Jonathan Galindo là ai? Thử thách Jonathan Galindo trong thế giới ảo

7 Tháng Tư, 2021 0 ngacontent

Vụ tự sát của bé trai 11 tuổi tại Italy (9/2020) với bức thư dang dở để lại khẳng định thêm sự nguy hiểm của thử thách Jonathan Galindo. Giờ đây nó không còn chỉ là những thử thách trên mạng nữa. Mà đã có thể là nguyên nhân dẫn đến sự ra đi của một con người. Jonathan Galindo được cho rằng là thế hệ kế thừa của thử thách Cá voi xanh đã từng tước đoạt mạng sống của không ít người năm 2016. Vậy bạn có biết Jonathan Galindo là ai hay không?

Jonathan Galindo là ai?

“I love you mum and dad. Now I have to follow the man in the black hood. I have no more time. Forgive me” (Con yêu bố và mẹ. Bây giờ con phải đi theo người đàn ông mặc áo choàng màu đen. Con không còn thời gian nữa. Thứ lỗi cho con). Đây là những lời nhắn cuối cùng trên một chiếc máy tính bảng của của cậu bé 11 tuổi tại Ý. Nó được viết trước khi cậu tự tử bằng cách nhảy từ tầng 10 xuống trong một tòa nhà chung cư.

thử thách Jonathan Galindo

Jonathan Galindo là ai?

Trích dẫn truyền thông Ý, Daily Mail đưa tin rằng các điều tra viên đang suy đoán rằng “người đàn ông mặc áo choàng đen” được đề cập trong bức thư tuyệt mệnh có liên quan đến nhân vật hư cấu trên mạng Jonathan Galindo. Vậy Jonathan Galindo là ai?

Jonathan Galindo, còn được gọi là Cursed Goofy (một nhân vật hoạt hình được sản xuất bởi Walt Disney). Đây là một nhân vật hư cấu được miêu tả là một người đàn ông đeo mặt nạ chó Goofy. Jonathan Galindo đã khởi động một làn sóng thử thách trên mạng internet vô cùng nguy hiểm mới theo phong cách “Cá voi xanh”. Các tài khoản có cùng tên sẽ gửi lời mời kết bạn sau đó gửi tin nhắn cho trẻ em và đề nghị chơi một trò chơi. Trò chơi bao gồm 50 thử thách tương ứng với 50 ngày. Cấp độ thử thách tăng sau mỗi ngày và thử thách cuối được cho là dẫn đến tự sát.

Đến tận thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa biết kẻ đang ẩn náu dưới cái tên Jonathan Galindo là ai. Theo Heightzone.com, tất cả bắt đầu từ một người dùng Tik Tok có tên là @jonathangalindo54. Chủ nhân đằng sau tài khoản này được coi là Galindo “thực sự”. Hiện tài khoản này đã bị Tik Tok xóa.

Jonathan Galindo challege

Hàng loạt các tài khoản “fake” xuất hiện

Tài khoản này được đăng ký vào năm 2019. Được biết, chính anh ta là người đã “hồi sinh” thử thách chết chóc “Cá voi xanh”. Thử thách từng gây chấn động toàn thế giới vào năm 2016. Giờ đây Tik Tok đã trở thành nền tảng lan truyền chính.

Theo thời gian, hàng loạt bản sao của Jonathan Galindo đã xuất hiện trên các mạng xã hội lớn. Cụ thể là Tik Tok, Twitter và Instagram. Người ta cho rằng xu hướng nguy hiểm này bắt đầu từ mạng Internet sử dụng tiếng Tây Ban Nha. Nhưng để thu hút người dùng nó đã nói tiếng Anh.

Vào ngày 2/7/2020, người dùng Twitter @itsVoxsis là một trong những người đầu tiên đăng về Jonathan Galindo. Trong tweet của cô ấy nhận được hơn 72.500 lượt retweet, hơn 54.300 lượt thích và hơn 2.000 bình luận.

Sự lan tỏa Jonathan Galindo

Tài khoản @itsVoxsis lần đầu đăng về thử thách Jonathan Galindo

Mặt nạ chó của Jonathan Galindo bắt nguồn từ đâu?

Hình đại diện rùng rợn chính là chìa khóa để tạo ra một hình ảnh đáng sợ trên mạng xã hội. Cũng giống như Momo, Jonathan Galindo đã chọn cho mình một hình ảnh đại diện vô cùng “rùng rợn”. Đó là một khuôn mặt lai giữa người và chó. Nó có chiếc mũi tròn đen kết hợp với nụ cười rất giống người và một đôi tai đen dài. Chiếc mặt nạ này được tạo ra vào năm 2012 bởi Samuel Canini. Canini là một nhà sản xuất hiệu ứng điện ảnh đặc biệt.

Samuel Canini đã thừa nhận mặt nạ đó là do mình tạo ra. Nhưng ông phủ nhận việc mình có liên quan đến Jonathan Galindo Challenge.

thử thách Jonathan Galindo là gì

Jonathan Galindo mang mặt nạ hình chó lai người

Thử thách Jonathan Galindo là gì?

Cũng giống như thử thách Cá voi xanh hay Momo trước đây, tài khoản có tên gọi Jonathan Galindo sẽ gửi lời mời kết bạn cho các đối tượng. Thông thường là trẻ em trên các mạng xã hội như Tik Tok, Twitter, Instagram, Facebook,… Sau đó bạn sẽ nhận được một tin nhắn. Nếu nhấp vào đường link trong tin nhắn, người dùng sẽ để lộ địa chỉ IP thiết bị của mình. Dựa vào đó mà tài khoản Jonathan Galindo sẽ có được thông tin, thậm chí là địa chỉ của bạn. Sau đó, tài khoản Jonathan Galindo sẽ đưa ra cho bạn 2 lựa chọn. Đó là thực hiện thử thách Cá voi xanh hoặc là gia đình bạn sẽ bị ám sát.

|| Xem thêm: Nkosi Johnson – chiến binh 12 tuổi chống AIDS được Google vinh danh

Những thử thách trong thế giới ảo mang “tử thần” đến thực tại

Những thử thách trên mạng tưởng chừng như chỉ dành cho thế giới ảo. Nhưng nó lại khiến cho không ít người phải bỏ mạng trong thế giới thật. Người ta cho rằng thử thách Jonathan Galindo chính là sự kế thừa của thử thách Cá voi xanh trước đây.

Jonathan Galindo

Thử thách Jonathan Galindo cùng hàng loạt các thử thách nguy hiểm trên mạng khiến cho mạng Internet ngày càng “độc hại”

Thử thách Cá voi xanh

Thử thách này được cho là bắt đầu ở Nga vào năm 2013 từ F57. F57 là một trong những tên của cái gọi là “nhóm tử thần” trên VKontakte – mạng xã hội lớn nhất của Nga.

Thử thách Cá voi xanh (Blue Whale Challenge) nhằm vào các nhóm trẻ em, thanh thiếu niên. Nó yêu cầu người chơi phải tham gia hàng loạt các thử thách trong vòng 50 ngày liên tục. Mỗi ngày vào lúc 4h sáng người chơi phải tự thực hiện các nhiệm vụ. Ví dụ như xem phim kinh dị, sử dụng dao để tạo hình dáng cá voi lên cánh tay,… Các thí sinh phải chứng minh rằng họ đã hoàn thành nhiệm vụ bằng cách gửi bằng chứng. Mà bằng chứng chính là hình ảnh và video quá trình làm nhiệm vụ cho “người phụ trách” của họ hoặc cho “cá voi” – người đã hướng dẫn họ suốt thời gian qua. Mức độ thử thách mang tính cực đoan tăng dần vào mỗi ngày. Và thử thách cuối cùng chính là tự sát vào ngày thứ 50 trước khi trở thành người chiến thắng.

