Phương châm hội thoại là gì? Các phương châm hội thoại, ví dụ

13 Tháng Mười, 2021 0 Doãn Rần

Để quá trình giao tiếp của chúng ta được diễn ra thuận lợi và đảm bảo người đối diện có thể hiểu được nội dung được dễ dàng thì người nói cần chú đến các phương châm hội thoại. Bạn đã biết phương châm hội thoại là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá vấn đề này dưới nội dung của bài viết.

Phương châm hội thoại là gì?

Phương châm hội thoại chính là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia cuộc hội thoại cần tuân thủ và làm theo. Khi đáp ứng tối đa các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp được xem là thành công. 

Phân loại các phương châm hội thoại chính

Hiện nay, phương châm hội thoại được chia thành 5 loại. Cụ thể là:

Phương châm hội thoại là gì

Phân loại các phương châm hội thoại chính

  • Phương châm hội thoại về lượng: Được hiểu là trong quá trình giao tiếp thì cấu trúc câu cần có nội dung và nội dung của câu đó phải đáp ứng được các yêu cầu của cuộc giao tiếp. Tức là nội dung sẽ không thừa và không thiếu.
  • Phương châm hội thoại về chất: Những thông tin được đưa ra trong hội thoại khi chưa được xác thực và chưa xác định được sự chính xác thì không nên khẳng định sự chắc chắn.
  • Phương châm hội thoại quan hệ: Trong quá trình giao tiếp, người nói cần tập trung vào chủ đề giao tiếp, tránh lạc đề và lạc hướng.
  • Phương châm hội thoại cách thức: Người nói cần chú ý để đảm bảo sự mạch lạc của câu, đồng thời nó cũng đảm bảo ngắn gọn, xúc tích và tránh dài dòng, mơ hồ. 
  • Phương châm hội thoại lịch sự: Người giao tiếp trong hội thoại cần thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.

Như vậy, để giao tiếp được thành công thì người tham gia cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, chúng ta phải căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể để vận dụng một phương châm hội thoại phù hợp và linh hoạt.

||Tham khảo thêm:

Lý do cần nắm vững các phương châm hội thoại trong giao tiếp?

Trong quá trình giao tiếp, khi nắm vững nội dung các phương châm hội thoại sẽ giúp người đối diện dễ hiểu và hội thoại sẽ thành công nhanh chóng. Và việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguồn nguyên nhân chính sau đây:

các phương châm hội thoại

Lý do cần nắm vững các phương châm hội thoại trong giao tiếp?

  • Người nói khá vô ý, vụng về và thiếu văn hóa giao tiếp.
  • Người nói muốn ưu tiên một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác mang tính quan trọng hơn, dẫn đến việc không tuân thủ đúng.
  • Người nói muốn tạo sự chú ý và muốn người nghe hiểu nội dung câu nói theo một hàm ý khác.

Các bài tập vận dụng các phương châm hội thoại

Để bạn đọc hiểu thêm các nội dung về phương châm hội thoại, chúng tôi xin cung cấp tới bạn các vận dụng cơ bản về phương châm hội thoại. 

Vận dụng 1: Trong các câu sau đây không tuân thủ phương châm hội thoại? 

  1. Điều này là tuyệt mật nhất đấy !
  2. Hôm qua là ngày sinh nhật của anh trai tôi.
  3. Nhà hàng này bán hải sản biển ngon tuyệt vời.
  4. Bạn học trường nào vậy? – Tớ là học trường trung học cơ sở.

Gợi ý: Với các trường hợp trong đề bài đều đã vi phạm phương châm hội thoại về lượng do sử dụng các từ trùng lặp gây thừa thông tin hoặc thiếu thông tin. 

  1. Thừa từ “nhất”, vì từ “tuyệt mật” đã thể hiện ý nhất và tuyệt đối rồi.
  2. Thừa từ “ngày”, vì từ “sinh nhật” đã có nghĩa là ngày sinh.
  3. Thừa từ “biển”, vì hải sản đã là các sản vật được lấy từ biển.
  4. Câu trả lời bị thiếu thông tin, đó là tên của một trường trung học cơ sở cụ thể.

Vận dụng 2: Theo dõi nội dung câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trong tiết học môn Địa lý, thầy giáo gọi Đức lên thực hành và chỉ lên bản đồ:

  • Em hãy chỉ cho thầy đâu là châu Mỹ.
  • Thưa thầy, đây ạ! – Đức dùng thước chỉ lên bản đồ.
  • Tốt lắm, em Hà hãy cho thầy biết ai là người có công tìm ra châu Mỹ?
  • Dạ thưa thầy, bạn Đức ạ!
  1. Trong mẩu chuyện trên, phương châm hội thoại nào bị vi phạm và không được tuân thủ?
  2. Để tuân thủ các phương châm hội thoại, học sinh Đức cần trả lời câu hỏi của thầy giáo ra sao?
  3. Tìm ra câu thành ngữ nhận xét về cuộc hội thoại bên trên.

Gợi ý:

  1. Trong câu chuyện trên đã vi phạm các phương châm hội thoại quan hệ. Cụ thể, với câu hỏi của thầy giáo đã được Đức hiểu theo một hướng khác hoàn toàn tức là thầy hỏi ai đã hỏi ai đã có công tìm ra châu Mỹ trong lịch sử địa lý thế giới thì học sinh lại trả lời về người tìm ra châu Mỹ trên bản đồ trong giờ học Địa lý. 
  2. Để tuân thủ các phương châm hội thoại, thì bạn Hà phải trả lời thầy là: Thưa thầy, Cô-lôm-bô là người có công tìm ra châu Mỹ ạ. 
  3. Câu thành ngữ nhận xét chính xác về vi phạm phương châm hội thoại quan hệ trong truyện là: Ông nói gà, bà nói vịt. 

Vận dụng 3: Tìm câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao mà nội dung có liên quan đến phương châm lịch sự trong giao tiếp.

Gợi ý:

  • Lời nói chẳng mất tiền mua

      Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. (Câu ca dao)

  • Lời chào cao hơn mâm cỗ. (Câu tục ngữ)

Vận dụng 4: Xây dựng đoạn hội thoại giữa một học sinh và một người lớn tuổi, trong đó tuân thủ các phương châm hội thoại. 

Gợi ý: Với yêu cầu này thì học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức về phương châm hội thoại. Khi đó, nhân vật tham gia là một bạn học sinh và một cụ lớn tuổi nên cần xác định nội dung, tình huống hội thoại cụ thể. Đặc biệt, hãy chú ý đến việc xây dựng lời thoại có tuân thủ các phương châm hội thoại như kiến thức nêu bên trên. 

Qua nội dung của bài viết trên, có thể nói vai trò của các phương châm hội thoại là rất quan trọng. Việc tuân thủ nghiêm túc các phương châm giao tiếp sẽ khiến quá trình giao tiếp diễn ra trôi chảy và thành công. Hy vọng các kiến thức và bài tập vận dụng trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan