Cá Sấu Đẻ Trứng Hay Đẻ Con? Phân Loại Cá Sấu Hiện Nay

26 Tháng Hai, 2022 0 Doãn Rần

Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Cùng giải đáp hết các thắc mắc về cách thức sinh sản cũng như tập tính của loài động vật trong nội dung bài viết dưới đây.

Cá sấu là con gì? Các đặc điểm sinh trưởng và phát triển 

Cá sấu thuộc họ Crocodylidae – là thuật ngữ được sử dụng lỏng lẻo để chỉ tất cả các thành viên của bộ Cá sấu. 

Cá sấu được xem là một dòng cá nhưng được xếp vào lớp lưỡng cư với kích thước khá lớn. Chiều dài trung bình khi trưởng thành của loài này dao động từ 2-5m với thân hình thuôn dài, đầu bẹt bằng và mõm dài, phần đuôi dài gần bằng tỷ lệ cơ thể hơi bẹt hình bơi chèo và rất khỏe; phần chân ngắn có màng bơi giữa các ngón và đầu ngón chân có móng sừng giúp quá trình di chuyển không bị trơn trượt. Mắt cá sấu nằm ở vị trí rất cao trên đỉnh mõm; lỗ mũi và lỗ tai có van chắn nước; toàn thân được phủ một lớp da dày bao bọc tựa như vỏ giáp. 

Cá sấu là gì

Cá sấu sống tập trung theo bầy đàn

Cá sấu tập trung sống theo bầy đàn tại các vùng đầm lầy. Chúng có khả năng thích nghi dễ dàng với mọi điều kiện thời tiết. Đặc biệt, cá sấu có xu hướng ngâm mình dưới nước và chỉ lên cạn để phơi nắng. Khi ở trên cạn thì chúng di chuyển rất chậm và gần như là nằm yên bất động.

Hiện nay, cá sấu phân bố phổ biến ở nhiều khu vực như châu Phi, châu Á, châu Mỹ, châu Đại Dương. Tại Việt Nam thì cá sấu thường xuất hiện tại các vùng đầm lầy thuộc khu vực biển miền Trung.

Giải đáp: Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con?

Cá sấu sinh sản bằng hình thức đẻ trứng với chu kỳ sinh sản kéo dài cả năm. Thời gian giao phối từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Theo đó thì thời kỳ sinh sản của cá sấu sẽ rơi vào khoảng tháng 4 đến hết tháng 10 hàng năm. Cá sấu cái có khả năng đẻ 1 lứa trong vòng 1 năm và bắt đầu chu kỳ sinh sản đầu tiên vào khoảng từ 9-15 tuổi.

 Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con?

Cá sấu là loài cá đẻ trứng

Sau khi giao phối thì cá sấu cái sẽ đẻ trứng dưới các lỗ hang động hoặc hố cát sâu khoảng 1 mét. Mỗi lần sinh sản, cá sấu có thể đẻ từ 20-40 quả trứng. Trứng cá sấu rất to, lớp vỏ ngoài cứng và chắc. Sau khi đẻ xong thì cá sấu mẹ sẽ nằm trong tổ để ấp và bảo vệ trứng cho đến khoảng gần 2 tháng thì trứng sẽ nở.

Phân loại cá sấu hiện nay

1. Cá sấu mõm dài

Còn gọi là cá sấu Ấn Độ hay cá sấu sông Hằng, là loài cá bản địa thuộc vùng Ấn Độ và khu vực bán đảo Mã Lai. 

Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con

Cá sấu mõm dài

Loại này có phần mõm rất dài, nhưng nhỏ giống như một chiếc vòi; răng rất nhọn và nhô ra; còn phần thân thì tròn với lớp da cứng và đen bóng.

2. Cá sấu Nam Mỹ 

Hay còn biết đến với cái tên cá sấu rừng Amazon với kích thước cơ thể rất lớn lên đến khoảng 900 kg và chiều dài 4.6m. 

Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con

Cá sấu Nam Mỹ

Đặc điểm riêng biệt của loại này là phần mõm ngắn, thuôn dài giống hình tam giác. Dù sở hữu thân hình đồ sộ nhưng cá sấu Nam Mỹ lại có tốc độ di chuyển lớn khoảng 32km/h. Từ năm 1975 thì dòng cá sấu này đang được xếp vào những loài cần được bảo tồn. 

3. Cá sấu sông Nin (Nile)

Đây là dòng cá sấu phổ biến và nổi tiếng nhất trên thế giới, nổi bật nhất là cá sấu Gustave – sát thủ ăn thịt người. Cá sấu sông Nin có kích thước lớn, cân nặng khi trưởng thành khoảng 225 – 700kg; chiều dài 5 mét. 

Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con

Cá sấu sông Nin (Nile)

Đặc biệt, lớp da của loại này rất dày khiến cho chúng trở thành mục tiêu của những người thợ săn. Lớp da của chúng khi sử dụng trong may mặc có giá trị rất lớn và đây cũng trở thành lý do khiến cá thể cá sấu bị sụt giảm nghiêm trọng.

4. Cá sấu dương tử

Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con

Cá sấu dương tử

Cá sấu dương tử là loài cá bản địa của Trung Quốc với chiều dài cơ thể trung bình, đầu ngắn, mõm nhỏ không quá nhọn. Lớp da sần sùi, màu khoang đen ánh vàng, có gai nhọn nổi lên.

5. Cá sấu hỏa tiễn cảnh – Cá sấu mỏ vịt (nước ngọt)

Đây chính là dòng cá sấu duy nhất sở hữu kích thước nhỏ, được nuôi làm cảnh. Tại Việt Nam thì loài này có nhiều tên gọi như cá hỏa tiễn mỏ vịt, cá nhái đốm, cá phúc lộc thọ,… và thường xuất hiện ở vùng sông nước Nam Bộ sau mùa mưa bão.

Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con

Cá sấu hỏa tiễn cảnh

Dù được xếp vào dòng cá sấu, nhưng thực tế thì loài này chỉ có một vài đặc điểm giống với cá sấu thông thường. Cụ thể, thân cá nhỏ thuôn dài khoảng 150cm; mõm dài; hàm răng sắc nhọn; vây lưng trải dài từ đầu đến gần vây đuôi; vây ngực và vây bụng ngắn, khá mềm. Đặc biệt, vây đuôi giống hình cánh quạt; phần lưng màu vàng, bụng màu xám và có các chấm đen. 

Cá sấu mỏ vịt thường sống đơn độc, chỉ sống ở dưới nước. Mỗi lần sinh sản thì chúng có thể đẻ được 150.000 quả trứng.

6. Cá sấu hoa cà (nước mặn)

Còn được gọi là cá sấu nước mặn hay cá sấu cửa sông. Trong họ bò sát thì dòng cá sấu này là loài có kích thước lớn nhất còn tồn tại cho đến hiện nay. Khi trưởng thành thì con đực có thể dài đến 6 mét và nặng khoảng 1,5 tấn. Còn cá sấu cái thì có kích thước nhỏ hơn nhiều với tối đa chiều dài khi trưởng thành trong khoảng 2,5-3m. 

Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con

Cá sấu hoa cà

Cá sấu hoa cà có thể sống ở các khu vực nước mặn như cửa sông, đầm phá – điều mà không một loài cá sấu nào có thể làm được. Khi mới sinh thì cá sấu hoa cà có màu vàng nhạt, phần sọc chấm trên thân và đuôi, còn lớn lên thì màu da sẽ bị sẫm lại sang nâu hoặc xám. Loài này cũng sở hữu chiếc đầu kích thước lớn với bộ hàm khoảng 70 cái răng cùng lực cắn 5500 pounds/inch. Do đó, chỉ cần một cú táp thì phần xương con mồi có thể vỡ vụn và không còn khả năng chống cự.

7. Cá sấu Caiman

Đây là loài đặc trưng ở các đầm lầy khu vực Trung và Nam Mỹ thuộc họ cá sấu mõm ngắn. Cá sấu Caiman có 5 loài nhưng hiện nay đang bị giảm do có 2 loài bị tuyệt chủng hoàn toàn. Có 3 loài cá sấu Caiman đang sống là Caiman đeo kính, Caiman mõm rộng và Caiman Yacare.

Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con

Cá sấu đen Caiman

Dòng cá sấu Caiman có kích thước nhỏ hơn hẳn, với chiều dài khoảng từ 1-2m nên chúng được xem là con mồi của các loài khác như Trăn Nam Mỹ, Báo đốm,…

Một số câu hỏi thắc mắc phổ biến về cá sấu

1. Cá sấu có lưỡi hay không? 

Câu trả lời là có. Cá sấu sở hữu một chiếc lưỡi nhỏ nằm gọn sâu bên trong cơ hàm nên khiến chúng ta lầm tưởng là loài động vật này không có lưỡi.

Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con

Lưỡi cá sấu nhỏ, nằm gọn bên trong cơ hàm

Tuy nhiên, phần lưỡi được coi là rất vô dụng bởi gần như chúng không thể di chuyển hay lè lưỡi giống các loài bò sát khác. Chúng ta vẫn thường thấy các loài chim xỉa răng cho cá sấu vì chiếc lưỡi của chúng không thể làm được việc đó.

2.  Cá sấu hô hấp bằng gì

Theo nghiên cứu, cá sấu hô hấp bằng phổi. Đây được xem là cơ quan hô hấp hoàn chỉnh nhất so với các loài bò sát khác. 

Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con

Mũi cá sấu nằm ở phần đỉnh hàm trên mõm

Ngoài ra, để sống được ở 2 môi trường trên cạn và dưới nước thì cấu tạo mũi của cá sấu rất đặc biệt. Cụ thể, lỗ mũi cá sấu nằm ở phần đỉnh hàm trên của mõm nên chỉ cần hếch mõm lên khỏi mặt nước thì nó có thể hít thở một cách bình thường. Phần cuối hốc mũi có một van chặn nước tách biệt hẳn so với khoang miệng và thanh quản giúp chúng lặn sâu bắt mồi mà không bị nước tràn vào khí quản.

3. Thức ăn của cá sấu là gì?

Cá sấu là loài cá ăn động vật và nó được mệnh danh là loài sát thủ ở khu vực bờ sông, đầm lầy. Thức ăn của cá sấu là chim; cá; thú nhỏ như hươu, nai; thú lớn như hổ, sư tử; ếch; nhái; thỏ;…

Cá sấu đẻ trứng hay đẻ con

Cá sấu là loài cá ăn động vật

Do di chuyển chậm chạp nên chúng thường ẩn mình trong các bụi rậm hoặc bùn lầy để rình con mồi. Khi đã xác định chính xác địa điểm con mồi thì chúng sẽ lao đến rồi dùng miệng để bắt và giết con mồi với hàm răng lớn. Khi ăn thì cá sấu thường nuốt chửng, nếu mồi quá to thì chúng sẽ chia sẻ con mồi cho nhau. Dạ dày cá sấu tiêu thụ rất nhanh và chỉ khoảng 70 giờ là chúng có thể tiêu thụ hết 1 con ngựa hoặc con hươu lớn.

Nội dung bài viết hôm nay chúng tôi đã giải đáp về câu hỏi cá sấu đẻ trứng hay đẻ con cùng các thông tin cần thiết về loài lưỡng cư đặc biệt này. Hãy truy cập các bài viết của chúng tôi thường xuyên để cập nhật các thông tin hay nhất nhé!

||Tham khảo bài viết khác:

Bài viết liên quan