các đánh giá, nhận xét chủ quan của bản thân về quan điểm. Lời bình luận đưa ra trên sự xem xét, tham khảo đa chiều đảm bảo sự khách quan nhất định.
  • Cách lập luận bác bỏ: Tức là sẽ đưa ra một quan điểm trái ngược hoàn toàn với vấn đề đang bàn bạc, rồi từ đó khẳng định tính đúng đắn của vấn đề chính thông việc chứng minh quan điểm trái ngược sai.

Bên cạnh đó, một số phương pháp lập luận khác cũng được sử dụng phổ biến đó là quan hệ nhân – quả, phương pháp tổng – phân – hợp hay phương pháp suy luận tương đồng.

Mối quan hệ mật thiết giữa bố cục và lập luận trong văn nghị luận

Có thể nói, bố cục và lập luận cũng như phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bố cục sẽ làm tiền đề và là thước đo lý tưởng để “đong đếm” vào đó các cách lập luận, phương pháp lập luận phù hợp nhằm đảm bảo sự sắc chặt chẽ, sắc bén của bài viết. Hơn thế nữa, nó sẽ nhằm mục đích khẳng định sự đúng đắn của luận điểm chính là quan điểm, tư tưởng của chính tác giả.

bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Mối quan hệ mật thiết giữa bố cục và phương pháp lập luận

Còn đối với bố cục, lập luận sẽ là cách thức diễn giải; là sự cụ thể hóa của nội dung cần có trong các phần bài văn nghị luận. Do đó, hai yếu tố này là không thể tách rời mà phải cần có đồng thời để đảm bảo chất lượng bài viết.

Như vậy, trong nội dung hôm nay chúng tôi đã chia sẻ thành công đến bạn đọc thông tin cơ bản về bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Hy vọng là với lý thuyết cơ bản trên đã giúp các bạn học sinh giải quyết những bài tập Ngữ văn khó nhằn. Chúc các bạn vận dụng thành công vào bài văn của mình!

||Ôn tập kiến thức khác:

Bài viết liên quan