Amrita Pritam là ai? Nữ nhà thơ được Google Doodle vinh danh

9 Tháng Tư, 2021 0 Lê Hà

Amrita Pritam là nhà văn nữ đầu tiên trong nền văn học Ba Tư. Bà là người dám sống cuộc đời mà mình muốn và là người khiến hàng ngàn người ngưỡng mộ. Bà đã được Google Doodle vinh danh nhân 100 năm ngày sinh của bà vào 31/8/2019. Song không phải ai cũng biết đến bà. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin để các bạn biết được Amrita Pritam là ai và những đóng góp của bà cho nền văn học cũng như cuộc sống. 

Amrita Pritam là ai?

Amrita Pritam sinh ngày 31/8/1919 mất ngày 31/10/2005. Bà là một nhà tiểu thuyết gia, một nhà tiểu luận và một nhà thơ người Ấn Độ. Bà viết những tác phẩm của mình bằng chữ PunjabiHindi. Bà được cả thế giới biết đến với vai trò là một nhà thơ nữ tiếng Punjabi (ngôn ngữ này được nói phổ biến nhất tại Pakistan và là ngôn ngữ phổ biến thứ 11 ở Ấn Độ) vào thế kỷ XX. 

Amrita Pritam

Amrita Pritam

Sự nghiệp văn học của bà kéo dài hơn sáu thập kỷ. Trong suốt thời gian này Amrita Pritam đã sáng tác hơn 100 cuốn sách thơ, tiểu sử, tiểu thuyết, tiểu luận cùng tuyển tập các bài hát dân gian Punjabi và một cuốn tự truyện. Cuốn tự truyện của bà đã được dịch sang một số ngôn ngữ khác của Ấn Độ và nước ngoài. 

Amrita Pritam trở nên nổi tiếng với bài thơ “Ajj aakhan Waris Shah nu”. Bài thơ này viết về sự chia tách của Ấn Độ – Pakistan vào năm 1947. Tên bài thơ được dịch sang tiếng Anh là “I Call upon Waris Shah Today” – đề cập tới nhà thờ Hồi giáo Sufi của thế kỷ 18 Waris Shah.

|| Bạn có biết: Else Lasker-Schüler: Nhà thơ, họa sĩ người Đức được Google vinh danh

Cuộc đời và sự nghiệp của Amrita Pritam

Amrita Pritam được sinh tại thành phố Gujranwala, Raj thuộc Anh ngày nay là tỉnh Punjab của Pakistan. Mẹ của bà là Kartar Singh Hitkari (một nhà thơ, nhà báo và là học giả ngành ngôn ngữ Braj Bhasha). Cha của bà là một giáo viên trường học tên Raj Bibi.

Mẹ của Amrita Pritam mất khi bà mới 11 tuổi đã để lại cho bà một vết thương lòng lớn. Ngay sau khi mẹ bà mất, bà và cha đã chuyển đến Lahore. Bà đã sinh sống ở đây cho đến khi thực hiện cuộc di cư đến Ấn Độ vào năm 1947.

Đối mặt với trách nghiệm và nỗi cô đơn sau sự ra đi của người mẹ Amrita Pritam đã bắt đầu việc viết lách từ rất sớm. Tuyển tập thơ đầu tiên của bà là Amrit Lehran (dịch ra tiếng Việt là “Sóng bất tử“) đã được xuất bản vào năm 1936. Năm 16 tuổi, bà kết hôn với Pritam Singh – một biên tập viên mà bà đã được đính hôn từ thủa ấu thơ. 

Mặc dù bà bắt đầu hành trình sự nghiệp thơ ca của mình là nhà thơ lãng mạn nhưng một thời gian sau đã thay đổi hướng đi. Bà trở thành một phần của phong trào Nhà văn tiến bộ. Chúng ta có thể thấy được điều này trong bộ sưu tập của bà mang tên People Anguish ra mắt năm 1944. Tập thơ công khai chỉ trích chiến tranh, nạn đói ở Bengal năm 1943. 

