Mối quan hệ giữa quần thể và quần xã giúp hình thành các chuỗi mắt xích quan trọng, cân bằng hệ sinh thái trên trái đất. Vậy đã có bao giờ bạn so sánh quần thể và quần xã khác nhau như thế nào chưa?
Nội dung bài viết
Quần thể là gì?
Quần thể là tập hợp những cá thể của một loài, sinh sống ở một nơi nhất định, tại một thời điểm. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản duy trì nòi giống, tạo thành các thế hệ mới.
Ví dụ: Quần thể vịt trong trại nuôi, quần thể cá chép dưới ao,…
Quần thể bị ảnh hưởng và chi phối bởi tỷ lệ giới tính, tỷ lệ này có thể thay đổi phụ thuộc vào tỷ lệ sinh/tử của loài. Ngoài ra quần thể còn chịu ảnh hưởng của nhóm tuổi, quyết định đến khả năng sinh sản của loài.
Chúng ta có thể tính toán để khả năng duy trì của quần thể dựa trên mật độ cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích. Mật độ quần thể có thể thay đổi theo mùa, theo năm phụ thuộc chu kỳ sinh trưởng của sinh vật. Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống của quần thể sinh vật, quyết định sự tồn vong của quần thể đó. Trong điều kiện khan hiếm thức ăn, quần thể có thể sẽ tiến hành giảm số lượng. Sau đó khi điều kiện tốt hơn, chúng sẽ phục hồi lại.
Quần xã là gì?
Quần xã sinh vật được hiểu là một quần thể nhiều sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau sinh sống trong một không gian nhất định.
Ví dụ: Quần xã rừng Cúc Phương, Quần xã rừng ngập mặn Cà Mau,…
Trong quần xã sẽ hình thành những chuỗi thức ăn, chuỗi mắt xích khác nhau để tạo ra quan hệ giữa các loài. Các nhân tố sinh thái trong quần xã cũng vô cùng đa dạng, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của chu kỳ ngày đêm. Số lượng cá sinh vật của các quần thể trong quần xã cũng bị biến động bởi cơ chế chuỗi thức ăn, mỗi loài lại là mắt xích thức ăn của loài khác. Tuy nhiên, số lượng cá thể trong mỗi quần xã luôn được duy trì ổn định, phù hợp với khả năng của môi trường, mục đích chính để tạo ra cân bằng sinh học.
Trong quần xã, một khi số lượng của loài nào đó tăng cao thì môi trường sống ít nhiều sẽ bị đảo lộn. Ví dụ như trong rừng số lượng chim quá lớn, sâu lại ít thì chim sẽ giảm dần đi, để cân bằng trong các chuỗi thức ăn.
Cân bằng sinh học là một trạng thái cần có của một quần xã, nó không đứng im mà luôn dao động quanh một vị trí, nhờ thế nó tạo ra sự khống chế sinh học nhất định.
Hiện nay, môi trường quần xã sinh vật tại một số vùng có nguy cơ bị đe dọa do hoạt động săn bắt của con người tác động. Chính vì thế để đảm bảo ổn định, duy trì tính cân bằng của quần xã chúng ta cần có các biện pháp bảo vệ thiên nhiên như:
- Cấm săn bắt thú rừng trái phép, mua bán các động vật trong sách đỏ
- Tích cực trồng rừng, tuần tra bảo vệ rừng nghiêm ngặt
- Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, khu cư trú cho các động vật quý hiếm, tránh nguy cơ chúng bị tuyệt chủng
So sánh quần thể và quần xã
Quần thể và quần xã cũng có những đặc điểm nhất định. Nhiều bạn học sinh thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. So sánh quần thể và quần xã để thấy rõ sự giống và khác nhau giữa chúng.
Giống nhau:
- Cả hai dạng quần thể đều tồn tại ở một khoảng thời gian nhất định, tương đối ổn định. Nếu bị tác động bởi ngoại cảnh đều có thể bị biến đổi không báo trước.
- Trong hai quần thể đều có sự hỗ trợ, cạnh tranh giữa các cá thể với nhau.
Khác nhau:
So sánh quần thể và quần xã chúng ta sẽ thấy chúng có một số điểm khác nhau như:
Quần thể sinh vật |
Quần xã sinh vật |
|
Tập hợp |
– Đây là tập hợp các cá thể cùng loài. |
– Đây là tập hợp các cá thể khác loài. |
Không gian sống |
Không gian sống được gọi tên là nơi sinh sống. |
– Không gian sống được gọi tên là sinh cảnh. |
Mối quan hệ |
– Mối quan hệ trong quần thể chủ yếu dạng hỗ trợ nhau. |
– Có nhiều dạng mối quan hệ: Hỗ trợ, đối địch, cạnh tranh. |
Thời gian hình thành, phát triển |
– Thời gian hình thành và phát triển tương đối ngắn, chưa có tính ổn định cao. |
– Thời gian hình thành và phát triển dài, có tính ổn định cao. |
Đặc trưng |
– Đặc trưng của quần thể là: mật độ, nhóm tuổi, tỷ lệ đực/cái, khả năng sinh sản, tỷ lệ tử vọng, tỷ lệ phân bố, khả năng tăng trưởng, khả năng thích nghi. |
– Đặc trưng của quần xã là: Độ đa dạng loài, cấu trúc các loài, số lượng cá thể, thành phần của loài, phân tầng ngang, phân tầng đứng. |
Cơ chế cân bằng |
– Xây dựng theo cơ chế tự cân bằng giữa tỷ lệ sinh/tử, phát tán đến các môi trường sống khác. |
– Xây dựng cơ chế tự cân bằng dựa vào hiện tượng khống chế sinh học. |
Sinh học là một bộ môn khám phá vô cùng thú vị, qua đó chúng ta hiểu rõ hơn về điều kiện sinh trưởng của loài, khả năng thích nghi, khả năng tiến hóa, mối quan hệ giữa các loài.
Các thông tin trên đã giải đáp cho bạn thế nào là quần thể, thế nào là quần xã, so sánh quần thể và quần xã một cách chi tiết và tổng quan nhất. Tóm lại, quần thể là một tập hợp con của quần xã, nhiều quần thể loài khác nhau sẽ góp phần hình thành nên quần xã phong phú, tiếp tục phát triển để hình thành nên hệ sinh thái của trái đất.
||Tham khảo bài viết khác:
- Phân Biệt Thường Biến Và Đột Biến Trong Sinh Học, Ví Dụ
- So Sánh ADN, ARN Và Protein điểm giống và Khác Nhau
- So Sánh Phản Xạ Có Điều Kiện Và Phản Xạ Không Điều Kiện
- Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù
- Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài