So Sánh ADN, ARN Và Protein điểm giống và Khác Nhau

21 Tháng Chín, 2021 0 Thu Trà

Sinh học là bộ môn rất thú vị, phân tích rõ được cả những thành phần nhỏ nhất cấu tạo nên một sinh vật, một cá thể. Và để có thể hiểu rõ nhất về thành phần cấu tạo gen, ở phổ thông chúng ra đã phải làm quen với các khái niệm ADN, ARN và Protein. Vậy ADN, ARN và Protein là gì? so sánh ADN, ARN và Protein có điểm gì giống và khác nhau?

Các khái niệm về ADN, ARN và Protein

Trước khi có thể so sánh ADN, ARN và Protein một cách khách quan, dễ hiểu thì chúng ta cần phải biết và nắm được, hiểu được các khái niệm, định nghĩa của chúng. Cụ thể các khái niệm được giải thích dưới đây:

ADN (DNA)

ADN là gì

Cấu tạo của ADN

ADN (DNA) có tên khoa học là deoxyribonucleic acid. Đây là một dạng vật liệu di truyền đặc trưng của một cá thể loài. Tất cả các loài vật sinh sống trên trái đất đều sẽ có một mã ADN riêng, chứa đựng các thông tin di truyền trong đó, được bảo tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ có vật liệu di truyền, các loài mới có thể tiến hành quá trình nguyên phân, giảm phân để sinh sản, duy trì nòi giống qua thời gian.

ADN có cấu trúc hình xoắn kép với tổng 2 mạch song song với nhau. Liên kết trên hai mạch là liên kết hidro (A với T 2 liên kết, G với X 3 liên kết). Nhìn từ thực tế, hai mạch của ADN sẽ tương đối song song với nhau, xoay quanh một trục cố định và xoắn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Ở mỗi loài, trình tự sắp xếp ADN là khác nhau, tạo nên tính đặc trưng của loài. Muốn giải mã ADN thì chúng ta cần phải có những phân tích và kỹ thuật chuyên sâu. Ngày nay khoa học đã rất phát triển, chúng ta đã có thể khám phá ra ADN của đại đa số các loài, nắm bắt được xu hướng tiến hóa của nhiều loài trên trái đất.

Khoa học tân tiến và hiện đại, tìm hiểu và phân tích được ADN giúp cho việc tối ưu những gen tốt, hạn chế gen đột biến, dị dạng cá thể đời sau. Đây là những mặt tích cực để nhanh chóng nắm bắt, điều trị các căn bệnh do đột biến ADN.

||Bạn có biết: Phân Biệt Thường Biến Và Đột Biến

ARN

ARN là gì

Cấu tạo của ARN

ARN hay còn gọi với cái tên đầy đủ là Axit Ribonucleic. Đây là một trong hai loại axit nucleic có trong tế bào, là cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử cho hầu hết các loài sinh vật trên trái đất.

Trong thành phần của ARN có chứa các gốc bazơ A, U, G, X.  Gốc đường của ARN có tên là ribolozo, cộng thêm đó là một gốc axit photphoric. ARN được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó có ba loại chính sau:

  • ARN thông tin (mARN): Đây là ARN có chức năng sao chép thông tin di truyền từ bố và mẹ. Sau đó nó có nhiệm vụ tổng hợp Protein, tên gọi khác là Riboxom. 
  • ARN vận chuyển (tARN): Đây là ARN với chức năng chính là vận chuyển acid amin đến cho riboxom nhằm mục đích để tổng hợp protein.
  • ARN riboxom (rARN): Đây là thành phần chính cấu tạo nên ribôxôm – nơi tổng hợp protein.
so sánh ADN, ARN và Protein

Cấu tạo từng loại ARN riêng biệt

Protein

Protein (chất đạm) là những đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân trong đó là những axit amin hợp thành. Các đa phân tử này lại liên kết với nhau thành các chuỗi mạch dài gọi tên là polypeptide. Trong chuỗi polypeptide, các mạch liên kết với nhau nhờ các liên kết peptide. Tùy theo từng loài, chuỗi polypeptide có thể xoắn lại với nhau, gấp nếp để tạo thành các cấp bậc cấu trúc không gian. Một số cấu trúc không gian trong phân tử Protein:

Protein là gì

Cấu tạo của Protein

  • Cấu trúc bậc 1: Ở cấu trúc này các axit amin sẽ được liên kết với nhau bằng loại liên kết peptit. Nhiều chuỗi liên kết lại sẽ hình thành nên chuỗi polypeptide. Ở cấu trúc bậc 1, đầu mạch liên kết là nhóm amin và cuối mạch liên kết là nhóm carboxyl.
  • Cấu trúc bậc 2: Đây là sự sắp xếp của các chuỗi polypeptide đều đặn trong không gian tế bào
  • Cấu trúc bậc 3: Trong cấu trúc bậc 3 thì các Protein sẽ có hình dạng lập thể
  • Cấu trúc bậc 4:Cấu trúc hình thành bởi các Protein có nhiều chuỗi liên kết polypeptide phối hợp với nhau

Chức năng của Protein trong tế bào chính là chất xúc tác để các phản ứng sinh hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Ngoài ra, nó còn là cấu trúc nâng đỡ, điều hòa các hoạt động sinh lý và vận chuyển các chất đi nuôi tế bào. Có thể nói rằng Protein rất quan trọng, thiếu nó cơ thể sinh vật khó có thể phát triển tốt, cảm ứng được môi trường và thích nghi với không gian sống.

||Tham khảo: So Sánh Quần Thể Và Quần Xã Giống & Khác Nhau

So sánh sự giống nhau giữa ADN, ARN và Protein

so sánh ADN, ARN và Protein

So sánh ADN, ARN và Protein điểm giống và khác nhau

Sau khi đọc qua về khái niệm, chắc hẳn mọi người còn mơ hồ, không biết giữa ADN, ARN và Protein có điểm gì giống nhau. Hãy theo dõi so sánh ADN, ARN và Protein dưới đây:

Điểm giống nhau trong cấu tạo:

Tất cả ADN, ARN đều có các đơn phân là nucleotit. Trong đó có giống nhau ở A, X, G

Cấu trúc đều nằm ở dạng đa phân

Trong cấu tạo hóa học đều có chứa các nguyên tố như: C, H, P, O, N

Giữa các đơn phân là các liên kết Hidro, liên kết cộng hóa trị

Điểm giống nhau trong chức năng:

Các ADN, ARN và Protein đều có chức năng truyền đạt các thông tin di truyền ở cấp độ tế bào.

So sánh sự khác nhau giữa ADN, ARN và Protein

Giữa ADN, ARN và Protein cũng có một số điểm khác biệt, người ta dựa vào nó để phân biệt ba khái niệm này. Cụ thể so sánh ADN, ARN và Protein có sự khác nhau gồm có:

Sự khác nhau trong cấu tạo

ADN

ARN

Protein

– ADN có cấu trúc ở trong nhân

– Gồm 2 mạch chính là polynucleotit xoắn đều, các mạch chạy ngược chiều nhau

– Đơn phân: A, G, T, X

– Phân loại: A, B, C, T, Z

-Chiều dài vòng xoắn 34Ao, đường kính xoắn 20Ao

-Các liên kết trên 2 mạch áp dụng theo nguyên tắc bổ sung 

– Sau liên kết rời nhân để thực hiện chức năng

– Chỉ có một mạch polynucleotit ở dạng thẳng hoặc xoắn

– Phân loại: tARN, mARN, rARN

– Đơn phân: A, G, U, X

– Liên kết theo nguyên tắc bổ sung, liên kết tại những điểm xoắn

– Kích thước nhỏ hơn ADN, ARN

– Đơn phân: Axit amin

– Cấu tạo gồm các nguyên tố: C, H, N, O là chính, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như: Fe, Cu, Mg,…

Một số thông tin so sánh ADN, ARN và Protein được tổng hợp trên đây hy vọng là căn cứ để bạn có thể so sánh, phân biệt rõ các khái niệm này. Nắm vững giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình học tập, ôn thi tốt môn sinh học ở cấp trung học phổ thông.

||Ôn tập kiến thức khác:

Bài viết liên quan