Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Người đầu tiên VN Google vinh danh

29 Tháng Tư, 2021 0 Mai Nguyen

Trịnh Công Sơn hay nhạc Trịnh không còn là khái niệm xa lạ trong làng nhạc và những người yêu nhạc Việt Nam. Vậy điều gì làm nên con người của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những bài tình ca bất hủ của ông? Bạn hãy đón đọc tại bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu thêm về người nhạc sĩ tài hoa này nhé!

Tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ra và lớn lên tại làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là cựu sinh viên của trường Lycée FrançaisProvidence ở Huế. Sau khi tốt nghiệp, ông chuyển vào Sài Gòn để lấy bằng tú tài ngành triết học tại trường Lycée Jean Jacques Rousseau của Pháp.

Năm 18 tuổi sau một lần bệnh suýt chết và đó cũng chính là khởi nguồn của sự nghiệp sáng tác nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Những tác phẩm đầu tiên của ông vào thời gian này chính là Sương đêm, Sao chiều và đặc biệt là bài Ướt mi được ra mắt vào năm 1959 thông qua nhà xuất bản An Phú và thể hiện bởi giọng ca Thanh Thúy.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Một bức ảnh chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hồi trẻ

Năm 1961, Trịnh Công Sơn tiếp tục theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn và sau khi tốt nghiệp ông có thời gian giảng dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Trong thời gian những năm 60, Trịnh Công Sơn tham gia tích cực vào những phong trào đấu tranh của giới trí thức trong đó có phong trào Tự quyết vào năm 1970.

Quá trình sáng tác nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Giai đoạn trước năm 1975

Giọng ca đã gắn bó và có công đưa tên tuổi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở nên phổ biến chính là ca sĩ Khánh Ly. Bắt đầu từ những buổi hát tại quán cà phê nhỏ dựng trên bãi cỏ sau khuôn viên trường Đại học Văn khoa Sài Gòn vào cuối năm 1966. Những bản tình ca da diết của Trịnh Công Sơn dần trở nên phổ biến hơn và được nhiều ca sỹ thể hiện hơn.

Tới thập niên 70, những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên tiếp cận tới những khán giả quốc tế nói chung và công chúng Nhật Bản với những bài như Diễm xưa, Ca dao Mẹ và Ngủ đi con. Những bài hát này đều được người yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt trong đó có tác phẩm Ngủ đi con đạt doanh thu hơn hai triệu đĩa than. Tuy nhiên, nhạc của Trịnh Công Sơn trong giai đoạn này không được chính phủ của hai chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa cho phép lưu hành vì có nội dung phản chiến, ủng hộ hòa bình phản đối chiến tranh.

trịnh công sơn và khánh ly

Đối với ca sĩ Khánh Ly, cố nhạc sĩ không chỉ là người thầy mà còn là người cha thứ hai cô vô cùng quý trọng

Tuy nhiên, ông chính là người hát bài “Nối vòng tay lớn” vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 ngay sau thời điểm quân đội tiến vào Dinh độc lập trên Đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó, ông đã có bài phát biểu kêu gọi toàn dân đoàn kết và người dân miền Nam ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam để đất nước thống nhất và phát triển.

Giai đoạn sau năm 1975

Sau sự kiện giải phóng miền Nam, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn di cư sang Mỹ do áp lực dư luận về những tác phẩm có đề tài phản chiến của ông. Một mình ông ở lại Việt Nam và là một nhân vật gây nhiều tranh cãi tại thời điểm đó nhưng không có nguồn tin chính xác về các hoạt động của Trịnh Công Sơn trong quãng thời gian này. Theo BBC thì ông đã đi cải tạo trong 4 năm, bạn thân ông là tác giả Bùi Đức Lạc nói ông đi làm kinh tế và cũng có nguồn tin khác cho rằng ông đi học tập chính trị ở Cồn Tiên.

Chính vì yếu tố dư luận mà các tác phẩm của Trịnh Công Sơn phần lớn đều bị cấm lưu hành tại Việt Nam một thời gian dài sau năm 1975. Tại hải ngoại, dù có phong trào tẩy chay những bài hát của Trịnh Công Sơn nhưng Khánh Ly và nhiều ca sĩ khác vẫn tiếp tục biểu diễn và phát hành các tác phẩm của ông.

Ông đã có một thời gian làm biên tập tại tạp chí Sóng nhạc thuộc Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Tới những năm 80, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác trở lại. Tuy nhiên các tác phẩm của ông đều được ca sĩ Khánh Ly thể hiện và chỉ phát hành tại hải ngoại.

trịnh công sơn sau 1975

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giai đoạn sau năm 1975

Giai đoạn Đổi mới

Qua thời gian và sự phát triển của thời đại, các tác phẩm của ông không còn bị cấm lưu hành trong nước. Trong thời gian này, Trịnh Công Sơn đã sáng tác ra nhiều bài hát có nội dung ca ngợi đất nước đổi mới như Thành phố mùa xuân, Huyền thoại mẹ,… và cả những bản tình ca da diết lòng người được công chúng vô cùng yêu thích.

Trong những tháng năm cuối đời, mặc dù phải gánh chịu những biến chứng đến từ bệnh gan, thận và tiểu đường nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn không ngừng sáng tác và đem tới những tác phẩm mới tới những người yêu nhạc Trịnh.

Cố nhạc sĩ mất ngày 01/04/2001 tại thành phố Hồ Chí Minh. Lễ tang của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đón tới hàng nghìn lượt người hâm mộ tới viếng bày tỏ lòng thương tiếc và thậm chỉ còn được đánh giá là  “chưa có nhạc sĩ nào mất đi lại được công chúng thương tiếc như Trịnh Công Sơn”. Ngày giỗ hàng năm, mộ ông tại Nghĩa trang chùa Quảng Bình cũng đón nhiều lượt người hâm mộ tới thăm viếng.

Trịnh Công Sơn đánh đàn

Hình ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đánh đàn giữa mênh mông sông nước miền Tây

Sau ngày ông mất, đã có nhiều đại nhạc hội và liveshow được tổ chức để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa này như “Như một lời chia tay” kỷ niệm 100 ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay các liveshow “Đêm thần thoại” tổ chức năm 2005, “Rơi lệ ru người” tổ chức năm 2007.

Gia tài sáng tác đồ sộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đem đến cho công chúng yêu nhạc trên dưới 600 ca khúc khác nhau. Tuy nhiên hiện tại, chỉ có 77 bài trong kho tàng ca nhạc đồ sộ đó được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam.

Các tác phẩm của Trịnh Công Sơn thường viết về hai chủ đề chính là tình yêu và thân phận con người. Những ca từ sâu sắc nhiều lớp nghĩa khiến các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giống một bức tranh trừu tượng đa nghĩa. Mỗi một người sẽ có góc nhìn và cảm nhận khác nhau về các bài hát do ông sáng tác.

trịnh công sơn và văn cao

Văn Cao & Trịnh Công Sơn – Hai nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn tới âm nhạc Việt Nam trong thế kỉ XX

Tuy nhiên cũng có nhiều người đánh giá rằng nhạc của Trịnh Công Sơn quá đơn điệu khi chỉ tập trung vào một chủ đề tương đối mơ hồ và rời xa hiện thực như vậy. Bản thân, chính cố nhạc sĩ cũng có những nhận định tương tự về các sáng tác của bản thân “Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…”.

Những tác phẩm nhạc tình nổi tiếng

Đây là đề tài lớn nhất trong sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây cũng là đề tài có nhiều sáng tác được công chúng đón nhận nhất của cố nhạc sĩ. Các bài hát về chủ đề tình yêu của ông đa phần là nhuốm màu buồn bã và cô đơn với những ca từ sâu lắng và đậm chất thơ.

Những bài hát nổi tiếng về đề tài này của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phải kể tới như:

  • Biển nhớ,
  • Ướt mi,
  • Như một lời chia tay,…

Những bài hát lấy đề tài số phận con người

Một đề tài khác được Trịnh Công Sơn khai thác nhiều là những mảnh đời buồn bã mang màu sắc ảnh hưởng từ chủ nghĩa siêu thực của phương Tây và các triết lý Phật giáo phương Đông. Các bài hát nổi tiếng về chủ đề này của cố nhạc sĩ là:

  • Cát bụi,
  • Phôi pha,
  • Một cõi đi về, …
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Hồng Nhung

Ca sĩ Hồng Nhung là một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của dòng nhạc Trịnh

Nhạc phản chiến

Đây là đề tài gây nhiều tranh cãi nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây cũng là lí do khiến các tác phẩm nhạc của ông bị cấm lưu hành trong nước và tẩy chay ở hải ngoại. Tuy nhiên, những sáng tác của ông về chủ đề này cũng được nhiều người đánh giá cao bởi câu từ đơn sơ nhưng ẩn chứa những cảm xúc sâu sắc, một tâm hồn luôn hướng về hòa bình.

Các tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này của ông là: Chính chúng ta phải nói hòa bình, Hát trên những xác người, Chờ nhìn quê hương sáng chói,…

Bài viết của chúng tôi về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – Ông hoàng nhạc tình Việt Nam tới đây là kết thúc. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về cố nhạc sĩ tài hoa này. Nếu bạn muốn đọc thêm về những danh nhân nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam, đừng quên truy cập website Kiến thức tổng hợp mỗi ngày nhé!

Bài viết liên quan