Phân tích bài Việt Bắc – Đầy đủ, chi tiết, các đề bài thường gặp

22 Tháng Sáu, 2021 0 Phạm Chinh

Phân tích bài Việt Bắc của Tố Hữu là một nội dung quan trọng trong ngữ văn 12. Hiện các sĩ tử đang bước vào giai đoạn nước rút của cuộc thi toàn quốc. Việc ôn tập nhất là những tác phẩm cảm thụ dài và dày đặc nội dung chắc chắn không dễ dàng. Chính vì thế, chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra kiến thức trọng tâm, đầy đủ nhất bài thơ Việt Bắc. Giúp bạn nắm chắc các nội dung tiêu biểu, theo kết cấu phân đoạn của tác phẩm.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc Tố hữu

  • Việt Bắc là một khu căn cứ đầu não của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp
  • Vào tháng 7 năm 1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc
  • Tháng 10 năm 1954, sau khi cuộc chiến chống thực dân Pháp thắng lợi hoàn toàn. 
  • Các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc lúc này về lại thủ đô Hà Nội
  • Nhà thơ Tố Hữu đồng thời là một chiến sĩ cách mạng cũng có mặt tại đây, gắn bó và chiến đấu
  • Bài thơ được viết trong buổi chia tay Việt Bắc trở về xuôi đó
phân tích bài việt bắc

Tim hiểu chi tiết bài thơ Việt Bắc

Phân tích bài Việt Bắc về kết cấu thơ

Kết cấu bên ngoài

Kết cấu bài thơ dưới dạng câu “hỏi đáp” giữa người dân Việt Bắc với anh chiến sĩ sắp giã từ nơi đây. Một cuộc chia tay mang ý nghĩa lịch sử và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Nơi đã bó dài lâu, đầy tình nghĩa sâu nặng, mặn nồng,… của người lính. Họ đã cùng nhân dân chung sống, chia sẻ những đắng cay ngọt bùi, đùm bọc lẫn nhau trong chiến đấu,…

Những câu thơ được cất lên như bài ca bất diệt về tình người, tình đồng chí, đồng bào thiêng liêng. Khẳng định mối nhân duyên ấy sẽ còn tốt đẹp, càng bền chặt hơn qua thời gian, cho dù phải chia xa.

Cách đối đáp gần gũi và thân thuộc như trong lời hát ca dao, dân ca Việt Nam. Một âm hưởng đặc trưng của thơ Tố Hữu đã được nâng tầm và tỏa sáng qua thi phẩm Việt Bắc.

Bài thơ cũng vì thế mà trở nên gần gũi như lời tâm tình, thủ thỉ của đôi lứa yêu nhau, “tình chung mà riêng, riêng mà chung”.

Phân tích bài Việt Bắc, ta thấy cách kể xưng “mình – ta” rất đặc sắc. Vừa có thể hiểu đây là cách nói chuyện theo ngôi thứ nhất, vừa có thể hiểu như ngôi thứ hai. Tình cảm chan chứa yêu thương, gắn bó vì thế mà như được nhân lên. Tố Hữu nói chuyện nghĩa tình cách mạng, kháng chiến đến với lòng người bằng con đường của tình yêu.

Kết cấu bên trong

Đi sâu hơn vào kết cấu thơ kiểu đối thoại của nhà thơ. Ta mới nhận ra thực chất đây chỉ là lớp kết cấu bề ngoài. Thực chất lại là một lời độc thoại của chính nhân vật trữ tình (tác giả). Khi ông đang chìm đắm trong nỗi quyến luyến, bịn rịn một quá khứ gian khổ mà tươi đẹp ở Việt Bắc.

Trong đó, ta cảm nhận được một luồng cảm xúc dạt dào, giao thoa bởi nhiều chiều cảm xúc:

  • Nghĩa tình nhân dân, nghĩa tình kháng chiến và cách mạng
  • Khát vọng về một tương lai tươi sáng

Cách tạo dựng tình huống “kẻ ở người đi”, xây dựng cách nói chuyện “mình ta”. Thực chất là cách thể hiện tinh tế của tác giả để tâm trạng được bộc lộ rõ nét hơn. Tạo một không khí hô ứng, đồng vọng và ngân vang đầy hào sảng, dạt dào nghĩa tình.

Phân tích bài Việt Bắc – 8 câu thơ đầu

Nội dung chính: Những phút giây đầu tiên của buổi chia tay, đầy lưu luyến. Sự bịn rịn nhung nhớ của kẻ ở – người đi

phân tích bài việt bắc của tố hữu

8 câu thơ mở đầu Việt Bắc

Bốn câu đầu là lời ướm hỏi của người ở lại

Câu hỏi đầy ngọt ngào, gợi nhắc “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Là khoảng thời gian cách mạng gian khổ mà hào hùng. Cảnh và người Việt Bắc gắn bó nghĩa tình với bộ đội chiến sĩ. Đồng thời khẳng định tấm lòng son sắt, chung thủy của mình.

Cách thể hiện nghĩa tình qua lối xưng hô “mình – ta” thân thuộc trong dân gian. Xuất hiện và gắn liền với cách nói, cách thưa của đôi lứa yêu nhau. Qua đó tạo nên không khí thân mật, gần gũi, như “chung lòng chung sức”. Điệp từ nhớ, láy đi, láy đi láy lại cùng với lời nhắn nhủ “mình có nhớ ta”, “mình có nhớ không”.  Như một điệp khúc vang lên day dứt khôn nguôi.

Các từ “thiết tha” “mặn nồng” thể hiện cho ân tình gắn bó sâu nặng của người dân và người lính.

Bốn câu thơ sau là lời đối đáp của người cán bộ về xuôi

Cảm xúc bồi hồi được nâng lên đến không nói thành lời. Người lính bịn rịn, tuy không trả lời trực tiếp những câu hỏi của “người ở”. Nhưng cử chỉ “cầm tay nhau” lại như bộc bạch được hết tâm tư tình cảm: chưa xa đã nhớ.

Đó là nỗi bịn rịn, luyến lưu của chàng cán bộ với cảnh và người Việt Bắc.

Hình ảnh “áo choàng” là một nghệ thuật hoán dụ tinh tế của tác giả. Đây là trang phục truyền thống, màu sắc rất đặc trưng của con người Việt Bắc. 

Có thể nói, 8 câu thơ đầu như khúc dạo đầu của bài tình ca về nỗi nhớ.

||Xem thêm bài viết: Cách xác định các loại phương thức biểu đạt trong văn học

Phân tích bài Việt Bắc – 12 câu tiếp

Nội dung chính: Nỗi nhớ về thiên nhiên, cuộc sống và tình người ở Việt Bắc.

Phân tích bài Việt Bắc

Đoạn thơ như một khúc cao trào của riêng nỗi nhớ, ngân vang không dứt

Những nỗi nhớ được hồi tưởng lại trong ký ức người lính

  • Nhớ một thiên nhiên khắc nghiệt: “mưa nguồn, suối lũ, những mây cùng mù”.
  • Nhớ một chiến khu đầy gian khổ, nhưng sẵn lòng căm thù giặc sâu sắc. Cơm chấm muối, mối thù nặng vai, gian khổ đến đâu cũng không từ nan.
  • Nhớ những sản vật miền rừng: trám bùi, măng mai,… đặc trưng trên miền Việt Bắc.
  • Nhớ những mái nhà nghèo nàn nhưng ấm áp tình người, tình cách mạng, giàu tình yêu thương.
  • Nhớ những năm đầu kháng Nhật với những địa danh lịch sử: Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa… Đây đều là những nhân chứng lịch sử vẻ vang. Ghi dấu những thế hệ chiến đấu, bảo vệ mảnh đất quê hương bằng xương bằng máu.

Cách thể hiện nỗi nhớ

Phân tích bài Việt Bắc mới thấy được cái hay trong mượn từ ngữ để biểu đạt tâm trạng.

Một nỗi nhớ được thể hiện bằng chất thơ đậm chất dân gian (lục bát). Từng cặp thơ là sự phối hợp hài hòa, nhịp nhàng của thanh điệu.

Đặc biệt với sấu dòng lục tạo thành một điệp khúc âm thanh. Đan xen bởi những cấu trúc thanh bằng – trắc hòa nên nhạc điệu trầm bổng nhẹ nhàng, khoan thai.

Hầu hết các câu thơ ngắt theo nhịp 4 /4 tạo sự đối xứng, hô ứng về cấu trúc lẫn nhạc điệu:

“Mưa nguồn suối lũ/những mây cùng mù” hay “Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai…”

Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của những cặp tiểu đối:

  • Khắc ghi những sự kiện
  • Kể về hiện thực gian khổ, đầy rẫy khó khăn
  • Khắc sâu vẻ đẹp con người toát lên từ tâm hồn Việt Bắc, gắn bó son sắt cùng lối sống ân tình thủy chung

Những trang thơ hiện đại, kể về cuộc chiến hiện tại. Nhưng Tố Hữu lại mang được hơi thở dân tộc, âm hưởng dân gian vào. Mà chỉ khi phân tích bài Việt Bắc, ta mới thấy cái hay, cái khéo ấy tài tình thế nào.

Câu thơ “Mình đi mình lại nhớ mình” với ngụ ý đặc sắc. Nhớ mình – tức nhớ người ở lại nhưng cũng như là nhắc nhở chính mình hãy nhớ về quá khứ gian khổ nhưng thấm đẫm nghĩa tình này.

||Tham khảo: Các biện pháp tu từ thường gặp trong Ngữ Văn thi THPT

Phân tích bài Việt Bắc – câu 25 đến câu 42

Đoạn thơ tiếp tục là một điệp khúc của nỗi nhớ. Hồi tưởng về những kỷ niệm trong sinh hoạt nghèo khổ nhưng thấm đượm nghĩa tình

“Nhớ gì như nhớ người yêu… chày đêm nện cối đều đều suối xa”

phân tích bài việt bắc bức tranh tứ bình

Cách xưng hô mình ta gần gũi thân thương

  • Nỗi nhớ được tác giả miêu tả như nhớ người yêu để thể hiện sự mãnh liệt, da diết.
  • QUANG CẢNH Việt Bắc qua đây cũng hiện lên với những nét đẹp rất riêng: Trăng đầu núi, nắng lưng nương,…
  • Nỗi nhớ da diết được thể hiện qua các điệp từ “nhớ từng”. Thể hiện một nỗi nhớ in sâu, khắc khoải về cảnh và người nơi đây
  • Tuy nhiên, nỗi nhớ da diết và đậm sâu hơn cả là CON NGƯỜI Việt Bắc. 

Nhớ đến Việt Bắc là nhớ đến những con người nặng nghĩa thủy chung

  • Nhớ Việt Bắc là nhớ đến tấm lòng sẻ chia: bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
  • Nhớ đến nghĩa tình: người mẹ địu con, bẻ từng bắp ngô 
  • Nhưng cũng là nhớ đến đồng chí, đồng đội với bao gian nan vất vả: Nhớ sao… núi đèo

Dù kể về Việt Bắc trong ký ức đấu tranh hằng gian khổ nhất. Nhưng những ký ức ấy vẫn hiện lên thật tươi đẹp và bình dị.

Đoạn thơ trên là những lời thấm thía khung cảnh bản làng, tình người, tình quân dân. 

Phân tích bài Việt Bắc – câu 43 đến câu 52

Nội dung chính: Đoạn thơ miêu tả một bức tranh tứ bình về thiên nhiên, con người Việt Bắc

“Ta về mình có nhớ ta… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

  • Hai dòng đầu: Khẳng định nỗi nhớ thương da diết, tình cảm thủy chung của người đi với con người Việt Bắc.
  • Thiên nhiên Việt Bắc đẹp trong sự đan cài với “hoa” cùng “người”. Đoạn thơ với 4 cặp lục bát câu sáu là tả cảnh – câu tám là tả người.
Phân tích bài Việt Bắc

Bức tranh tứ bình trong Việt Bắc

Vẻ đẹp thiên nhiên qua 4 mùa (tranh tứ bình) – vẻ đẹp cổ điển

  • Mùa Đông: Bạt ngàn cây lá, nổi bật sắc đỏ hoa chuối như bức tranh chấm phá
  • Mùa Xuân sắc trắng hoa mơ miên man, tinh khiết
  • Mùa Hè: Tiếng ve ngân vang trong rừng phách
  • Mùa Thu ánh trăng chan hòa trên mặt đất

Con người trở thành tâm điểm của bức tranh – vẻ đẹp hiện đại

  • Mùa đông trở nên ấm áp khi “ánh nắng dao gài thắt lưng”
  • Mùa xuân hòa cùng với dáng vẻ cần mẫn chút chăm của “người đan nón”
  • Mùa hè hoá dịu dàng với hình ảnh cô em gái hái măng một mình
  • Mùa thu là tiếng hát nghĩa tình thủy chung cất lên giữa đêm trăng

Phân tích bài thơ Việt Bắc – câu 53 đến câu 83

Nội dung chính: khung cảnh Việt Bắc kháng chiến, lập nhiều chiến công, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến

Phân tích bài Việt Bắc câu 53 đến 74 – khí thế chiến đấu

  • Rừng núi mênh mông trở thành bạn ta, chiến đấu cùng ta và bao bọc cho ta
  • Chiến khu là nơi căn cứ vững chắc, đầy nguy hiểm với kẻ thù
  • Những địa danh được xướng tên trong niềm tự hào
  • Không khí chiến đấu hừng hực, sục sôi, đầy hào hứng
Phân tích bài Việt Bắc

Khí thế chiến đấu tại Việt Bắc

Ý nghĩa truyền tải:

  • Sức mạnh đoàn kết của bộ đội, dân công… sự hợp lực của nhiều thành phần tạo thành khối đoàn kết vững chắc.
  • Các từ: Rầm rập, điệp diệp, trùng trùng…thể hiện khí thế chiến đấu dồn dập.
  • Hình ảnh người chiến sĩ được gợi lên giàu chất tạo hình.
  • “Anh sao đầu mũ bạn cùng mũ nan” là ẩn dụ ánh sáng của sao dẫn đường, ánh sáng của niềm tin, của lí tưởng.
  • Thành ngữ “Chân cứng đá mềm” được nâng lên thành một bước cao hơn “bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”.

Phân tích bài Việt Bắc câu 75 đến 83 – cuộc họp chính phủ

Đoạn thơ miêu tả chân thực mà giản dị cuộc họp chính phủ trong hang núi. Một nơi tưởng tối tăm nhưng lại rực rỡ dưới ánh cờ đỏ sao vàng trong nắng trưa. Kết thúc là sự thâu tóm hình ảnh Việt Bắc quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến. Việt Bắc chính là trái tim cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin của hàng triệu con người Việt Nam. 

Một số lưu ý khi phân tích bài Việt Bắc

phân tích bài việt bắc hay nhất

Những lưu ý khi làm đề phân tích tác phẩm Việt Bắc

Đây là một tác phẩm dài, không dễ “thuộc lòng”. Nên Kiến thức tổng hợp khuyên bạn hãy ôn tập theo gạch đầu dòng. Chọn ra những ý chính, phân theo từng đoạn thơ. Phần phân chia đoạn và chủ đề đã được gợi ý ở trên, bạn có thể tham khảo.

Bên cạnh đó, một số dạng đề hay gặp liên quan đến phân tích bài Việt Bắc. Bạn có thể tập viết một số mở bài, kết bài hay trước là cách cho những ai muốn “giành điểm giỏi” nhé. Vì nội dung là chưa đủ, bài viết còn cần hay và thu hút. Mà mở bài và kết bài chính là “đất diễn” cho những cây bút tài hoa.

Một số đề tham khảo:

– Dạng 1: Cảm nhận về đoạn thơ nào đó trong tác phẩm Việt Bắc

(các đoạn thơ tiêu biểu thường được chọn: 

  • 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc
  • Đoạn: Nhớ gì như nhớ người yêu…Chày đêm nện cối đều đều suối xa
  • Đoạn Bức tranh tứ bình : Ta về mình có nhớ ta…. Thuỷ chung
  • Đoạn Việt Bắc trong kháng chiến: Những đường Việt Bắc của ta…Đèo De núi Hồng)

– Dạng 2: Phân tích bài Việt Bắc để chứng minh một nhận định nào đó là đúng

– Dạng 3: Đề so sánh văn học (so sánh đoạn thơ Việt Bắc với tác phẩm khác như Tây Tiến, Đây thôn Vĩ Dạ, sóng,…)

Với kiểu bài này, bạn cần nhớ hai ý chính là cái giống và cái khác biệt của hai tác phẩm. Qua đó làm nổi bật định hướng nội dung và phong cách văn học của mỗi nhà thơ.

Trên đây là phần Phân tích bài Việt Bắc – Đầy đủ, chi tiết, các đề bài thường gặp.  Nếu bạn quan tâm hoặc muốn tìm hiểu các nội dung phân tích văn học khác Nhờ ghé thăm Kiến thức Tổng hợp thường xuyên nhé, chúc bạn một mùa thi thắng lợi!

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan