Đặc điểm và phân loại cầu nâng sửa xe ô tô

5 Tháng Tư, 2022 0 dohiep

Dịch vụ liên quan đến sửa chữa ô tô ngày nay được xem là ngành dịch vụ hái ra tiền, bởi nhu cầu sử dụng ô tô, xe máy để đi lại của người dân ngày càng tăng cao, kéo theo nhu cầu sửa và làm mới xe cũng phát triển không kém. Để tiết kiệm tối đa sức người cũng như thời gian, nhiều đơn vị đã ứng dụng các thiết bị hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hạn thế tiêu hao tài nguyên. Đây là lý do cầu nâng sửa xe ô tô đang được sử dụng phổ biến.

các loại cầu nâng sửa xe ô tô

Tìm hiểu về các loại cầu nâng sửa xe ô tô và đặc điểm từng loại

Cầu nâng sửa xe ô tô là gì, tại sao nên sử dụng cầu nâng cho ô tô?

Cầu nâng là thiết bị công nghiệp hỗ trợ quá trình nâng hạ, sửa chữa ô tô, phục vụ chủ yếu cho các hoạt động như làm lốp, gầm xe,…Sản phẩm được thiết kế với nhiều kiểu dáng, kết cấu tùy theo mục đích sử dụng của người dùng.

Đa số các sản phẩm cầu nâng hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý thủy lực, khí nén hoặc nâng trực tiếp bằng điện, một số ít sử dụng bằng hệ thống vít me.

Nếu như trước đây, những công việc kiểm tra, sửa chữa phía dưới gầm xe hay các bộ phận liên quan, người thợ thường phải chui xuống hầm hay sử dụng những loại kích nâng hành trình nhỏ.

Việc sửa chữa như vậy sẽ gặp phải một số nhược điểm như độ tin cậy và an toàn chưa cao, không gian làm việc hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công việc, đồng thời khách hàng nhìn vào sẽ đánh giá về độ chuyên nghiệp của đơn vị.

Cầu nâng sửa xe ô tô được trang bị giúp giải quyết tất cả những vấn đề trên.

> Xem thêm:

Cầu nâng ô tô gồm những loại nào?

Một số loại cầu nâng ô tô phổ biến bao gồm: cầu nâng 1 trụ, 2 trụ, 4 trụ, cầu nâng cắt kéo,…

Cầu nâng cắt kéo

Cầu nâng cắt kéo, hay cầu nâng kiểu xếp, kiểu chữ X, là loại cầu nâng các xe có trọng lượng tương đối nặng. Sản phẩm được thiết kế với chiều cao và công suất khác nhau, phù hợp với mọi mô hình cửa hàng kinh doanh, từ cửa hàng chuyên nghiệp đến hộ gia đình.

Trong số đó, cầu nâng tầng thấp có thể nâng lên tới 36-inch so với mặt đất, cầu nâng tầng cao có thể nâng lên độ cao 36 – 48 inch và sản phẩm toàn nâng có thể nâng lên bất cứ độ cao nào mà người dùng mong muốn.

Cầu nâng cắt kéo

Cầu nâng cắt kéo

Khi không sử dụng, sản phẩm có thể thu lại nhỏ gọn, tuy nhiên sẽ không thể ân đi hoàn toàn, trừ trường hợp lắp đặt âm sàn. Cầu nâng sẽ nằm ngay bên dưới đường băng nên không thể đứng trực tiếp bên dưới xe.

Cầu nâng 1 trụ

Cầu nâng 1 trụ được ứng dụng khá nhiều, phù hợp với những khách hàng muốn tối ưu hóa không gian. Theo đó, đế cầu nâng và hệ thống thủy lực sẽ được chôn dưới mặt đất. Khi vận hành, ô tô sẽ tiến vào vị trí phía trên cầu nâng, bật công tắc và thực hiện nâng hạ đến độ cao cần thiết.

Bục nâng được thiết kế nhiều dạng, bao gồm các trụ đôi với thanh ngang nối lại tạo thành chân đế, hoặc hình chữ X giúp mở rộng diện tích bề mặt chứa xe.

Khi không hoạt động, cầu có thể hạ sát đất hoặc chiếm ít không gian, nên mặt bằng có thể sử dụng cho các công tác sửa chữa khác. Nhờ đó mà loại cầu nâng này được sử dụng phổ biến tại các cơ sở sửa chữa xe có không gian nhỏ hẹp.

Cầu nâng sửa xe ô tô 2 trụ

Cầu nâng 2 trụ thường là loại thang máy tự động, có 2 trụ chắc chắn cùng cánh tay ổn định. Thiết bị có khả năng giữ phương tiện ở độ cao nhất định, có sàn để chân ngang nhỏ giúp tiết kiệm không gian và thuận tiện cho xe ra vào.

Cầu nâng 2 trụ được chia làm nhiều loại: đối xứng hoặc không đối xứng, hay cầu nâng giằng trên hoặc giằng dưới tùy theo từng tiêu chí.

Theo đó, cầu nâng đối xứng có các trụ đối diện với nhau, mỗi tay đỡ đảm nhận nâng 50% tải trọng xe nên dễ sử dụng. Trong khi cầu nâng không đối xứng có các tay đòn không cùng chiều dài ở phía trước và phía sau, khiến cho trọng tâm của xe dịch chuyển. Từ đó, người dùng có thể tiếp cận trực tiếp với gầm dưới của ô tô.

Cầu nâng 2 trụ

Cầu nâng 2 trụ

Sản phẩm sở hữu ưu điểm là không gian thao tác khá rộng, chiều cao nâng lớn, dễ dàng ứng dụng vào nhiều công việc sửa chữa khác nhau. Trung bình tải trọng nâng của cầu nâng 2 trụ sẽ rơi vào từ 3,5 tấn đến 4 tấn.

Ưu điểm của loại cầu nâng này là có thanh liên động giữa 2 trụ, nên tính an toàn cao, tuy nhiên bởi kích thước lớn nên không được sử dụng phổ biến tại các nhà để xe dân dụng, mà ứng dụng nhiều hơn tại những gara sửa ô tô hoặc xe tải lên xuống cả ngày.

Cầu nâng 4 trụ

Hệ thống cầu nâng 4 trụ là thiết bị sử dụng phương pháp lắp ổ, có thêm nhiều trạm bôi trơn nên thuận tiện cho người dùng. Sản phẩm có loại dành cho sửa chữa chung và loại chuyên dùng cho thiết bị đo góc đặt bánh xe, bố trí chủ yếu trong các gara hạng trung và chuyên nghiệp trở nên.

Sản phẩm còn được sử dụng như giải pháp đỗ xe gia đình đang được quan tâm tại thị trường Việt Nam hiện nay, không thua kém gì những hệ thống đỗ xe thông minh.

Cầu nâng 4 trụ sở hữu ưu điểm là độ an toàn cao, chiều cao nâng thích hợp, bên cạnh đó còn có thể trang bị thêm kích nâng phụ để nâng độc lập từng cầu xe phục vụ các công việc liên quan đến điều chỉnh hay tháo rời, lắp đặt gầm, bánh xe,…

Cầu nâng chuyên nghiệp bên cạnh chức năng hỗ trợ nhu cầu sửa chữa chung, còn được trang bị thêm các đĩa kiểm tra góc lái, các tấm di trượt phục vụ công tác kiểm tra góc đặt bánh xe.

Cầu nâng di động

Cầu nâng di động

Cầu nâng di động

Cầu nâng di động là hệ thống cầu nâng khá đặc biệt, thiết kế với các trụ độc lập nhằm nâng ô tô với trọng lượng lớn. Mỗi cọc nâng có thể chịu được tải trọng lên tới 5 tấn. Các trụ cầu có thể di động, và được kết nối với nhau bởi hệ thống dây cáp. Việc điều khiển hoạt động của hệ thống này sẽ được thực hiện trên mỗi trị, đảm bảo tính tiện lợi.

Sản phẩm được sử dụng cho các Tổng công ty Vận tải, hoặc những trạm bảo dưỡng xe bus, xe tải với quy mô lớn.

Bạn đang đọc: Đặc điểm và phân loại cầu nâng sửa xe ô tô tại website: kienthuctonghop.vn

Một số lưu ý khi khi chọn mua cầu nâng sửa dành cho ô tô

Khi chọn mua cầu nâng sửa xe ô tô, người dùng cần chú ý một số thông tin sau:

  • Chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu

Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp sẽ giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời tối đa hóa hiệu quả của thiết bị trong công việc.

Theo đó, nếu tiệm rửa xe, sửa chữa của bạn chỉ cần một thiết bị nâng hạ phục vụ quá trình phun rửa, thì sản phẩm cầu nâng 1 trụ sẽ phù hợp nhất. Bên cạnh khả năng nâng hạ nhanh chóng còn có thể xoay 360 độ. Tuy nhiên cần chú ý đến không gian, diện tích lắp đặt.

Đối với tiệm sửa chữa xe hơi, đòi hỏi nhiều thao tác công việc dưới gầm xe nên chọn loại cầu nâng 2 trụ hoặc 4 trụ. Những thiết bị này hỗ trợ tạo khoảng trống lớn dưới gầm, giúp người thợ sửa chữa dễ dàng và đảm bảo an toàn tối đa khi thực hiện.

Cầu nâng cắt kéo sẽ phù hợp với những công việc liên quan đến căn chỉnh góc đặt xe, caster, camber,… với không gian sửa chữa xe có diện tích nhỏ.

Lựa chọn cầu nâng sửa xe ô tô phù hợp

Lựa chọn cầu nâng sửa xe ô tô phù hợp

  • Lựa chọn mức chi phí phù hợp

Sau khi đã xác định được loại thiết bị cần mua, người tiêu dùng cần tham khảo mức giá bán tại nhiều cửa hàng khác nhau để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với tình hình tài chính của cá nhân hay doanh nghiệp.

  • Chọn sản phẩm có chế độ bảo hành tốt

Sau một thời gian sử dụng, cầu nâng không thể tránh khỏi một số lỗi hay hỏng hóc nhất định. Khi đó, bạn cần một chế độ bảo hành hợp lý để đảm bảo thiết bị bạn mua có thể vận hành ổn định trở lại.

Thông thường, mọi tiêu chuẩn liên quan đến bảo hành sẽ được thông báo khi mua sản phẩm, được gia hạn theo tháng, theo năm hoặc toàn bộ vòng đời thiết bị. Khách hàng nên tìm hiểu kỹ để không bị thiệt sau này nhé!

Có thể thấy, cầu nâng sửa xe ô tô có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp nâng cao hiệu suất công việc cũng như tính chuyên nghiệp của tiệm. Vậy mua cầu nâng chính hãng giá rẻ ở đâu, hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0965 327 282 – 0966 631 546 để được hỗ trợ nhé!

 

Bài viết liên quan