AmritaPritam là ai

Amrita Pritam và sự nghiệp sáng tác

Bà cũng bắt đầu tham gia vào công tác xã hội và dành hết lòng mình tham gia vào các hoạt động đó. Sau khi đất nước giành được nền độc lập, ông Gur Radha Kishan – một nhà hoạt động xã hội đã đưa ra ý tưởng xây thư viện đầu tiên tại Delhi. Thư viện này đã được khánh thành bởi Balraj SahniAruna Asaf Ali, bà cũng tham gia và đóng góp cho sự kiện này. 

Trước khi phân vùng của Ấn Độ, bà đã làm việc ở Lahore Radio Station một thời gian. Đồng thời, bà cũng đã có thời gian làm biên tập cho tạp chí văn học Nagmani. Năm 1960, Amrita Pritam đã ly hôn với Pritam Singh. Về sau bà được cho rằng có tình cảm đơn phương với nhà thơ mang tên Sahir Ludhianvi. Câu chuyện tình yêu này đã được miêu tả lại trong cuốn tự truyện của bà. Cho đến khi có sự xuất hiện của ca sĩ Sudha Malhotra bước đến bên cuộc sống của nhà thơ Sahir Ludhianvi thì cuộc tình đơn phương này mới chấm dứt. Về sau bà đã tìm được sự an ủi và người bạn đồng hành trên đường đời của mình là nghệ sĩ, nhà văn nổi tiếng Imroz. 

Hầu hết các bìa sách của Amrita Pritam đều do Imroz thiết kế. Và đồng thời bà cũng là chủ đề trong một số bức của Imroz. Bốn mươi năm cuối đời của nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Amrita Pritam là ở bên người nghệ sĩ nổi tiếng này. Cuộc sống bên nhau của họ cũng là chủ đề cho cuốn sách mang tên Amrita Imroz: A Love Story. 

Sau một thời gian dài bị bệnh, bà đã ra đi nhẹ nhàng trong giấc ngủ vào ngày 31/10/2005 tại New Delhi (ở tuổi 86).

||Bạn có biết:

Amrita Pritam và các giải thưởng 

Amrita Pritam trong sự nghiệp sáng tác thơ ca, văn học của mình đã nhận được rất nhiều các giải thưởng.

nữ nhà thơ Amrita Pritam

Amrita Pritam đã nhận được rất nhiều giải thưởng

  • Amrita Pritam là người đầu tiên nhận được Giải thưởng Punjab Rattan. Đây là giải thưởng được trao cho những người thành công trong văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, chính trị và văn hóa. Bộ trưởng Bộ trưởng bang Bhab Amarinder Singh đã trao tặng giải thưởng này cho bà.
  • Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên nhận được Giải thưởng Sahitya Akademi. Bà nhận giải thưởng này vào năm 1956 cho bài thơ Sunehade (tin nhắn). Đây có thể nói là một trong những bài thơ kiệt tác của bà.
  • Vào năm 1982 Amrita Pritam đã nhận được Giải thưởng Bhartiya Jnanpith. Đây là giải thưởng văn học cao nhất Ấn Độ. Giải thưởng này được trao cho cuốn sách có tựa đề là Kagaj te Canvas (Tranh sơn dầu).
  • Năm 1973, bà đã được đại học Jabalpur và đại học Delhi trao tặng D.litt – bằng cấp danh dự cho sự đóng góp của bà trong văn học. Đến năm 1987 bà nhận được D.litt một lần nữa do trường đại học Vishwa Bharati trao tặng. 
  • Bà nhận được Padma Shri (Giải thưởng dân sự cao quý thứ tư của Ấn Độ) năm 1969. Giải thưởng này được trao tặng vì những đóng góp của bà cho nghệ thuật và nền văn học. Đến năm 2004 bà được trao giải Padma Vibhushan (giải thưởng dân sự cao thứ hai của Ấn Độ).
  • Năm 2004, bà nhận được học bổng Sahitya Akademi của học viện thư tín quốc gia Ấn Độ trao tặng (Sahitya Akadeni). Đồng thời bà cũng nhận được Giải thưởng văn học cao nhất của Ấn Độ vào năm này.
  • Vào năm 1979 bà đã được cộng hòa Bulgaria vinh danh với giải thưởng quốc tế được đặt theo tên của một nhà cách mạng, một nhà thơ người Bulgaria. Vào năm 1987 chính phủ Pháp đã công nhận tác phẩm của bà, khi bà nhận được Ordre des Arts et des Lettres. Đồng thời bà cũng được vinh danh bởi học viện Punjabi tại Pakistan trong giai đoạn sau của sự nghiệp sáng tác.

