Các Thể Thơ Trong Văn Học Việt Nam Thường Gặp Cơ Bản

16 Tháng Chín, 2021 0 Thu Trà

Văn học Việt Nam là một kho tàng phong phú với nhiều thể loại thơ ca, văn xuôi, văn nghị luận,…Trong cấp học phổ thông, chúng ta cũng được tiếp xúc với các thể thơ trong văn học, hiểu biết rộng hơn về lịch sử văn học của nước nhà. Dưới đây sẽ là gợi ý các thể thơ thường gặp, xuất hiện nhiều trong các dạng đề thi văn những năm gần đây.

Thể thơ lục bát

các thể thơ trong văn học

Thể thơ lục bát làm khá đơn giản

Thơ lục bát là một trong các thể thơ trong văn học thường gặp và xuất hiện từ rất lâu ở Việt Nam. Những bài thơ lục bát thường gồm những cặp câu sáu và tám chữ xen lẫn nhau. Bắt đầu bài thơ sẽ là một câu lục và kết thúc bài thơ sẽ là một câu bát. Thể thơ lục bát không giới hạn số câu, dựa vào ngữ điệu và hoàn cảnh, người sáng tác thơ có thể sáng tác các bài thơ lục bát dài hay ngắn tuỳ ngẫu hứng. 

Thơ lục bát cũng tuân theo một quy tắc ngầm về bằngtrắc. Thông thường câu 1, 3, 5 tự do về thanh còn câu 2, 4, 6 phải tuân thủ luật B – T – B (câu lục), B – T – B – B (câu bát) để bài thơ được xuôi tai hơn.

Ví dụ:

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

(Trích: Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Thể thơ song thất lục bát

các thể thơ thường gặp

Quy tắc thơ song thất lục bát

Trong các thể thơ trong văn học thì song thất lục bát được sử dụng khá phổ biến. Song thất lục bát là một thể thơ nằm trong tập các dạng thơ truyền thống, có sức sáng tạo cao của dân tộc Việt Nam.

Song thất nghĩa là thể thơ này sẽ có hai câu bảy chữ rồi đến câu sáu chữ và kết thúc là câu tám chữ. Các bài thơ song thất lục bát căn cứ theo luật bằng trắc để phối hợp thành văn nghe sẽ tai hơn. Quy luật bằng trắc trong thể thơ song thất lục bát như sau:

Trong câu 7 chữ thì chữ thứ 3, 5, 7 tác giả sẽ phải tuân theo lần lượt là T – B – T, trong câu 7 chữ ở dưới ngược lại: 3, 5, 7 sẽ đảo thành B – T – B. Tiếp đến cặp lục bát dưới lại tuân theo luật bằng trắc của thể lục bát tiến hành làm thơ.

Ví dụ:

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,

Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,

Bộ khôn bằng ngựa thuỷ khôn bằng thuyền.

(Trích: Chinh phụ ngâm khúc – Đoàn Thị Điểm)

Thể thơ Đường Luật

các thể thơ cơ bản

Thơ Đường luật bắt nguồn từ Trung Quốc

Thể thơ Đường luật là thể thơ có nguồn gốc bắt nguồn từ nhà đường tại Trung Quốc.

Đường Luật có 2 dạng là:

  • Thất ngôn tứ tuyệt
  • Thất ngôn bát cú

Thể thơ được du nhập vào Việt Nam, kế thừa và phát triển ngày một sáng tạo và rộng rãi hơn. Khi làm thơ theo kiểu Đường luật, người làm thơ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về quy luật bằng trắc trong thơ cũng như cách gieo vần. Nếu muốn làm thơ Đường luật chắc chắn bạn phải tuân thủ các quy tắc và không được phá vỡ nó.

Ví dụ:

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

||Bạn có biết: Thơ Haiku Là Gì? Thể Thơ Haiku Là Thể Thơ Của Nước Nào?

Thể thơ bốn chữ (Thể thơ 5 chữ, Thể thơ 6 chữ, Thể thơ 7 chữ, Thể thơ 8 chữ)

Các thể thơ 4 chữ được coi là một trong những các thể thơ hiện đại ngắn gọn nhất trong văn học Việt Nam. Mỗi câu thơ trong bài thơ thường sẽ có bốn chữ, bốn câu thơ sẽ hợp thành một khổ. Các câu thơ được theo quy luật bằng trắc và không phục thuộc cách gieo vần. Chúng ta có thể gieo hiệp vần, vần chéo hoặc vần bằng tùy thích. Tương tự như với các thể thơ cơ bản khác Thể thơ 5 chữ, Thể thơ 6 chữ, Thể thơ 7 chữ, Thể thơ 8 chữ cũng tuân thủ theo đúng quy tắc như vậy.

Ví dụ thể thơ 4 chữ:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng…

(Trích Lượm – Tố Hữu)

Ví dụ thể thơ 5 chữ:

Từ ngày con thơ bé

Đến bây giờ lớn khôn

Tiếng ru hời khe khẽ

Vẫn thấm đượm trong hồn…

Ví dụ thể thơ 6 chữ:

Đông sang mùa về lạnh quá

Anh nghe rét buốt tâm hồn

Em nơi phương trời xa lạ

Quên rồi một buổi hoàng hôn!

Ví dụ thể thơ 7 chữ:

Đôi cánh buồm nâu tựa giấc mơ

Trôi như vô định giữa sương mờ

Hình như có bóng một người đợi

Dõi mắt nhìn theo sóng ngẩn ngơ

Ví dụ thể thơ 8 chữ:

Mất nhau rồi ngồi đứng lệ rưng rưng

Con tim nhỏ ngập ngừng như nín thở

Thời gian trôi anh hững hờ không nhớ

Phụ bỏ duyên nên nợ chẳng quay về.

Thể thơ tự do

Ngoài các thể thơ trong văn học trên thì chúng ta cũng có thể tham khảo làm thơ tự do. Thơ tự do không có khuôn khổ nhất định, người làm thơ thoải mái múa bút theo cảm xúc của riêng mình.

Mỗi thể thơ đều có những cái chất hay, điểm đặc biệt riêng. Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ trong văn học giúp bạn có thể sáng tạo được một bài thơ đúng nghĩa, hay và chứa đựng nhiều cảm xúc.

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan