Cầu nâng 2 trụ thủy lực là thiết bị được sử dụng khá phổ biến tại các gara xe hiện nay. Sản phẩm sở hữu những đặc điểm chuyển biệt, nên đòi hỏi quy trình thi công và lắp đặt đúng chuẩn để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cách lắp đặt cầu nâng 2 trụ thủy lực chuẩn kỹ thuật và an toàn nhất, hãy cùng đón xem nhé!
Nội dung bài viết
Cầu nâng 2 trụ thủy lực là gì?
Cầu nâng 2 trụ thủy lực là thiết bị chuyên dụng, có chức năng nâng hạ ô tô lên xuống, hỗ trợ quá trình tháo lắp và sửa chữa, nhất là đối với những vị trí dưới thấp như gầm xe,…
Hiện nay, có 2 loại cầu nâng 2 trụ phổ biến:
- Cầu nâng giằng trên: có dây cáp và ống dầu đều nằm trên cao, đảm bảo được sự thoải mái và gọn gàng khi nâng xe lên. Dòng cầu nâng giằng trên đảm bảo được sự chắc chắn, an toàn tối đa khi nâng hạ cho xe.
- Cầu nâng giằng dưới: đối với phân loại này, dây cáp và ống dầu sẽ được đặt ở phía dưới. Nhờ đó mà chiều cao của cầu sẽ ngắn lại một chút so với cầu nâng giằng trên. Dòng sản phẩm thường được sử dụng tại những không gian nhỏ, chiều cao thấp.
Thông số kỹ thuật của các loại cầu nâng 2 trụ
Để có thể lắp đặt cầu nâng đúng kỹ thuật, bạn cần hiểu rõ được đặc điểm về cấu tạo và kích thước của sản phẩm. Cụ thể như sau:
Cầu nâng giằng trên
- Chiều cao trụ nâng: 370,26cm.
- Chiều rộng giữa 2 trụ: ~342 cm.
- Chiều cao nâng: 190 cm.
Cầu nâng giằng dưới
- Chiều cao trụ nâng: 282,2cm.
- Chiều rộng giữa 2 trụ: ~342 cm.
- Chiều cao nâng: 190 cm.
Quá trình vận hành của cầu nâng sẽ được chia làm 2 giai đoạn: nâng lên và hạ xuống.
Khi nâng xe lên cao, chúng ta sẽ tiến hành di chuyển xe vào đúng vị trí, điều khiển cánh tay để giữ xe cố định tại một vị trí. Để đưa xe lên cao, bạn chỉ cần nhấn nút UP. Khi đó, bơm thủy lực sẽ di chuyển vào xi lanh, giúp đẩy xi lanh lên tạo động lực nâng xe lên cao. Khi xe đã đạt đến chiều cao nhất định, chúng ta sẽ cho cầu dừng lại và tiến hành các thao tác sửa chữa, bảo dưỡng,…
Để đưa xe xuống, chúng ta chỉ cần nhấn nút DOWN. Dầu thủy lực tại xi lanh lập tức rút về bình chứa, từ đó xe được hạ xuống một cách dễ dàng.
>> Xem Thêm: Barie Tự Động Yên Phát Và Quy Trình Lắp Đặt Chuẩn
Hướng dẫn cách lắp đặt cầu nâng 2 trụ
Trên thực tế, quá trình lắp đặt cầu nâng sẽ được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm được quy trình để theo dõi, tránh những sai sót hay sự cố đáng tiếc xảy ra.
Quá trình lắp đặt sẽ trải qua những bước sau:
Lên bản vẽ kỹ thuật
Việc xây dựng bản vẽ kỹ thuật cho việc lắp đặt cầu nâng sẽ giúp kỹ thuật viên các định được chính xác kích thước các bộ phận của cầu nâng trong trạng thái ngủ và làm việc, từ đó xác định được chính xác vị trí lắp đặt cũng như lượng nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình thi công.
Chuẩn bị các nguyên vật liệu trước khi lắp đặt
Các vật liệu cần thiết cho quá trình thi công lắp đặt cầu nâng 2 trụ bao gồm:
- Bê tông mác 250.
- Cát vàng.
- Đá sỏi 4×6.
- Xi măng.
- Không cốt thép.
Xác định vị trí để lắp đặt cầu nâng
Trước khi lắp đặt, bạn cần chuẩn bị được vị trí, diện tích và kích thước để lắp cầu. Các thông số cần lưu ý bao gồm:
- Diện tích tối thiểu (RxD): 4m x 7m
- Khoảng cách giữa tâm các móng cầu: 2870mm
- Khoảng cách giữa tâm móng và tường cột đặt mô tơ: 1000mmm
- Khoảng cách giữa tâm móng với tường cột còn lại: khoảng 800mm
Bạn nên dành thời gian khảo sát các vị trí để tìm được địa điểm thích hợp đặt cầu. Việc làm này không chỉ giúp không gian làm việc thông thoáng, chuyên nghiệp hơn mà còn giúp cho các thao tác làm việc hiệu quả nhất.
Thi công làm móng
Sau khi đã xác định được vị trí đặt cầu, chúng ta sẽ tiến hành thi công làm móng. Các công việc cần thực hiện như sau:
- Đào 2 hố móng với kích thước 1m x 1m x 1m sao cho 2 tâm cách nhau 2870mm.
- Diện tích 2 hố móng là 0,6 m3, nhưng thông thường mọi người sẽ làm 1m3 cho an toàn.
Những lưu ý khi làm nền móng:
- Không nên đổ quá nhiều lớp bê tông lên bề mặt.
- Bê tông 2 bên móng phải thẳng.
- Đánh dấu 2 vị trí tâm móng để thuận lợi cho quá trình lắp đặt tiếp theo.
- Với cầu nâng 2 trụ giằng dưới, cần đảm bảo bề mặt xung quanh bằng phẳng, thuận tiện cho việc lắp đặt dây cáp.
- Đối với những móng ngoài trời, nên đợi bê tông khô hẳn trong vòng 7-10 ngày rồi mới tiếp tục tiến hành lắp đặt.
- Những loại móng cầu được thi công trong nhà, có mái che, phải đợi khoảng 10-15 ngày bê tông mới khô hẳn, khi đó mới có thể lắp đặt tiếp được.
Lắp đặt và cố định 2 trụ nâng
Sau khi bê tông đã khô hoàn toàn, chúng ta tiến hành lắp đặt trụ nâng theo đúng như bản vẽ kỹ thuật đã đặt ra:
- Đặt trụ nâng vào vị trí đã được xác định sẵn, giữ chân trùng với đường vạch dấu và ép thẳng xuống nền.
- Kiểm tra lại kỹ càng các thông số về chiều cao, độ nghiêng và điều chỉnh cho 2 bên bằng nhau.
- Khoan 6 lỗ bu lông nở trên nền, sau đó cố định chân cầu bằng 6 bu lông đó. Trong quá trình khoan lỗ, chú ý tránh các vị trí di chuyển của tay cầu.
- Căn chỉnh lại tất cả các bộ phận sao cho thật chuẩn xác với thông số đã đặt ra.
Đi dây cáp và lắp ráp những bộ phận còn lại
- Tiến hành lắp giằng trên hoặc giằng dưới theo từng phân loại mà bạn đang thi công.
- Lắp đặt cân bằng dây cáp bằng cách kéo cáp từ bên phải qua bên trái qua ròng rọc, sao cho có cùng độ cao với nhau.
- Lắp dầm ngang, khóa chuyển đổi và thanh an toàn với dầm ngang.
- Nạp khoảng 10 lít dầu thủy lực vào trong bình chứa dầu, đồng thời kết nối đường ống dầu cao áp.
- Lắp tay nâng sao cho đảm bảo sự tương đồng giữa chúng, định vị bằng chốt khóa (chèn chốt khóa ở phía dưới).
- Cuối cùng, lắp motor điện để cung cấp động lực cho thiết bị.
Vận hành thử nghiệm
- Kiểm tra độ cân bằng của cầu nâng.
- Hoạt động thử nghiệm để kiểm tra khả năng nâng của từng cánh tay.
Trên đây là những chia sẻ về cách lắp đặt cầu nâng 2 trụ thủy lực mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong rằng bài viết mang lại cho bạn những thông tin chuyên môn hữu ích.