Danh sách tác phẩm của Amrita Pritam

Trong sự nghiệp kéo dài hơn sáu thập kỷ của Amrita Pritam, bà đã viết tổng cộng 28 tiểu thuyết, 5 truyện ngắn 18 tuyển tập văn xuôi và 16 tập văn xuôi khác.
Các tác phẩm nổi bật của Amrita Pritam

Amrita Pritam và các tác phẩm nổi bật

Tiểu thuyết nổi bật

  1. Pinjar
  2. Doctor Dev
  3. Kore Kagaz, Unchas Din
  4. Dharti, Sagar aur Seepian
  5. Rang ka Patta
  6. Dilli ki Galiyan
  7. Terahwan Suraj
  8. Yaatri
  9. Jilavatan (được viết vào năm 1968)
  10. Hardatt Ka Zindaginama

Tự truyện nổi bật

  1. Black Rose (được viết vào năm 1968)
  2. Rasidi Ticket (được viết vào năm 1976)
  3. Shadows of Words (được viết vào năm 2004)

Truyện ngắn nổi bật

  1. Kahaniyan jo Kahaniyan Nahi
  2. Kahaniyon ke Angan mein
  3. Stench of Kerosene
Bức ảnh google Doodle vẽ vinh danh Amrita Pritam

Bức ảnh Google Doodle vinh danh Amrita Pritam

Tuyển tập thơ

  1. Amrit Lehran (Những con sóng bất tử được viết vào năm1936)
  2. Jiunda Jiwan (The Exuberant Life được viết vào năm 1939)
  3. Trel Dhote Phul (được viết vào năm 1942)
  4. O Gitan Valia (được viết vào năm 1942)
  5. Badlam De Laali (được viết vào năm 1943)
  6. Sanjh de laali (được viết vào năm 1943)
  7. Lok Peera (The People’s Anguish được viết vào năm 1944)
  8. Pathar Geetey (The Pebbles được viết vào năm 1946)
  9. Punjab Di Aawaaz (được viết vào năm 1952)
  10. Sunehade (Tin nhắn được viết vào năm 1955) – Tác phẩm này đã mang lại giải thưởng Sahitya Akadeni cho bà.
  11. Ashoka Cheti (được viết vào năm 1957)
  12. Nagmani (được viết vào năm 1964)
  13. Ik Si Anita (được viết vào năm 1964)
  14. Chak Nambar Chatti (được viết vào năm 1964)
  15. Uninja Din (4 9 Days được viết vào năm 1979)
  16. Kagaz Te Kanvas (được viết vào năm 1981) – Tác phẩm này đã mang về cho bà giải thưởng Bhartiya Jnanpith. 
  17. Chuni Huyee Kavitayen
  18. Ek Baat

Ngoài ra thì bà còn viết các bài viết, thơ cho tạp chí văn học.

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ về nhà thơ, nhà văn học nổi tiếng Amrita Pritam với các bạn. Bà là một trong những nữ văn sĩ tiếng Punjabi nổi bật nhất trong lịch sử. Google Doodle đã vinh danh và bằng bức tranh vẽ hình ảnh của bà và cuốn tự truyện Kala Gulab nhân ngày 100 năm sinh nhật của bà (31/8/2019). Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được Amrita Pritam là ai cũng như những đóng góp của bà cho nền văn học nghệ thuật của nhân loại.

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan