Ý nghĩa của thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” là gì?

25 Tháng Tư, 2024 0 dohiep

Đôi khi chúng ta thường dùng những ngữ liệu dân gian để đề cập đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” cũng được dùng rất nhiều nhờ ý nghia vô cùng thú vị. Vậy bạn có biết ý nghĩa lên thác xuống ghềnh là gì không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

“Lên thác xuống ghềnh” nghĩa là gì?

“Lên thác xuống ghềnh” là một câu thành ngữ rất quen thuộc trong văn học dân gian. Thậm chí nó được sử dụng phổ biến trong nhiều thể loại văn học cũng như được nhắc đến trong giao tiếp thông thường. Tuy nhiên khi được hỏi chi tiết thì không phải ai cũng cắt nghĩa chính xác được ý nghĩa của từ “lên thác xuống ghềnh”.

Lên thác xuống ghềnh là gì?

Lên thác xuống ghềnh là gì?

Cũng như nhiều câu thành ngữ, tục ngữ khác “lên thác xuống ghềnh” cũng có cả nghĩa đen và nghĩa bóng, cụ thể như sau:

Nghĩa đen của thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”

Theo cách chiết tự từ thì chúng ta có:

  • Lên: động từ chỉ hành động hướng về phía cao hơn phía trước hay có sự phát triển về số lượng.
  • Thác: là vị trí dòng suối, dòng sông “đứt gãy” tạo dòng nước chảy từ trên cao xuống dưới thấp, với tốc độ nước chảy xiết, góc nghiêng lớn, có thể tạo sóng nước và xoáy nước.
  • Xuống: động từ chỉ hành động hướng về phía thấp hơn phía sau hay có sự suy giảm về số lượng.
  • Ghềnh: là chỗ dòng sông khá nông, có đá lởm chởm nằm chắn ngang khiến dòng nước dồn lại. Ghềnh xuất hiện ở những khu vực mà vật liệu lòng sông/suối có thể chống lại sự xói mòn của dòng nước so với đoạn lòng sông/suối phía dưới ghềnh
 
Con người vượt ghềnh

Con người vượt ghềnh

Cả thác và ghềnh đều là những nơi có địa hình không bằng phẳng, nguy hiểm, rất khó khăn cho người đi lại. Lên – xuống thể hiện hành động ngược chiều lên và xuống.

Nghĩa bóng của thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”

Nghĩa bóng, sự ẩn ý đằng sau những con chữ mới là cái mà thành ngữ muốn hướng đến cũng như là điều mà con người cần hiểu được.

Từ những phân tích nghĩa đen phía trên, chúng ta có thể thấy rằng câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa bóng là nói tới những khó khăn, nguy hiểm, khổ cực,… khi làm việc gì đó cơ cực, nhọc nhằn, khiến cho bản thân thấy mệt mỏi. Nó cũng ý chỉ những con người có cuộc đời lắm gian truân.

Câu thành ngữ này còn mang ý nghĩ chỉ sự cố gắng, nỗ lực vượt qua những khó khăn, chông gai, trở ngại để tiếp tục thực hiện và cố gắng hoàn thành nó.

Vượt thác đầy khó khăn

Vượt thác đầy khó khăn

Một số câu thành ngữ tương tự “lên thác xuống ghềnh”

Kho tàng thành ngữ, tục ngữ là vô cùng rộng. Cũng với ý nghĩa tương tự là thể hiện sự vượt qua những khó khăn vất vả, chỉ cuộc đời của những người gặp nhiều gian lao, vất vả mà chúng ta có nhiều câu thành ngữ, tục như như:

– “Lên rừng, xuống biển”

Vẫn là kết cấu động từ lên – xuống ngược chiều, cùng rừng và biển – 2 nơi rộng lớn tiềm ẩn đầy rẫy những hiểm nguy. Nó cho thấy được sự khó khăn của con người, những gian truân trải dài không dứt.

– “Lên núi đao, xuống biển lửa”

Lại là cụm động từ lên – xuống. Nhưng ở đây mức độ nguy hiểm có vẻ cao hơn nhiều với cả một núi đao kiếm và một biển lửa mênh mông. Sự khó khăn, gian nan trong cuộc sống vô cùng khó khăn nhưng không vì thế mà không ngừng nỗ lực.

“Biển” lửa đầy nguy hiểm

“Biển” lửa đầy nguy hiểm

– “Ba chìm bảy nổi”

Thành ngữ này được dùng để đặc tả cuộc đời, hoàn cảnh của một người long đong, lận đận, chẳng yên bình, khi lên khi xuống, không ổn định.

Chìm và nổi cũng là hai động từ trái nghĩa nhau, nó làm tăng thêm sự bất ổn, thăng trầm. Thường thì chúng ta hay nhắc đến tổng 10, nhưng cuộc đời một người lại có đến 3 phần chìm, 7 phần nổi đầy gian truân. Câu thành ngữ này thường dùng khi nói về số phận của con người, đặc biệt là người phụ nữ xưa đầy vất vả.

Trên đây là tổng hợp các thông tin để giải đáp cho câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”. Việc ứng dụng những ngữ liệu văn học dân gian vào văn nói, viết góp phần gìn giữ những nét đẹp truyền thống.

>>> Xem thêm ý nghĩa của câu ăn ba tô cơm là gì tại đây

Bài viết liên quan