Thử thách Cá voi xanh

Thử thách khắc hình cá voi lên tay

Thử thách này được cho là đã gây ra vụ tự sát đầu tiên vào năm 2015. Philipp Budeikin, một cựu sinh viên tâm lý học đã tuyên bố rằng anh ta là người đã phát minh ra thử thách này. Theo Budeikin, mục đích của anh ta chính là “làm trong sạch” xã hội bằng cách thúc ép tự sát những người mà anh ta cho là không có giá trị. Budeikin bị bắt với cáo buộc xúi giục ít nhất 16 thanh thiếu niên tự sát. Vào tháng 5/2017, Budeikin nhận tội và bị kết án ba năm tù.

Cho đến nay, thử thách này đã cướp đi sinh mạng của hơn 130 người, với nhiều vụ tự tử của thanh thiếu niên. Các nạn nhân từ thử thách này được báo cáo từ khắp nơi trên thế giới. Tại Ấn Độ, vào tháng 7/2017 một cậu bé 14 tuổi đã tử vong khi nhảy xuống từ tầng 7 của một tòa nhà ở Mumbai. Vào tháng 8/2017, một học sinh lớp 7 ở Indore đã được cứu sống trước khi cậu ấy có ý định tự tử. Người ta phát hiện cậu đã ghi lại tất cả 50 giai đoạn thử thách trong nhật ký đi học của mình. Một học sinh Lớp 10 ở Tây Bengal, được cho là đã tham gia thử thách Cá voi xanh. Thi thể của em được tìm thấy trong phòng tắm. Khuôn mặt được bịt kín trong một túi nhựa và có một sợi dây quanh cổ.

Jonathan Galindo là ai

Tòa nhà nơi cậu bé 14 tuổi tự tử do thử thách Cá voi xanh tại Mumbai (Ấn Độ)

Ngoài Ấn Độ, hàng loạt các quốc gia khác như Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Nga,… đều ghi nhận nhiều trường hợp tự tử có liên quan đến thử thách Cá voi xanh.

Thử thách Momo

Tiếp sau thử thách cá voi xanh chính là thử thách Momo. Nó cũng được coi là kế thừa của Cá voi xanh khi mục đích cuối cùng đều là dẫn đến tự sát. Nhắc đến Momo chúng ta phải nhắc đến hình tượng vô cùng đáng sợ. Nó trông giống như một người phụ nữ với mái tóc đen nhánh, đôi mắt lồi và cơ thể giống như một con chim. Thực tế đây là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật có tên “Mother Bird – Chim mẹ”. Nó được tạo ra bởi Keisuke Aisawa. Tác phẩm này đã từng được trưng bày tại Phòng triển lãm Vanilla ở Tokyo vào năm 2016.

Thử thách Momo được cho là xuất phát đầu tiên trên mạng xã hội WhatsApp. Những người “chơi” (thường là thanh thiếu niên hoặc trẻ em) sẽ giao tiếp với người “chủ trò” thông qua WhatsApp. Những người lãnh đạo bí ẩn này giao cho người chơi một loạt các nhiệm vụ. Ban đầu nhiệm vụ sẽ tương đối nhàm chán như xem phim hoặc nghe một bài hát,… Nhưng cấp độ nhiệm vụ sẽ mang tính cực đoan tăng dần và cuối cùng dẫn đến việc tự làm hại bản thân, thậm chí tự sát.

thử thách Momo

Biểu tượng kinh dị của Momo

Thực tế cho thấy chưa từng có ghi nhận nào về những vụ tự sát liên quan đến thử thách Momo như thử thách Cá voi xanh. Nhưng để đảm bảo an toàn, các bậc làm cha mẹ hãy kiểm tra những nguồn thông tin trực tuyến trước khi tiếp xúc với các con mình.

Đến đây hẳn bạn đã biết được Jonathan Galindo là ai cũng như hiểu thêm về các thử thách vô cùng nguy hiểm này. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào về thử thách Jonathan Galindo, Cá voi xanh, Momo hiện có trên các nền tảng truyền thông xã hội, cụ thể như Instagram, Twitter, Snapchat hoặc TikTok,… Chúng tôi khuyên bạn không nên tham gia hoặc liên hệ với thử thách này. Nếu bất kỳ quản trị viên nào của Jonathan Galindo Challenge liên hệ với bạn, vui lòng không trả lời và báo cáo tài khoản ngay lập tức.

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan