Các Thành Phần Biệt Lập Là Gì? Vai trò gì trong câu văn? Ví Dụ

16 Tháng Chín, 2021 0 Thu Trà

Khi hành văn, một câu văn tiếng Việt thường sẽ có rất nhiều thành phần chínhthành phần phụ khác nhau. Mỗi thành phần trong câu có những vai trò nhất định, giúp câu văn được mạch lạc, dễ hiểu hơn cho người dùng. Khái niệm thành phần biệt lập là gì, nó có vai trò gì, có những thành phần biệt lập nào? bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc một cách cụ thể nhất.

Khái niệm thành phần biệt lập là gì?

Các thành phần biệt lập là gì

Các thành phần biệt lập là gì?

Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp cơ bản của câu (cấu trúc cú pháp của câu gồm các thành phần như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…) và không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu.

Các thành phần biệt lập được chia ra rõ, ứng dụng trong các cấu trúc ngữ pháp và tình huống khác nhau.

Bốn thành phần biệt lập chính trong tiếng Việt gồm có:

  • Thành phần tình thái
  • Thành phần gọi – đáp
  • Thành phần cảm thán
  • Thành phần phụ chú

Tùy theo các trường hợp và hoàn cảnh cụ thể, bạn xây dựng câu văn dựa trên các thành phần biệt lập khác nhau sao cho linh hoạt.

Các thành phần biệt lập phân loại như thế nào?

có những thành phần biệt lập nào

Có 4 thành phần biệt lập cơ bản

Để có thể nắm vững hơn cách sử dụng của các thành phần biệt lập, chúng ta cần nắm vững phân loại thành phần biệt lập được nhắc đến trong câu. Thành phần biệt lập gồm có:

Thành phần tính thái

Đây là thành phần thường xuyên xuất hiện trong văn học. Thành phần tình thái dùng để diễn tả cách nhìn của người nói, người viết đối với một sự việc sự vật. Thành phần thường có vị trí linh hoạt trong câu có thể đứng ở cuối câu, đầu câu hoặc giữa cầu. 

Thành phần tình thái có dấu hiệu nhận biết khá rõ rệt: chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn,… đây là những từ ngữ thường xuyên xuất hiện khi bắt gặp của thành phần tình thái, dùng để chỉ sự tín nhiệm hoặc tin cậy của người nói.

Ví dụ: chắc hẳn anh ấy rất lo lắng khi cô ấy gặp tai nạn.

Đáng sợ nhất chưa phải là cái chết, có lẽ đó là sự dằn vặt suốt đời khi Lavi không giúp đỡ cô gái bị tai nạn trên đường, khiến cô ấy ra đi.

Sác thành phần tình thái khi đứng trong câu giúp cho tình huống trở nên rõ ràng hơn, diễn đạt được ý nghĩa của sự vật sự việc, thể hiện được cách nhìn nhận, đánh giá của con người. Ngoài ra việc thêm vào câu các thành phần tình thái giúp cho câu văn có tính truyền cảm cao hơn, dễ dàng thu hút người đọc người nghe.

Thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán được sử dụng trong tiếng Việt, áp dụng trong câu để có thể bộc lộ được cảm xúc của con người ví dụ như: buồn, vui, cười, khóc. Thành phần cảm thán thường có vị trí đứng đầu câu, nhấn mạnh câu văn và thu hút người đọc hơn. Khi sử dụng các thành phần cảm thán, phần cấu trúc ngữ pháp đứng sau thường là giải thích cho nguyên nhân của nỗi cảm thán vừa mới đưa ra.

Ví dụ:

Chao ôi, con mèo này mới đẹp làm sao.

Trời ơi, không ngờ câu chuyện này là có thật.

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.

Người đọc câu văn cũng như người hành văn có thể dễ dàng phân biệt được thành phần cảm thán dựa vào vị trí cũng như các thực từ đi kèm. Thông thường thì các thành phần cảm thán sẽ được tách ra khỏi câu bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm than. Trong nhiều trường hợp, khi tách thành phần cảm thán khỏi câu bằng dấu! Thì nó được coi là một câu độc lập.

Thành phần gọi – đáp 

Thành phần gọi đáp là thành phần biệt lập dùng trong câu, có tác dụng tạo lập, duy trì quan hệ giao tiếp giữa con người với nhau. Thông thường các thành phần gọi đáp không tham gia diễn đạt ý nghĩa của sự việc trong câu nhưng lại có một vị trí cực kỳ quan trọng, nó giúp chúng ta phân biệt cuộc trò chuyện trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra các thành phần gọi đáp còn giúp chúng ta phân biệt được các mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình giao tiếp. Thành phần giao tiếp gọi đáp thường sẽ được đứng đầu câu văn, giúp cho câu văn thêm lịch sự hơn.

Ví dụ: Thưa ông, ông có nhận định gì về tình huống trên ( quan hệ trên – dưới).

Ừ, 9 giờ sáng chúng ta đi siêu thị cùng nhau nhé ( quan hệ ngang hàng).

Ê, bạn ơi, lại đây mình bảo ! ( sự thân thiện).

Ê, thằng kia, mày bị điên à ( sự vô lễ).

Thành phần phụ chú

Thành phần phụ chú cũng là một thành phần biệt lập xuất hiện nhiều trong các câu văn của tiếng Việt. Phụ chú dùng để bổ sung lời giải thích, giải đáp chi tiết trong một nội dung nào đó, trong đoạn văn. Tác dụng của thành phần phụ chú cực kỳ quan trọng trong lời nói giao tiếp cũng như hành văn viết. Nhờ vào thành phần phụ chú, người nghe và người đọc sẽ hiểu rõ hơn ý định mà người viết, người nói muốn truyền tải.

Cách nhận biết thành phần phụ chú khá đơn giản. Chúng ta sẽ phụ thuộc vào các thành phần dấu câu trong câu, các dấu ngoặc đơn, ngoặc kép.

Ví dụ về thành phần biệt lập phụ chú:

Tỉnh Phú Thọ: Đây là một tỉnh nằm ở phía Tây Hà Nội, được gọi với cái tên khác là vùng đất Tổ vua Hùng.

||Chi tiết: Thành Phần Phụ Chú Là Gì? Các Thành Phần Phụ Chú, Ví Dụ

Phân biệt thành phần tình thái và cảm thán

Các thành phần biệt lập

Trong 4 thành phần thì tình thái và cảm thán dễ nhầm lẫn nhất

Trong các thành phần phụ chú và tiếng Việt, người sử dụng thường hay nhầm lẫn giữa thành phần cảm thán và thành phần tình thái. Nếu không tinh ý hai thành phần biệt lập này sẽ có thể bị sử dụng hiểu lầm lẫn nhau. Cụ thể những điểm khác nhau, giống nhau giữa thành phần tình thái thành phần cảm thán như sau:

Giống nhau

Đều không có vai trò diễn đạt nghĩa cho câu văn

Không tham gia xây dựng cấu trúc ngữ pháp cho câu văn

Khác nhau

Thành phần tình thái là thành phần giúp người đọc nhìn nhận sự việc được nói đến trong câu khách quan hơn, thể hiện cách nhìn đa chiều.

Thành phần cảm thán thường sẽ bộc lộ thêm vào đó tâm lý, cảm xúc của người trình bày.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn phân biệt và tổng hợp các thành phần biệt lập nằm trong câu. Việc nắm được các thành phần câu văn chắc chắn giúp bạn hành văn được mạch lạc, dễ hiểu, dễ đọc. Qua đó giúp mạch văn của bạn thêm mềm mại, trơn tru hơn.

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan