Tìm hiểu các thông tin về motor tháp giải nhiệt

29 Tháng Năm, 2023 0 THU THỦY

Trong tháp giải nhiệt motor là bộ phận cực kỳ quan trọng để giúp thiết bị vận hành, được xem như trái tim của tháp, chuyển đổi từ điện năng thành cơ năng giúp  cánh quạt quay và hút hơi nóng bên trong ra bên ngoài tháp giải nhiệt giúp hạ nhiệt xuống nhanh hơn. Để hiểu hơn về tính năng và đặc điểm của motor tháp giải nhiệt, mời bạn cùng chúng tôi khám phá các nội dung dưới đây!

Motor tháp giải nhiệt là gì? 

Motor tháp giải nhiệt hay động cơ tháp giải nhiệt là một linh kiện được chế tạo đặc biệt để phù hợp với yêu cầu hoạt động của tháp giải nhiệt nước.

motor tháp giải nhiệt

Motor tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong toàn hệ thống tháp

Ngoài ra, động cơ tháp tản nhiệt cooling tower là loại động cơ hoạt động ngoài trời. Nhiệm vụ của linh kiện tháp giải nhiệt này là làm quay cánh quạt để hút và đưa hơi nóng ra bên ngoài, giúp cho quá trình hạ nhiệt diễn ra hiệu quả. 

Đặc điểm và chức năng của motor tháp giải nhiệt

Vì là động cơ hoạt động ngoài trời, cần phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt và bụi bẩn nên động cơ cần được chế tạo với khả năng chịu nắng chịu mưa tốt nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả giải nhiệt. Đồng thời, giá đỡ motor cũng phải được làm từ vật liệu kim loại chống ăn mòn; độ bền cao.

Motor tháp giải nhiệt cấu thành từ vật liệu bền bỉ

Motor tháp giải nhiệt cấu thành từ vật liệu bền bỉ

Về công suất, động cơ tháp giải nhiệt có nhiều mức công suất khác nhau và dao động chủ yếu trong khoảng từ 0.25 – 100HP; tốc độ 650 vòng/phút, 760 vòng/phút, 960 vòng/phút;… phù hợp với từng loại tháp. Một số động cơ còn được kết hợp với hộp số (thiết bị giảm tốc) nhằm đảm bảo tốc độ hoạt động của tháp giải nhiệt phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Về chức năng, motor tháp giải nhiệt được thiết kế gắn với cánh quạt để hút hơi nóng và nhiệt độ ra ngoài tháp. Đồng thời, nó còn giúp thổi nhiệt ra khí quyển theo chiều từ dưới lên trên. 

Phân loại motor động cơ tháp giải nhiệt

Motor tháp giải nhiệt được chia thành 2 loại chính là động cơ 1 pha và động cơ 3 pha. 

1. Motor tháp giải nhiệt 1 pha

Motor tháp giải nhiệt 1 pha gồm các đặc điểm nổi bật sau:

  • Đây là động cơ hoạt động bằng điện dân dụng 220V; mức công suất thường từ 0.25 – 3HP với tốc độ quay là 1450 vòng/phút.
Động cơ 1 pha tháp giải nhiệt

Động cơ 1 pha tháp giải nhiệt

  • Motor 1 pha có khả năng chống va đập, chống thấm nước và có thể hoạt động liên tục ở ngoài trời mưa mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì.
  • Động cơ 1 pha có thể làm việc ở độ cao 1000m nên phù hợp để lắp trên sân thượng.

2. Motor tháp giải nhiệt 3 pha

Motor tháp giải nhiệt 3 pha gồm các đặc điểm nổi bật sau:

  • Động cơ 3 pha sử dụng nguồn điện 380V; công suất từ 1 – 100HP với tốc độ quay là 1500 vòng/phút.
  • Loại động cơ này có thể tự làm lạnh bằng quạt ngoài tự chuyển tải; khả năng chống thấm và hoạt động liên tục ngoài trời bền bỉ.
Thiết kế động cơ 3 pha

Thiết kế động cơ 3 pha

  • Động cơ 3 pha đạt tiêu chuẩn châu Âu IEC; sử dụng trong môi trường không khí không quá nguy hiểm với nền nhiệt độ dao động từ -15०C ~ 40०C.
  • Motor 3 pha phù hợp với nhiều dòng tháp giải nhiệt; vận hành ổn định, êm ái trong môi trường nhiệt độ ẩm cao và chịu được các tác động của thời tiết khắc nghiệt. 

Các kiểu lắp đặt motor tháp giải nhiệt

Motor là linh kiện tháp giải nhiệt không thể thiếu đối trong hệ thống làm mát. Theo đó, bộ phận này có thể được lắp đặt theo 2 kiểu:

1. Kiểu treo

Motor tháp giải nhiệt sẽ được lắp trên giá gắn ngang trên cổ quạt tháp giải nhiệt; và với cách lắp đặt này thì motor được lắp trực tiếp với cánh quạt. Lắp động cơ kiểu treo thường ứng dụng cho tháp giải nhiệt công suất nhỏ.

motor tháp giải nhiệt

Lắp đặt motor tháp giải nhiệt kiểu treo

  • Ưu điểm: Cách lắp này là có thể dễ dàng lắp đặt; tiết kiệm chi phí.
  • Nhược điểm: Khó bảo hành, do lắp trực tiếp với fan tháp giải nhiệt nên đòi hỏi cần tính toán chính xác tốc độ quay.

2. Lắp cùng bộ giảm tốc

Motor khi được lắp đặt cùng bộ giảm tốc sẽ giúp điều chỉnh tốc độ quay của cánh quạt một cách hợp lý. Theo đó, cách lắp này thì động cơ được lắp trên sản trên của tháp giải nhiệt; dùng dây curoa để truyền chuyển động đến quạt. Lắp đặt động cơ cùng hộp giảm tốc thường ứng dụng cho dòng tháp giải nhiệt công suất lớn. 

Lắp đặt motor tháp giải nhiệt

Lắp đặt motor tháp giải nhiệt cùng bộ giảm tốc

  • Ưu điểm: Dễ bảo hành, có thể thực hiện kiểm tra được ngay cả khi tháp đang hoạt động; đồng thời dễ dàng điều chỉnh tốc độ quay của quạt do sử dụng bộ giảm tốc.
  • Nhược điểm: Lắp đặt phức tạp; phải mất thêm chi phí mua thêm dây curoa và bộ giảm tốc. 

Một số phương pháp truyền động với motor tháp giải nhiệt

Hiện nay, motor tháp giải nhiệt truyền động cho cánh quạt vận hành bằng 4 công nghệ sau: 

  • Truyền động trực tiếp: Là công nghệ được ứng dụng ở tháp giải nhiệt công suất nhỏ; động cơ được kết nối với trục quạt bằng nam châm vĩnh cửu. Đây là phương pháp có chi phí bảo trì thấp và hiệu quả.
  • Truyền động gián tiếp: Hay truyền động dây đai, được sử dụng cho tháp giải nhiệt công suất lớn. Phương pháp này mang đến khả năng truyền lực mượt mà giữa các trục; bộ giảm tốc được lắp cùng với motor giúp điều chỉnh tốc độ quay cánh quạt.
dây đai ứng dụng tháp giải nhiệt

Truyền động dây đai ứng dụng phổ biến

  • Truyền động bánh răng: Loại truyền động này có thể ứng dụng ở nhiều model tháp với mức chi phí ban đầu vừa phải; bền bỉ và tuổi thọ bền bỉ trong điều kiện khắc nghiệt. Công nghệ này hoạt động theo cách điều chỉnh tốc độ của động cơ sao cho vừa đủ cung cấp năng lượng cho trục quạt. Tuy nhiên, chi phí bảo dưỡng truyền động bánh răng là cao nhất trong 4 loại và có xu hướng bị rò rỉ hộp chứa dầu.
  • Truyền động ECM (Khối điều khiển động cơ): Về cơ bản thì loại truyền động ECM chính là truyền động trực tiếp. Đây là công nghệ truyền động mới khi có sự kết hợp với động cơ tháp giải nhiệt; điều khiển tốc độ và cánh quạt trong cùng hệ thống động cơ duy nhất. Loại truyền động ECM dễ lắp đặt, thay thế vì kích thước khá nhỏ và tiết kiệm năng lượng nhất trong 4 loại truyền động. Tuy nhiên, do kích thước nhỏ nên dạng này chỉ hoạt động tốt nhất với tháp giải nhiệt công suất nhỏ cùng đường kính cánh quạt nhỏ. 

Lưu ý quan trọng khi chọn mua motor tháp giải nhiệt

Để hạn chế tối đa tình trạng chập cháy, hư hỏng của động cơ tháp giải nhiệt. Khi chọn mua linh kiện này, một số cách chọn mà người dùng có thể tham khảo như:

  • Chọn mua loại động cơ tháp giải nhiệt có mức công suất đáp ứng được nhu cầu làm việc của tháp giải nhiệt; nếu như xảy ra hỏng hóc thì có thể mua động cơ công suất vận hành ngang linh kiện cũ.
  • Chọn mua motor có kiểu dáng gọn gàng, cấu trúc đơn giản và đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu IEC có độ ồn và độ rung thấp; đảm bảo vận hành an toàn và mang đến hiệu suất cao; dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng. 
chọn mua motor tháp giải nhiệt

Chọn mua motor tháp giải nhiệt chất lượng, phù hợp với tháp

  • Motor tháp giải nhiệt chất lượng sẽ có đặc điểm là chống ăn mòn, chống bám bẩn tốt; làm việc ổn định trong môi trường độ ẩm cao; lắp đặt và vận hành dễ dàng và tiết kiệm điện năng tiêu thụ tối đa khi sử dụng.
  • Chỉ nên mua motor tháp giải nhiệt ở các đơn vị phân phối uy tín trên thị trường; đảm bảo mua sản phẩm chính hãng và có chế độ bảo hành dài hạn. 

Như vậy, nội dung bên trên là toàn bộ các thông tin quan trọng về motor tháp giải nhiệt. Có thể nói, động cơ là linh kiện tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giải nhiệt nên người dùng cần trang bị đầy đủ kiến thức về linh kiện này để chọn loại phù hợp với thiết bị làm mát. Đồng thời thay thế nhanh chóng khi motor tháp giải nhiệt bị hư hỏng hay xuống cấp!

Bài viết liên quan