Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia – Nghệ thuật trào phúng

25 Tháng Năm, 2021 0 Phạm Chinh

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia – đoạn trích điển hình cho thành công xây dựng nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Đây là đoạn trích được lấy từ tiểu thuyết vang danh – Số Đỏ với thành công trong xây dựng các tình huống và nhân vật đậm chất biếm họa, thể hiện bộ mặt xã hội thực dân lố lăng, đồi bại ở tầng lớp thượng lưu.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), là nhà văn, nhà viết kịch và phóng viên tài ba. Số đỏ là một trong các tác phẩm tiêu biểu làm rạng danh tên tuổi ông. Được ví von tựa như tác phẩm kinh điển “tấn trò đời” phiên bản của Việt Nam. Nơi lột tả chân thực, sâu sắc với những nét trào phúng kinh điển về một “cái địa ngục” ngay giữa xã hội loài người.

Tác giả Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng là nhà văn – nhà viết kịch nổi tiếng trong VH – NT Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. 

Ông là cây bút hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu của Văn học Việt Nam trước CMT8. Đồng thời, ông được vinh danh là “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”. Được xướng tên là “ông vua phóng sự của đất Bắc”.

Là nhà văn viết về hiện thực, tệ nạn và thói trụy lạc. Nhưng Vũ Trọng Phụng lại là người sống rất có đạo đức và chịu kham khổ. Ông qua đời vì bệnh lao phổi khi mới ở tuổi 27. Đến trước lúc chết chỉ thốt lên mơ ước nhỏ bé đến nghẹn lòng. Rằng: “Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này”.

Dù ra đi ở tuổi đời rất trẻ, nhưng nhà văn lại sở hữu kho tàng sáng tác vô cùng đồ sộ. Thậm chí rất nhiều tác phẩm vang danh, trở thành áng văn tiêu biểu của thời đại.

Vũ trọng phụng

Đôi nét về nhà văn Vũ Trọng Phụng

Các tác phẩm nổi tiếng của ông được đông đảo người dân biết đến và ca ngợi. Với rất nhiều bộ truyện – tiểu thuyết được dàn dựng thành phim như:

  • – Số đỏ (tiểu thuyết)
  • – Làm đĩ (tiểu thuyết)
  • – Một cái chết (truyện ngắn)
  • – Bà lão lòa (truyện ngắn)
  • – Cạm bẫy người (phóng sự)
  • – Cơm thầy cơm cô (phóng sự)
  • – ….

Tác phẩm Số Đỏ và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Số đỏ là tiểu thuyết được phát hành lần đầu năm 1936. Tác phẩm gồm 20 chương, kể về hành trình “gặp may” của một nhân vật tên Xuân tóc đỏ. Hắn từ một tên vô công rồi nghề, “biến thái” khi xem trộm 1 ả đầm thay đồ. Vô tình lọt vào mắt xanh bà Phó Đoan – một nhân vật giới thượng lưu.

Từng bước Xuân kết giao với các nhân vật máu mặt. Làm tên lang băm bán thuốc lậu mà biến thành “sinh viên trường thuốc”. Là kẻ trực tiếp gây nên cái chết của “cụ tổ” nhưng lại được cả gia tộc con cháu biết ơn. 

Trước trận thua mất mặt trong ván quần vợt giao hữu lại được gắn mác “hy sinh vì tổ quốc”. Cuối cùng còn nhận cả huân chương Bắc đẩu bội tinh (huân chương cao quý nhất của nước Pháp). Nhờ quyến rũ tiểu thư Tuyết mà trở thành con cháu gia đình “thế phiệt” bậc nhất Hà Thành.

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia, đoạn trích nằm trong chương 15. Nguyên văn tựa đề là “Hạnh phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào – một đám ma gương mẫu”.

Nội dung đoạn trích xoay quanh đám ma của cụ cố tổ. Với rất nhiều tình tiết, mâu thuẫn làm nên tiếng cười trào phúng, chua chát. Xung quanh một xã hội đạo đức giả tạo, bịp bợm của bọn tư bản thực dân.

Đám tang thực chất là sự chôn cất của “đạo đức, truyền thống, văn hóa”. Để chúng khoác lên lối sống và tư tưởng “Âu hóa”. Mà thực chất là vỏ bọc của đời sống ăn chơi, trụy lạc, làm tiền và vô nhân đạo.

|| Xem thêm: Các biện pháp tu từ thường gặp trong Ngữ Văn thi THPT

Phân tích bài Hạnh phúc của một tang gia – nghệ thuật trào phúng đặc sắc

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia

Con người lố lăng và xã hội tha hóa trong Hạnh phúc của một tang gia

Thế nào là Nghệ thuật trào phúng?

Trào phúng là một lối sáng tác đặc biệt trong đó sử dụng yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… Ẩn chứa trong những lời nói bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác.

Rất khó để xếp trào phúng vào một thể loại văn học nào. Theo nhận định của L.I. Ti-mô-phê-ép: “Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học gần gũi với trữ tình, sử thi hoặc là kịch trong từng trường hợp cụ thể”.

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia – nhan đề trào phúng

Ngay từ nhan đề, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một mâu thuẫn trào phúng hết sức “lạ lùng”:

  • “Tang gia”: Nhà có người mất, là chuyện rất đau buồn, bi thương
  • “Hạnh phúc”: Trạng thái cảm xúc khi gặp chuyện vui, đúng ý nguyện.
  • Vốn dĩ “hạnh phúc” là tâm lý khi có hỷ sự, còn với “tang sự” là trái ngược, gắn liền với “bi thương”.

=> Nhan đề chứa đựng mâu thuẫn vừa tưởng như vô lý, vừa rất buồn cười. Hàm chứa trong đó một tiếng cười chua chát và kích thích người đọc tìm hiểu lý do.

Một đám ma nhưng ai nấy đều không che giấu được niềm vui của mình:

– Người trong nhà thì mừng rỡ được chia khối gia tài “kếch xù”. Không còn phải che giấu những bí mật xấu hổ, thấp thỏm sợ mất khoản “thừa kế”. Người thì mong ngóng được “lên chức vị” trong cái gia môn hào thế,…

– Người ngoài thì tranh thủ cơ hội như “ngày lễ” để chim chuột, khoe mẽ, được thỏa mong “xem cái đám ma to”…

Mâu thuẫn nhan đề đồng thời cũng là mâu tình huống trào phúng xoay quanh phân tích bài Hạnh phúc của một tang gia.

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia – nhân vật trào phúng

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia

Các nhân vật trào phúng

Người trong nhà:

Cụ cố Hồng: Phấn khởi được “lên chức” trưởng bối lớn nhất trong gia đình, phần khởi khi được diễn cảnh già yếu trước mặt mọi người. Là hình ảnh của một cả ham danh bề ngoài, không chút thương tiếc cho người cha ruột thịt của mình.

Ông Văn Minh: Thích thú được nhìn cái chúc thư đã đi vào thực hành chứ không còn nằm im trên giấy tờ như trước kia nữa.

Bà Văn Minh: Phấn khởi để được lăng xê những bộ “tang phục” táo bạo nhất, sang đẹp một cách “Âu hóa”, khoe thịt.

Cô Tuyết: Được dịp diện bộ đồ “ngây thơ” để chứng minh mình còn trinh tiết. Mang nỗi buồn nhưng mà “buồn lãng mạn” vì người yêu không đến.

Cậu Tú Tân: Được cầm cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến làm anh ta “sướng điên người”.

Ông Phán: Cảm thấy vui sướng vì không ngờ cái “sừng” bà Phán cắm cho lại “có giá trị”.

Người ngoài:

Xuân tóc đỏ: Đặc biệt vui sướng vì “nhờ” hắn mà cụ cố tổ chết, danh tiếng và uy nghiêm lại càng bành trướng hơn.

Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: “giữa lúc không có ai đáng bị phạt… đương buồn rầu… thì sung sướng cực điểm”, có dịp “hành nghề”.

Bạn bè cụ cố Hồng: Toàn kẻ háo danh, tranh thủ khoe mấy bộ ria với đống huân chương.

Hàng phố: “đám ma đi đến đâu huyên náo đến đây”, nhốn nháo khen đám ma to, chỉ chú ý những bộ đồ tang cách tân.

Kết luận: Bức tranh chân thực đến mức hài hước, giữa một đám tang lẽ ra bi thương, lại chỉ tìm thấy những niềm vui sướng háo hức.

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia – cảnh tượng trào phúng

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia

Cảnh đưa đám của gia đình “hào môn” trong Hạnh phúc của một tang gia

Cảnh đưa đám:

– Chậm chạp và nhốn nháo: Do ai cũng lo thì thầm, tán tỉnh nhau, chẳng hề có chút trang nghiêm hay thành kính nào với người đã khuất.

– Các loại kèn tây, ta, tàu lố lăng: Muốn một đám ma “vừa hiện đại vừa truyền thống”. Thực chất là một bát thập cẩm nhốn nháo, ồn ào, chẳng ra đâu vào đâu. Tây không ra tây, ta cũng chẳng ra ta.

– Người đi đám nói chuyện nhốn nháo: Đủ thứ chuyện được lôi ra từ tán tỉnh đến chim chuột, khoe mẽ,… Nhưng tuyệt nhiên không có lời tiếc thương nào cho người mất.

– Điệp khúc “đám cứ đi”: Cái đám tang không đi đường ngắn nhất mà dềnh dàng, lượn vòng vo khắp phố để khoe mẽ sự giàu sang và kéo dài cái thời khắc “sung sướng” này.

Cảnh hạ huyệt:

– Cậu Tú yêu cầu mọi người tạo dáng chụp ảnh

– Cụ cố Hồng ra vẻ là người con chí hiếu nhưng lại lộ rõ nét giả tạo

– Ông Phán “khóc oặt người đi” nhưng lại dúi vào tay Xuân tóc đỏ 5 đồng, để cảm ơn hắn đã “tiễn” cụ cố tổ.

Kết luận: Những cảnh tượng lố bịch đưa tiếng cười trào phúng đến mức cao trào. Thể hiện giọng điệu mỉa mai, chế giễu thói khoe giàu, khoe sang một cách lố bịch của đám con cháu bất hiếu.

|| Xem thêm: Cách xác định các loại phương thức biểu đạt trong văn học

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia – Nội dung và nghệ thuật

Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Giá trị nội dung

1. Thông qua phân tích bài Hạnh phúc của một tang gia. Ta thấy được một bức chân dung hài hước của một gia đình có tang. Nhờ đó, tác giả phản ánh được thực trạng suy đồi đạo đức của một bộ phận tầng lớp tư sản thượng lưu Hà Thành.

Hậu quả của việc “đua đòi” theo trào lưu “Âu hóa” mà làm mất cách giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Mà lối “sinh ngoại” đó vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức nhiều người Việt đến tận bây giờ.

Rõ ràng, đây là một thực trạng không chỉ ở một giai đoạn, Vũ Trọng Phụng đã nhìn ra vấn đề mang tính chất thời đại. Bản thân mỗi người không biết tự hào, trân trọng cái truyền thống vốn có thì sớm muộn cũng bị những thói đua đòi, sùng ngoại làm cho méo mó tính cách, phẩm cách.

2. Tác giả đồng thời bày tỏ thái độ căm phẫn đối với thói giả dối, đạo đức giả trong gia đình và xã hội tư sản. Là hồi chuông báo động về tình trạng xuống cấp của đạo đức. Sự lên ngôi của tệ nạn và sự giả tạo kinh tởm.

Giá trị nghệ thuật

– Thành công trong xây dựng nghệ thuật trào phúng

– Giọng điệu lạnh lùng, khách quan pha chút dí dỏm mỉa mai trào lộng, nhưng chua chát bằng những lời bình.

– Sử dụng biện pháp phóng đại cường điệu

– Tạo tiếng cười châm biếm, hài hước từ cách đặt tên nhân vật, đồ vật:

Tên NV: Phán mọc sừng, Xuân tóc đỏ, TYPN (Tuýp phờ nờ – Tôi yêu phụ nữ),…

Trang phục: Ngây thơ, hững hờ, chờ 1 phút, ỡm ờ,…

– Khắc họa khung cảnh kết hợp linh hoạt giữa miêu tả cận cảnh đến toàn cảnh.

Trên đây là bài Phân tích bài hạnh phúc của một tang gia để thấy được nghệ thuật trào phúng đặc sắc. Chúc bạn đọc của Kiến Thức Tổng Hợp có được những thông tin bổ ích!

Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan