Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Chức năng từng cơ quan

18 Tháng Ba, 2023 0 THU THỦY

Hệ hô hấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể mỗi người. Hệ hô hấp đảm nhận chức năng lấy oxy từ môi trường bên ngoài cung cấp cho mọi hoạt động sống cơ thể người. Vậy hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các bộ phận của hệ hô hấp cũng như chức năng từng bộ phận này nhé. 

Hệ hô hấp là gì?

Trước khi giải đáp câu hỏi hệ hô hấp gồm những cơ quan nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của hệ hô hấp là gì nhé. 

hệ hô hấp gồm các cơ quan nào - Kiến Thức Tổng Hợp

Hiểu rõ hơn về khái niệm hệ hô hấp

Theo đó, hệ hô hấp là hệ cơ quan thực hiện chức năng trao đổi khí được diễn ra trên toàn bộ các bộ phận trong cơ thể mỗi người. Và khi một trong các bộ phận có liên quan tới hệ hô hấp có vấn đề khì khả năng hô hấp cơ thể cũng bị ảnh hưởng, suy yếu. Đặc biệt, nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp mãn tính, thậm chí là tử vong. 

Hệ hô hấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống với chức năng trao đổi khí. Nhờ đó oxi được cung cấp đến tim và não, hai cơ quan liên quan đến việc vận hành và nuôi sống cơ thể. 

Hệ hô hấp gồm mấy phần?

Trong cơ thể người, hệ hô hấp sẽ được tính từ mũi và được kết thúc ở các phế nang có trong phổi. Trong đó, các bộ phận tiếp tục được chia thành đường hệ hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Cụ thể như sau: 

hệ hô hấp gồm những cơ quan nào - Kiến Thức Tổng Hợp

Hệ hô hấp gồm 2 phần đó là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới

Cấu tạo của đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận là mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Các bộ phận này sẽ thực hiện chức năng lấy không khí từ ngoài vào, làm ẩm và ấm sau đó lọc không khí rồi đưa đến phổi. Cụ thể, các bộ phận và chức năng của hệ hô hấp trên như sau: 

  • Mũi: Đảm nhiệm vai trò dẫn khí, làm sạch khí đồng thời sưởi ấm trước khi đưa không khí đến phổi.
  • Hầu: Vị trí của hầu  nằm ngay trước cột sống cổ. Hầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hệ hô hấp trước những tác động bên ngoài môi trường và thực hiện chức năng tiêu thụ thức ăn từ miệng. 
  • Thanh quản: Có vị trí nằm tại đường dẫn khí, vị trí chính giữa hầu với khí quản, và ở phần cổ thanh quản lộ hẳn ra, đối diện cách đốt sống cổ thứ III, IV, V và VI.

Vị trí, các bộ phận của đường hô hấp dưới

Đường hô hấp dưới gồm những bộ phận như: khí quản, phế quản, phổi. Hệ hô hấp dưới là nơi để thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với bên ngoài môi trường. Hệ hô hấp dưới gồm các cơ quan như sau: 

  • Khí quản: Là ống dẫn nằm dưới thanh quản, khí quản chia thành 2 đoạn nối khí quản phải và khí quản trái.
  • Phế quản: Là ống dẫn khí được nối ở dưới  khí quản, vị trí nằm ngang đốt sống ngực 4 và 5. Phế quản còn gồm những nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi. 
  • Phổi: Được bao bọc bởi hệ thống xương sườn, xương đòn, xương ức, phía dưới là cơ hoành ngăn chia phổi với những cơ quan khác trong cùng khu vực.

Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Chức năng?

Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Hệ hô hấp là sự phối hợp làm việc hoàn hảo của rất nhiều bộ phận. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các cơ quan của hệ hô hấp cũng như chức năng của từng bộ phận cấu thành. 

Mũi 

hệ hô hấp - Kiến Thức Tổng Hợp

Cấu tạo mũi

Tính từ ngoài vào thì mũi là bộ phận đầu tiên của hệ hô hấp. Mũi đảm nhiệm chức năng lấy và làm sạch khí. Đồng thời, quá trình khí khi đi qua mũi được làm ấm trước khi di chuyển đến những bộ phận bên trong. Cấu tạo của mũi gồm 3 phần là mũi ngoài, khoang mũi và các cạnh mũi. 

Hầu

Hầu được cấu tạo với 3 thành phần chính là tỵ hầu, khẩu hầu và phần thanh hầu được gọi là thanh quản. Cấu tạo của hầu giống như một ống cơ-sợi và có thêm một lớp niêm mạc khoảng 12-14cm được bao phủ từ nền sọ đến đầu thực quản. Vai trò chính chính của hầu là bảo vệ phổi trước những tác nhân bên ngoài môi trường. 

Thanh quản

hệ hô hấp gồm - Kiến Thức Tổng Hợp

Cấu tạo thanh quản

Thanh quản được cấu tạo bởi những khung sụn nối với nhau bằng dây chằng và màng. Khung sụn gồm sụn nắp thanh quản, sụn nhẫn, sụn giáp và sụn phễu tạo nên thanh quản. Thanh quản có nắp đậy, có thể cử động được để đậy đường hô hấp. 

Khí quản

Khí quản được cấu tạo bởi 15 đến 20 vòng sụn hình chữ C. Những vòng sụn này được nối với nhau qua các dây chằng. Ở mặt trong khí quản cũng được bao phủ thêm một lớp niêm mạc. Ngoài vai trò dẫn khí thì khí quản còn có đảm nhận chức năng điều hòa và cân đối lượng khí đi vào phổi. Đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi khí diễn ra tại phổi. 

Phế quản

Hệ hô hấp gồm các bộ phận nào? Phế quản cũng là một trong những bộ phận quan trọng của hệ hô hấp. Phế quản cấu tạo bởi các vòng sụn, vị trí này là nơi tiếp xúc các phế nang. Phế quản gồm phế quản chính trái và phế quản chính phải. Chức năng của phế quản là dẫn khí và lọc khí trước khi di chuyển đến những phế nang. 

Phổi

hệ hô hấp gồm những bộ phận nào- Kiến Thức Tổng Hợp

Cấu tạo phổi

Cấu tạo của hệ hô hấp gồm những bộ phận gì? Phổi chính là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong chức năng của hệ hô hấp. Trái phổi của con người gồm 2 lá phổi. Mỗi lá phổi có cấu tạo bởi các thùy. Phần lớn, ở người, kích thước của lá phổi phải lớn hơn lá phổi trái. 

Lá phổi trái gồm 2 thùy và các phế nang tập hợp thành tại đây tạo thành các cụm và bao bởi mạng lưới mao mạch.

Ở người trưởng thành, dung tích phổi tối đa thường là 5000ml khí. Phổi là trung tâm của quá trình trao đổi khí O2 và khí CO2 diễn ra. Một số bệnh lý được ghi nhận ở phổi thường gặp như viêm phổi, u màng phổi…

Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp thắc mắc Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào cũng như hình dung rõ hơn về chức năng của từng bộ phận. Mong rằng chia sẻ này của Kiến Thức Tổng Hợp thiết thực cho bạn khi tìm hiểu về chủ đề này.

Bài viết liên quan