Mặt trời là gì | Mặt trời mọc ở hướng nào? Nóng bao nhiêu độ

20 Tháng Hai, 2021 0 Phạm Chinh

Mặt trời hay còn được gọi là thái dương, là ngôi sao nằm ở trung tâm hệ thái dương hệ. Dù là trong các nghiên cứu khoa học hay quan niệm tâm linh, mặt trời luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại của toàn nhân loại. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những sự thật thú vị về ngôi sao khổng lồ này nhé!

Bài viết nổi bật:

Những thông tin cơ bản nhất về hành tinh mẹ – Mặt trời

Hành tinh mẹ trong thái dương hệ

Mặt trời là ngôi sao khổng lồ chứa đầy các khí nóng. Đây là nguồn sáng duy nhất tạo nên sự sống trên Trái Đất. Nó được ước tính đã qua 4.6 tỷ năm và tuổi thọ rơi vào 9 đến 10 tỷ năm. Như vậy, ngôi sao này đã bước vào giai đoạn trung niên của cuộc đời nó. Các hành tinh đều chuyển động theo quỹ đạo quanh mặt trời theo các phương khác nhau. Vì thế nó được gọi là “hành tinh mẹ” trong thái dương hệ.

Mặt trời to hơn trái đất bao nhiêu lần? Nó có đường kính 1,392 ×106 km, gấp khoảng 109 lần Trái Đất. 

Cấu tạo: Trong lớp khí nóng, nguyên tố hydro là thành phần chiếm đến 71%, phần còn lại bao gồm các nguyên tố như: oxy (0,97%), carbon (0,4%), neon (0,058%), nitơ (0,096%), magie (0,076%), sắt (0,014%), silic (0,099%), lưu huỳnh (0,04%). Trên thực tế, các nhà khoa học đã xác định có đến 67 nguyên tố hóa học trong thành phần cấu tạo mặt trời. Nhưng vì hàm lượng của chúng quá nhỏ nên không thể xác định hết tên của chúng.

mặt trời là gì

Hành tinh mẹ trong thái dương hệ là một quả cầu khí khổng lồ

Mặt trời mọc ở hướng nào và mặt trời lặn hướng nào?

Theo quy luật, mặt trời luôn mọc ở hướng Đônglặn ở hướng Tây nhưng chúng có độ lệch nhất định theo thời gian. Cụ thể, Trái Đất của chúng ta quay quanh trục lệch 23,5 độ. Vì thế khi quay, Trái Đất sẽ hướng về mặt trời theo các góc khác nhau.

Thực tế, mỗi năm, mặt trời chỉ mọc ở chính Đông hai lần duy nhất. Trong lịch vạn niên còn gọi đây là ngày xuân phân (21/3) và thu phân (23/9). Còn đối với các ngày từ xuân phân đến thu phân, mặt trời sẽ mọc lệch dần về Đông Bắc. Các ngày từ thu phân đến xuân phân năm sau, mặt trời mọc dần về Đông Nam.

Những sự thật ít người biết về mặt trời

Thái dương nóng nhất bao nhiêu độ?

Mặt trời nóng bao nhiêu độ? Nhiệt độ bề ngoài của mặt trời rơi vào khoảng 5.537 độ C. Tuy nhiên con số này vẫn không là gì khi đi vào lõi của nó, nóng tới 15 triệu độ C. Lý do thái dương nóng như vậy là từ các sóng bức xạ kích thích các phân tử mà chúng tiếp xúc, từ đó làm chúng nóng lên.

>>> Bạn có biết: Lõi Trái Đất hay Mặt trời nóng hơn? Mất bao lâu để lõi Trái Đất nguội?

Mặt trời có màu gì?

mặt trời có màu gì

Hiện tượng tán xạ ánh sáng khiến các tia sáng có bước sóng dài không thể đi xuyên qua bầu khí quyển

Nhìn từ Trái Đất, thái dương trông như có màu vàng hoặc đỏ (bình minh hay hoàng hôn). Tuy nhiên, thực tế thì nó có màu trắng. Ánh sáng mà nó phát ra là sự kết hợp của đầy đủ các bước sáng: Đỏ, cam, vàng, xanh, lam, tím, xanh lục (xanh lá cây). Các màu sắc ánh sáng này kết hợp với nhau tạo thành ánh sáng trắng.

Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời đi vào bầu khí quyển sẽ bị gián đoạn bởi các hạt khí rất nhỏ, gây ra hiện tượng gọi là tán xạ Rayleigh. Các bước sóng dài bao gồm vàng, cam, đỏ ít bị tán xạ hơn nên có thể đến được mắt người. Trong đó, khu vực bước sóng vào của quang phổ là được biểu diễn nhiều nhất. Nên mắt thường sẽ thấy mặt trời có màu vàng.

Vào thời điểm bình minh hay hoàng hôn, ánh sáng mặt trời ở xa Trái Đất nhất. Tức là tia sáng phải vượt qua quãng đường dài hơn để đến được mặt đất. Vì thế mà quá trình tán xạ gặp nhiều khó khăn hơn. Chỉ có ánh sáng cam và đỏ là dễ vượt qua nhất. Nên ta thường thấy thái dương màu đỏ cam vào thời gian này. Ánh sáng vì tới được ít hơn nên cũng dễ chịu hơn với mắt. 

Mặt trời cách Trái Đất bao nhiêu km?

Trái Đất quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo gần tròn. Đúng vậy, trong một năm khoảng cách giữa Trái Đất và thái dương thay đổi từ 147,1 triệu km đến 152,1 triệu km. Ngày 3 tháng 1, Trái Đất ở gần thái dương nhất và vị trí này được gọi là điểm cận nhật. Ngày 4, tháng 7 Trái Đất đi qua điểm xa mặt trời nhất và gọi là điểm viễn nhật.

mặt trời cách trái đất bao nhiêu km

Khoảng cách giữa sao mẹ và Trái Đất

Mặt trời có di chuyển không?

Trước khi khoa học phát triển, người ta vẫn luôn tin vào thuyết địa tâm. Cho rằng vạn vật đều lấy Trái Đất làm trung tâm và quay quanh Trái Đất. Sau này khi đã xác định được mặt trời mới là trung tâm của thái dương hệ. Người ta lại đặt lại câu hỏi, nếu bản thân thái dương là trung tâm rồi thì nó có di chuyển hay không?

Câu trả lời là mặt trời có di chuyển và nó quay quanh chính nó. Khi mới ra đời, nó là một đám mây khí khổng lồ. Quả cầu khí vĩ đại này tự quay quanh mình và quay nhanh hơn ở phần giữa của nó (vùng xích đạo). Khi còn non trẻ, thái dương quay rất nhanh và sau đó nó di chuyển chậm hơn. Ngày nay, để hoàn thành một vòng quay, nó mất 25 ngày ở vùng xích đạo và 35 ngày tính ở hai cực. 

Giải thích hiện tượng thiên đỉnh

Thế nào là mặt trời lên thiên đỉnh? Thiên đỉnh là hiện tượng xảy ra ở các điểm thuộc vùng nội chí tuyến. Vào lúc 12h trưa, tia sáng sẽ chiếu thẳng xuống một điểm vuông góc tiếp tuyến với Trái Đất.

mặt trời lên thiên đỉnh

Giải thích về hiện tượng thiên đỉnh

Như chúng ta đã biết, Trái Đất quay quanh mặt trời và tự quay quanh nó với trục nghiêng 66 độ 33 phút. Để tạo góc 90 độ vuông góc với phương chiếu sáng, thì góc phụ phải là 23 độ 27 phút. Vì vậy mới xuất hiện thiên đỉnh lần lượt vào các điểm trong vùng nội chí tuyến. Còn các vùng có vĩ độ lớn hơn 23 độ 27 phút không thể tạo phương vuông góc. Nên chúng không có lần nào lên thiên đỉnh, và được gọi là vùng ngoại chí tuyến.

  • Các điểm xuất hiện thiên đỉnh một lần duy nhất mỗi năm: Nằm trên đường chí tuyến Bắc và chí tuyến nam. 
  • Các điểm xuất hiện thiên đỉnh hai lần trong năm: Các điểm nằm giữa vùng nội chí tuyến.
  • Các điểm không có thiên đỉnh lần nào trong năm: Các vùng ngoại chí tuyến (vĩ độ lớn hơn 23 độ 27 phút).

Trên đây là những thông tin về Mặt trời và những sự thật thú vị về nó trong vũ trụ. Khoa học vũ trụ luôn bí ẩn, hấp dẫn và khó lòng giải đáp hết bởi khả năng con người. Hy vọng bài viết đã cho bạn nhiều thông tin bổ ích về “hành tinh mẹ” trong thái dương hệ. Mời bạn cùng theo dõi và tìm hiểu các nội dung khoa học kỳ bí trong những bài viết tiếp theo nhé!

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan