Mặt trời có màu gì? Có lẽ rất nhiều người có chung câu trả lời là đỏ, vàng hoặc trắng. Một điều tưởng chừng khá đơn giản này nhưng lại gây ra không ít ý kiến trái chiều.
Cụ thể, nếu như trong môn vật lý ta từng được học cách làm thí nghiệm chiếu ánh sáng qua một lăng kính để tạo ra cầu vồng nhân tạo thì chắc chắn ai cũng đã biết trong ánh sáng, mắt người có thể nhìn thấy đầy đủ màu sắc. Thế nhưng mức độ cảm nhận về “màu” của mắt người vẫn có giới hạn nhất định. Và điều đó có thể khiến ta nhìn nhận màu sắc của thứ thiên thể quá xa Trái Đất kia một cách không chính xác thì sao?
Nội dung bài viết
Ánh sáng mặt trời có màu gì
Ánh sáng mặt trời có 7 gam màu gồm: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Mỗi màu sắc tương ứng với một tần số, năng lượng và bước sóng (độ dài ngắn của bước sóng khác nhau).
Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất nên nó cũng mang tần số và năng lượng lớn nhất.
Ngược lại, tia sáng đỏ có bước sóng dài nhất, nên tần số thấp nhất và mức năng lượng yếu nhất.
Ánh sáng di chuyển theo đường thẳng khi ở trong không gian, nếu không có gì làm nó bị nhiễu loạn.
Tuy nhiên, khi ánh sáng mặt trời bắt đầu chiếu vào khí quyển. Nó sẽ bị va chạm và cản lại bởi các hạt bụi hoặc phân tử khí. Kể từ đây, những thay đổi về màu sắc bắt đầu xuất hiện, phụ thuộc vào đặc trưng dài ngắn của bước sóng.
Khi ánh sáng gặp các phân tử khí, nó sẽ dễ bị hấp thụ một phần. Và kéo theo việc các phân tử khí bức xạ ánh sáng theo các hướng khác nhau, thay vì tia sáng chỉ chiếu theo đường thẳng như ban đầu.
||Bạn có biết: Tại Sao Mặt Trăng Lại Phát Sáng? Sự Thật Thú Vị Về Mặt Trăng
Mặt trời có màu gì?
Mặt trời có màu gì nhìn bằng mắt người?
Sở dĩ nói ánh sáng bị hấp thụ một phần vì trong ánh sáng. Chỉ các tia có bước sóng ngắn mới bị hấp thụ nhiều hơn, các tia bước sóng dài khó bị hấp thụ. Nói cụ thể hơn thì các tia sáng xanh dễ bị hấp thụ và tán xạ theo các hướng trong bầu khí quyển. Còn các tia sáng đỏ khó hấp thụ nên có thể truyền thẳng tiếp tục đến khi gặp mắt người.
Điều này không chỉ lý giải tại sao khi hỏi “mặt trời có màu gì”. Nhiều người sẽ nghĩ nó màu đỏ, vàng hoặc cam. Đây là các bước sóng dài nên chúng khó bị tán xạ, dễ đến mắt người hơn.
Việc tia sáng xanh bị tán xạ khắp các hướng trên bầu trời cũng là lý giải cho việc tại sao bầu trời màu xanh.
Quá trình trên được gọi là tán xạ Rayleigh, đặt theo tên nhà khoa học phát hiện ra nó Lord John Rayleigh.
Mặt trời có màu gì là do cấu tạo đôi mắt?
Nhiều người sẽ hỏi, tại sao bước sóng tím ngắn nhất nhưng bầu trời không phải màu tím?
Nguyên nhân chính là do hoạt động của mắt người trong việc nhìn nhận màu sắc. Trên võng mạc người thường có 10 triệu tế bào que cảm biến ánh sáng và 5 triệu tế bào hình nón phát hiện ra màu sắc.
3 bước sóng dài, trung bình, ngắn lần lượt được 3 loại tế bào nón đảm nhiệm việc “cảm thụ”.
Tuy nhiên, chúng cũng có giới hạn cảm ứng nhất định với các bước sáng. 570 nm với bước sóng dài, 543nm với bước sóng trung bình, và 442 nm với bước sóng ngắn.
Khi bầu trời là sự hỗn hợp của màu xanh và tím (do hiện tượng tán xạ ánh sáng). Tế bào nón mắt người sẽ phản ứng khi thấy hỗn hợp này, thành màu xanh với màu trắng. Cuối cùng, tín hiệu đưa về hệ thần kinh chỉ là màu xanh.
Nó tương tự như thủ thuật trộn màu đỏ và xanh lá sẽ nhìn ra màu vàng vậy.
||Tham khảo: Hệ mặt trời là gì, Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời
Bầu trời, mặt trời có màu gì trong mắt các loài sinh vật
Các sinh vật cấu tạo mắt khác thì nhìn thấy mặt trời màu gì?
Đúng là một số loài động vật không trông thấy màu trời xanh như con người. Không tính những sinh vật có thị lực nhìn xa kém (chẳng hạn như mèo). Hầu hết sinh vật (ngoại trừ người và linh trưởng), đều có 2 loại tế bào hình nón trong võng mạc. Dẫn đến chúng nhìn được bầu trời có màu tím (như các loài chim).
Chúng ta không thể nhìn thấy tia cực tím vì ánh sáng tím nằm ngoài quang phổ khả kiến của con người. Nhưng các loài ong và côn trùng khác có thể “nhìn” thấy ánh sáng cực tím, giúp nó tìm thấy mật trong hoa.
Bù lại chúng lại cảm nhận rất kém màu đỏ hoặc các quang phổ có tính “đỏ’.
Mặt trời màu xanh lục
“Toàn bộ Mặt Trời, bao gồm tất cả các lớp bên trong của nó, đều tự phát sáng. ‘Màu sắc của Mặt trời‘ là phổ màu sắc có trong ánh sáng Mặt trời, vốn phát sinh từ sự tác động lẫn nhau đầy phức tạp từ tất cả các thành phần trong nó” – phó giáo sư vật lý tại Đại học West Texas A&M ở Canyon, Texas – Christopher Baird – cho biết.
Điều này có nghĩa là khi xem xét mặt trời có màu gì. Cần phân tích các tia sáng của vầng thái dương và định lượng chúng ngay trên Trái đất.
Về cơ bản, mặt trời là sự tổng hợp của nhiều màu sắc mà con người sẽ nhìn thành màu trắng. Nhưng điều này chỉ hoàn toàn đúng nếu đứng nhìn từ vũ trụ. Khi mà ánh sáng chưa bị tác động bởi bầu khí quyển.
Tại sao nói mặt trời có màu xanh, cụ thể là xanh lục? Bởi vì khi nhìn trên quang phổ, phần màu xanh lục của quang phổ là mạnh nhất.
Thế nên nếu xét ánh sáng mạnh nhất, mặt trời có thể coi như một ngôi sao xanh.
Một khía cạnh khác, trang Huffington Post đã đăng tải “Bức ảnh thiên văn học trong ngày” gần đây của NASA. Với gam “màu giả” của mặt trời với gam màu “lạnh” – xanh lục.
Điều đặc biệt này đến từ ánh sáng tia cực tím được gọi là CAK, được phát ra bởi canxi bị ion hóa trong quyển sắc.
||Tham khảo: Năm ánh sáng là gì? 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Lý do mặt trời thay đổi màu sắc trong ngày
Một điều mà ai trong chúng ta cũng biết nhưng lại ít khi lý giải về đó. Đó là hiện tượng mặt trời hay đỏ hoặc vàng sẫm hơn khi mọc / lặn. Còn vào ban trưa thường có màu vàng trắng hoặc trắng chói mắt.
Nguyên nhân là càng về thời gian ban trưa, ánh sáng sẽ dần vuông góc. Tương đường quãng đường mà ánh sáng phải vượt qua khí quyển sẽ ngắn hơn. Tia sáng ít bị phân tử khí cản trở hơn, có cơ hội đến mắt người với đầy đủ màu sắc hơn. Nên mặt trời có màu gì vào ban trưa thì thường là trắng hoặc vàng trắng.
Điều này cũng lý giải lý do con người nên tránh ra đường buổi trưa. Khi ánh sáng các tia cực tím có thể chạm đến mặt đất và không tốt cho sức khỏe đâu nhé!
Ngược lại, buổi chiều hay sáng sớm, các tia sáng phải đi quãng đường dài hơn. Bao gồm cả các tia vàng hay cam cũng bị tán xạ nhiều hơn do lớp khí quyền dày. Chỉ còn các tia sáng đỏ có thể đến mắt người nên mặt trời trông như màu đỏ.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp Mặt trời có màu gì? Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức đa chiều và thú vị. Về những điều gần gũi quanh ta nhưng đôi khi cũng mang nhiều bí ẩn hấp dẫn. Đừng quên theo dõi Kiến thức tổng hợp để cập nhật các cẩm nang thông tin thú vị khác nhé!
||Bài viết liên quan khác:
- Mặt Trời Lặn Hướng Nào? Lúc Mấy Giờ? Cách Xác Định Hướng
- Hoàng Hôn là gì? Những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất
- Tại sao nước biển có màu xanh? Sóng biển màu trắng?
- Dải Ngân Hà là gì? Dải Ngân Hà có bao nhiêu hành tinh?
- Sao chổi là gì? Sao chổi và sao băng khác nhau như thế nào?