Thế nào là nhận thức? So sánh nhận thức và tình cảm

11 Tháng Ba, 2022 0 Doãn Rần

Thế nào là nhận thức? Đây là câu hỏi khiến nhiều bạn sinh viên phải đau đầu giải thích trong môn Triết học. Dưới đây là câu trả lời chính xác nhất cho các thông tin liên quan đến khái niệm “nhận thức”. Xin mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây!

Thế nào là nhận thức?

Định nghĩa về nhận thức được thể hiện trong 3 lĩnh vực đặc trưng. Đó là:

  • Theo Wikipedia, nhận thức được định nghĩa là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người. Qua đó thì con người có tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
  • Theo quan niệm trong Triết học Mác – Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Nó có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn.
  • Trong tâm lý học và khoa học nhận thức thì nhận thức được coi là quá trình xử lý thông tin của tâm trí người tham gia hoặc người điều hành hay của bộ não.

→ Theo đó, có thể nói nhận thức là quá trình phản ánh năng động và sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ não của con người. Chính nhờ hoạt động nhận thức mà không chỉ cái bên ngoài mà cả bản chất bên trong; các mối quan hệ mang tính chất quy luật chi phối sự vận động; cùng sự phát triển các sự vật hiện tượng sẽ phản ánh cái hiện tại, cái đã qua và cái sắp tới. 

Thế nào là nhận thức

Nhận thức là một quá trình phản ánh của con người

Bên cạnh đó, hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan để mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan. Sự nhận thức của con người sẽ vừa có ý thức vừa vô thức, vừa cụ thể vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Quá trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn để tạo ra tri thức mới.

Các giai đoạn của quá trình nhận thức là gì?

Quá trình nhận thức bao gồm 3 giai đoạn sau:

1. Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, nó được phản ánh thông qua cảm giác và tri giác. Khi đó, con người sẽ sử dụng các giác quan của mình để tác động vào các sự vật hiện tượng nhằm nắm bắt được chính sự vật hiện tượng đó. Nhận thức cảm tính được thể hiện thông qua 3 hình thức:

nhận thức cảm tính

Cảm tính là mức độ nhận thức thấp

  • Cảm giác: Là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, cũng là kết quả của sự chuyển hóa những thứ kích thích bên ngoài thành ý thức. Cảm giác sẽ phải luôn dựa vào các giác quan của con người. 
  • Tri giác: Là sự tổng hợp của cảm giác, phản ánh đầy đủ hơn và phong phú hơn cảm nhận của con người về sự vật hiện tượng. Tri giác sẽ chứa đựng các thuộc tính đặc trưng và thuộc tính không đặc trưng của con người.
  • Biểu tượng: Phản ánh của nhận thức dựa vào sự hình dung, nhớ lại sự vật hiện tượng không thông qua sự tác động trực tiếp vào giác quan. Biểu tượng sẽ bao gồm các yếu tố trực tiếp và yếu tố gián tiếp.

2. Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính là sự phản ánh bản chất bên trong của sự vật sự việc. Sự phản ánh này diễn ra một cách gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật sự việc thông qua các hình thức như khái niệm, định nghĩa, suy luận,… Nhận thức lý tính thể hiện thông qua 3 hình thức:

nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính phản ánh bản chất bên trong sự vật

  • Khái niệm: Là kết quả của quá trình khái quát và tổng hợp các đặc điểm, tính chất của sự vật sự việc thông qua sự phản ánh đặc tính bản chất.
  • Phán đoán: Dùng để liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hoặc phủ định một tính chất nào đó của đối tượng. Phán đoán sẽ bao gồm phán đoán đơn nhất, phán đoán phổ biến, phán đoán đặc thù.
  • Suy luận: Dùng để liên kết các phán đoán với nhau để rút ra phán đoán đúng nhất. Suy luận còn có chức năng phát hiện ra các tri thức một cách nhanh chóng và chính xác.

3. Nhận thức trở về thực tiễn

Đây là giai đoạn nhỏ của quá trình nhận thức, có vai trò kiểm nghiệm tri thức đúng hay sai. Thực tiễn sẽ là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực và mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức là giải thích, cải tạo thế giới và định hướng thực tiễn.

||Xem thêm: Vì Sao Hàng Hóa Có Hai Thuộc Tính Giá Trị?

Cách phân loại nhận thức 

Nhận thức được phân loại dựa trên 2 yếu tố. Cụ thể là:

phân loại nhận thức

Phân loại nhận thức theo tiêu chí

1. Dựa vào trình độ thâm nhập bản chất của đối tượng

  • Nhận thức kinh nghiệm: Được hình thành thông qua quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng trong xã hội, trong tự nhiên hoặc trong thí nghiệm khoa học. Loại nhận thức này sẽ cho kết quả là các tri thức kinh nghiệm.
  • Nhận thức lý luận: Là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có sự khái quát về bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng.

2. Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất sự vật

  • Nhận thức thông thường: Được hình thành theo cách tự phát và trực tiếp từ chính hoạt động của con người. Nhận thức thông thường sẽ phản ánh các đặc điểm, sắc thái khác nhau của sự vật hiện tượng.
  • Nhận thức khoa học: Được hình thành một cách tự giác, gián tiếp thông qua các quan hệ tất yếu của sự vật hiện tượng. Loại nhận thức này có vai trò to lớn trong đời sống thực tiễn, đặc biệt là khoa học – công nghệ.

Tìm hiểu bản chất của nhận thức 

Về bản chất, nhận thức chính là những thuộc tính và là đặc tính vốn có bên trong của nhận thức. Vì vậy, theo nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin thì bản chất của nhận thức sẽ dựa vào 4 nguyên tắc sau:

bản chất của nhận thức

Thế giới vật chất tồn tại và phát triển khách quan

  • Thừa nhận là thế giới vật chất luôn tồn tại khách quan, ở ngoài con người và độc lập với cảm giác, tư duy cũng như nhận thức.
  • Thừa nhận về năng lực nhận thức thế giới của con người, tức là về nguyên tắc thì không có cái gì là không thể biết. 
  • Trong quá trình nhận thức thì sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người chính là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo.
  • Thực tiễn chính là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức.

Khám phá vai trò của nhận thức trong đời sống xã hội

Trong đời sống con người, nhận thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó giúp con người hiểu được cái chung, cái riêng cũng như hiểu được các hiện tượng và bản chất của sự vật sự việc. Thông qua nhận thức con người cũng biết đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất của các sự vật hiện tượng.

Thế nào là nhận thức

Nhận thức là quá trình không thể thiếu trong đời sống xã hội

Bên cạnh đó, nhận thức còn cung cấp cho loài người một lượng lớn các tri thức được tích lũy để cho ra các kinh nghiệm sống quý báu. Con người sẽ dần hiểu được các nguyên lý, định nghĩa và các khái niệm trong thế giới quan của chính mình.

So sánh nhận thức và tình cảm

Nhận thức, ý chí và tình cảm là 3 yếu tố phản ánh không thể thiếu ở một con người. Nhận thức và tình cảm phải có chất dẫn là ý chí. Khi ý chí và nhận thức tác động qua lại với nhau thì ý chí sẽ hướng đến đối tượng cụ thể giúp con người hình thành lên tình cảm. Qua đó, nhận thức và tình cảm sẽ có sự giống và khác nhau như sau:

1. Giống nhau

  • Đều phản ánh hiện tượng khách quan vì chỉ khi có sự tác động của hiện tượng khách quan vào con người mới có sự xuất hiện của nhận thức và tình cảm. 
  • Đều mang tính chủ thể với các đặc điểm riêng của mỗi người dưới cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
  • Đều mang bản chất của xã hội và lịch sử thông qua các phong tục, tập quán, xã hội,… nơi sinh sống.

2. Khác nhau

Tiêu chí

Nhận thức

Tình cảm

Nội dung phản ánh

 – Phản ánh các thuộc tính và các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.

 – Phản ánh các sự vật, hiện tượng gắn liền với các nhu cầu và động cơ của con người.

Phạm vi phản ánh

 – Tính chọn lựa thấp.

 – Phạm vi rộng.

 – Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong hiện thực khách quan đều tác động vào các giác quan và được phản ánh với các mức độ sáng tỏ, đầy đủ và chính xác khác nhau.

 – Mang tính chọn lựa.

 – Chỉ phản ánh sự vật, hiện tượng liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu và động cơ của con người.

Phương thức phản ánh

 – Thể hiện qua các hình ảnh (cảm giác, tri giác) và các khái niệm (tư duy).

 – Thể hiện qua sự rung cảm, các trải nghiệm có được.

Ví dụ cụ thể về nhận thức

Thế nào là nhận thức

Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước

  • Ví dụ 1: Pháp luật được xem là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội. Mọi người dân cần nhận thức được tầm quan trọng của Pháp luật là vi phạm Pháp luật sẽ bị Nhà nước trừng phạt. Do đó, người dân cần sống và làm việc tuân theo Pháp luật của Nhà nước.
  • Ví dụ 2: Tiền là phương tiện được sử dụng để mua bán, trao đổi các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cuộc sống của con người. Nhận thức được vai trò quan trọng của tiền thì mỗi người chúng ta đều cố gắng học tập, làm việc chăm chỉ để kiếm được thật nhiều tiền. Thậm chí một bộ phận người bất chấp đạo đức, vi phạm Pháp luật để kiếm tiền như buôn bán chất cấm, buôn người,…

Trên đây là các chia sẻ của chúng tôi về thế nào là nhận thức cùng các vấn đề liên quan đến nhận thức. Mong rằng những chia sẻ của bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ về nội dung này.

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan