1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Năm ánh sáng là một đơn vị đo chiều dài, thường được dùng trong các nghiên cứu thiên văn. Tốc độ ánh sáng truyền đi với vận tốc khoảng 300.000 km/s, tương đương 9,5 nghìn tỷ km/năm (xấp xỉ). Tuy nhiên, những con số về đơn vị ánh sáng sẽ khiến bạn cảm thấy nó còn cực kỳ “điên rồ” hơn nữa. Một vài thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm Năm ánh sáng là gì?
Nội dung bài viết
Các khái niệm về quãng đường ánh sáng
Năm ánh sáng là đơn vị đo chiều dài, chuyên được dùng đo đạc khoảng cách trong lĩnh vực thiên văn. Chẳng hạn như khoảng cách giữa các thiên thể, hành tinh, thiên hà,…
Năm ánh sáng là gì, do ai tìm ra?
Theo khái niệm của Hiệp hội thiên văn quốc tế, “một năm ánh sáng là khoảng cách ánh sáng truyền trong chân không trong thời gian một năm Julius (365,25 ngày)”.
Vì cách gọi có từ “năm” nên khái niệm “năm ánh sáng là gì” hay bị nhầm thành đơn vị đo thời gian.
Nguồn gốc đơn vị năm ánh sáng xuất hiện không lâu sau khi Friedrich Bessel đo thành công khoảng cách đến một ngôi sao khác ngoài Mặt Trời vào năm 1838.
Lý do thiên văn sử dụng đơn vị năm ánh sáng là gì?
Tại sao người ta dùng năm ánh sáng để đo lường khoảng cách trong vũ trụ? Vì ánh sáng là thứ di chuyển nhanh nhất trong không gian mà chúng ta biết được.
Khoảng cách giữa các hành tinh, vật chất trong vũ trụ là vô cùng lớn. Trái Đất của chúng ta, khi nhìn từ Dải Ngân Hà thì cũng chỉ như một… hạt cát. Thậm chí còn không thể nhìn thấy nó qua tấm hình thu nhỏ của Dải Ngân Hà. Mặt trời khổng lồ cũng chỉ là 1 trong vô vàn ngôi sao ở trong đó.
||Xem thêm: Dải Ngân Hà là gì? Dải Ngân Hà có bao nhiêu hành tinh?
Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Qua các đo lường thiên văn, 1 tia ánh sáng mất khoảng 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Nếu đặt giải thuyết vì một lý do nào đó mà mặt trời đột ngột tắt (hoặc biến mất). Thì tận 8 phút 19 giây sau, con người ở Trái Đất mới thấy ánh sáng mất đi. Điều đó cho thấy sự “xa cách” giữa các thiên thể lớn đến thế nào. Và những cách đo đạc đơn vị bình thường trên Trái Đất là quá khó để biểu thị chúng.
Đo lường 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Bạn sẽ thấy khái niệm 1 năm ánh sáng bao nhiêu km nó “khủng khiếp” như thế nào:
Những khoảng cách đo bằng năm ánh sáng là vô cùng… vô cùng xa xôi. Chưa cần nói đến 1 năm, nếu bạn đi được với vận tốc của ánh sáng. Thì trong 1 giây, bạn đã có thể đi vòng quanh Trái Đất… 7,5 lần! Như vậy khoảng cách 1 năm ánh sáng còn khủng khiếp đến mức nào?
1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km
Theo cách quy đổi từ khái niệm “năm ánh sáng”, ta có được:
- 1 năm ánh sáng = khoảng cách ánh sáng đi được trong 1s x số giây trong 1 năm
- 1 năm thời gian bằng 31.556.26s
Kết quả thu được 1 năm ánh sáng xấp xỉ bằng 9,5 ngàn tỷ km hay 9,5 x 10^12 km
1 tỷ năm ánh sáng bằng bao nhiêu km
Trên thực tế các đo lường thiên văn còn phải sử dụng đến đơn vị hàng triệu năm ánh sáng, thậm chí hàng trăm, hàng tỷ năm ánh sáng.
Vậy 1 tỷ năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Theo tính toán thông thường, nó tương đương 9,5 x 10^12 x 10^9 = 9,5 x 10^21 (9.500 tỷ tỷ km).
Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu ngày
Bên cạnh cách quy đổi 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km. Chúng ta cũng có thể sử dụng khoảng cách ánh sáng giữa các thiên thể. Để xác định thời gian xảy ra các hiện tượng thiên văn. Thường các hiện tượng xảy ra từ rất lâu, người ở Trái Đất mới có thể thấy. Vì ánh sáng “tàn dư” của chúng mất rất lâu để đi qua quãng đường đến Trái Đất.
Cũng giống như việc bạn biết được vận tốc, khoảng cách thì sẽ tìm ra thời gian.
Ta biết được vận tốc ánh sáng trong vũ trụ là 300.000 km/s. Và sử dụng kính thiên văn, dựa vào tính toán để xác định được khoảng cách tương đối của vật thể. Như vậy, có thể tìm ra thời gian ánh sáng bắt đầu đi từ vật thể đó, đến được Trái Đất để chúng ta quan sát được là bao lâu.
Một ví dụ, các nhà khoa học mới đây đã nhìn thấy một vụ nổ siêu tân tinh. Được cho là xảy ra cách đây 2,5 triệu năm và là giai đoạn bắt đầu của Kỷ Băng hà. Điều đó có nghĩa là thứ ta nhìn thấy từ Trái Đất là ánh sáng của vụ nổ xảy ra từ 2,5 triệu năm trước. Và nếu có một thế giới sống khác phát hiện ra Trái Đất, thứ họ nhìn thấy được trên hành tinh chúng ta qua kính viễn vọng. Không phải thế giới con người hiện đại mà là thời kỳ khủng long còn sống!
Và cách xác định thời gian vụ nổ trên chính là dựa vào khoảng cách ánh sáng của chúng so với Trái Đất.
1 năm ánh sáng đi mất bao lâu
Nếu bạn đi với vận tốc trung bình 20 phút 1 dặm (20 phút cho mỗi 1.609344 km). Thì phải mất đến 225 triệu năm mới hoàn tất quãng đường một năm ánh sáng.
Các nghiên cứu về không gian vũ trụ đến này còn rất khó khăn. Sở dĩ vì quãng đường ánh sáng giữa các thiên thể là vô cùng lớn.
Chiếc tàu vũ trụ giữ tốc độ kỷ lục thế giới thuộc về NASA với 265.000 km/h. Nó dựa vào hấp thụ lực hấp dẫn khổng lồ của hành tinh để đạt được con số này. Nhưng nó vẫn còn quá nhỏ bé so với tốc độ ánh sáng.
Trong tương lai, nếu có thể phát minh ra một thứ di chuyển ngang tốc độ ánh sáng. Loài người có thể khám phá vũ trụ, những hành tinh xa xôi trong hệ mặt trời.
Đơn vị lớn hơn cả 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Mặc dù quãng đường ánh sáng đã là rất lớn, thế nhưng để biểu diễn các con số thiên văn dễ dàng hơn. Người ta đã tìm cách nén con số này thành một đơn vị đo lương lớn hơn, đó là đơn vị thiên văn. Đây là thành tựu của nhà thiên văn Robert Burnham, ông dựa trên khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời tương đối, khoảng 150 triệu km. Có nghĩa 1 đơn vị thiên văn tương ứng với 8 phút ánh sáng, nó được ký hiệu là AU hoặc UA.
Những lý giải thúc vị về khoảng cách trong vũ trụ, các đơn vị trong thiên văn,… Cho chúng ta biết rằng những ánh sáng ngôi sao ta nhìn thấy là ngắm nhìn quá khứ. Và mặt trời ta nhìn ngắm hoàng hôn, bình minh mỗi ngày là mặt trời của 8 phút trước đó…
Bài viết trên đây hy vọng có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi: 1 năm ánh sáng là bao nhiêu? Và 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Đừng quên theo dõi Kiến Thức Tổng Hợp để khám phá những bí ẩn vũ trụ. Cùng rất nhiều chủ đề cuộc sống thú vị, bổ ích mới nhất mỗi ngày dành cho bạn nhé!
Bài viết liên quan khác:
- Hố đen vũ trụ là gì, hố đen vũ trụ dẫn đến đâu?
- Siêu trăng là gì?
- Hệ mặt trời là gì, Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời
- Cách tính giờ trên Trái Đất: những sự thật thú vị về múi giờ