Tình Cảm Là Gì? Mối Quan Hệ Giữa Nhận Thức Và Tình Cảm

8 Tháng Mười, 2021 0 Doãn Rần

Nhận thức và tình cảm chính là hai trạng thái luôn tồn tại song song ở một con người. Tuy nhiên, bạn đã biết được những ảnh hưởng của nó đến nhân sinh quan của chúng ta hay chưa? Và mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này dưới nội dung của bài viết sau đây nhé!

Khái niệm và vai trò của nhận thức

1. Nhận thức là gì?

Nhận thức là quá trình mà tâm lý phản ánh các hiện thực khách quan thông qua các giác quan và kinh nghiệm hiểu biết của con người bao gồm các quy trình như tri thức, trí nhớ, đánh giá, ước lượng, lý luận, tính toán, giải quyết vấn đề,… Sự nhận thức của con người vừa ý thức lại vừa vô thức, vừa cụ thể lại vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Vì thế, quá trình nhận thức sử dụng tri giác có sẵn và tạo ra tri thức mới.

nhận thức là gì

Nhận thức chính là sự phản ánh hiện thực khách quan trên bộ não con người 

Trong triết học Mác-Lênin, nhận thức được xem là quá trình phản ánh năng động và sáng tạo các hiện thực khách quan vào bộ não của con người. Khi đó, nhờ vào hoạt động của nhận thức thì không chỉ “cái bên ngoài mà cả cái bên trong”, các mối quan hệ mang tính quy luật sẽ chi phối sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Đồng thời, nó không chỉ phản ánh cái hiện tại hay những cái đã qua mà còn là những thứ sắp tới. 

Vì vậy, có thể nói hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau và thể hiện ở nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan đảm bảo mang lại nhiều sản phẩm khác nhau. Căn cứ vào tính chất của phản ánh, người ta chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành 2 mức độ là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Cụ thể:

  • Nhận thức cảm tính: Chính là mức độ nhận thức đầu tiên và thấp nhất của con người. Nó là sự phản ánh các thuộc tính bên ngoài, những cái trực tiếp tác động đến giác quan con người bao gồm cảm giác và tri giác. 
  • Nhận thức lý tính: Là mức độ nhận thức cao hơn của con người. Khi đó, con người sẽ phản ánh các thuộc tính bên trong hay các mối quan hệ có tính quy luật của hiện thực khách quan một cách gián tiếp bao gồm phán đoán và suy luận. 

Ví dụ, khi một người bắt gặp một chiếc máy tính xách tay thì nhận thức cảm tính được biểu hiện qua màu sắc, kích thước và thương hiệu của máy tính. Còn với nhận thức lý tính nó sẽ phản ánh chất lượng, tính năng của máy tính. 

2. Vai trò của nhận thức 

Một số vai trò quan trọng của nhận thức được khẳng định như sau:

mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm

Nhận thức từ những cái đơn giản, riêng lẻ đến cái chung nhất của một vấn đề

  • Nhận thức chính là một quá trình tư duy sâu sắc của con người, đi từ cái riêng đến cái chung, từ cá biệt đến phổ biến, từ hiện tượng đến bản chất, từ trừu tượng đến cụ thể. Từ đó, con người mới đạt đến sự hiểu biết đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất cũng như các quy luật của sự vật, hiện tượng và thế giới khách quan bên ngoài. 
  • Bên cạnh đó, trong quá trình đi từ những cái đơn giản và chung nhất của nhận thức thì con người sẽ hiểu được những đặc tính chung. Và từ lớp sự vật sẽ dần đúc kết thành các khái niệm và phạm trù cá nhân riêng biệt.

||Bạn có biết: So Sánh Cảm Giác Và Tri Giác Qua Góc Nhìn Khoa Học

Khái niệm và vai trò của tình cảm

1. Tình cảm là gì?

Tình cảm chính là thái độ cảm xúc mang tính ổn định của con người với hiện thực khách quan. Theo đó, nó sẽ là sự phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến những nhu cầu và động cơ của con người. Tình cảm được xem là sản phẩm cao cấp của sự phát triển xúc cảm dưới tác động của điều kiện xã hội. 

tình cảm là gì

Tình cảm biểu hiện cho sự rung động của con người

Bên cạnh đó, tình cảm còn là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích sự tò mò để con người đi tìm chân lý thực sự. Thực tế là nhận thức sẽ là cơ sở, là cái lý của tình cảm và chỉ đạo tình cảm bởi lý và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất ở trong một con người. 

Ví dụ, Bác Hồ chính là tấm gương sáng soi của lòng yêu nước, và nó trở thành động lực to lớn để thôi thúc Bác ra đi tìm đường cứu nước và giải phóng dân tộc. 

2. Vai trò của tình cảm

Thứ nhất, đối với các hoạt động của con người. Tình cảm sẽ đảm nhận một vị trí đặc biệt quan trọng trong số các động lực và nó chính là nhân tố điều chỉnh các hành vi của con người. Khi tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong các hoạt động, đồng thời tình cảm thúc đẩy con người hoạt động sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thử thách. Chẳng hạn như Edison với niềm đam mê và nhiệt huyết thì ông đã trải qua hơn 2000 lần thất bại để phát minh thành công bóng đèn. 

Thứ hai, đối với cuộc sống hằng ngày. Tình cảm đóng vai trò to lớn trong đời sống con người và thực chất thì con người nếu không có tình cảm, cảm xúc thì không thể tồn tại được. Khi thiếu đi yếu tố tình cảm thì đời sống con người dễ rơi vào tình trạng rối loạn và không có sự phát triển bình thường về mặt tâm lý. 

mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm

Tình cảm bồi dưỡng, vun đắp các mối quan hệ

Thứ ba, đối với công tác giáo dục. Tình cảm sẽ là điều kiện và phương thức giáo dục hàng đầu. Nó cũng sẽ là nội dung và mục đích mà giáo dục hướng đến. Bởi, tài năng của những người làm trong ngành giáo dục sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lòng yêu nghề, sự nhiệt huyết và tình thương dành cho những người học trò của mình. Ví dụ, trường hợp những đứa trẻ đang trong giai đoạn trưởng thành lại bị thiếu đi sự chăm sóc và tình yêu thương của gia đình, bạn bè và nhà trường thì rất dễ bị cuốn theo các tệ nạn xã hội. 

Phân tích mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm 

Thực tế, để tìm hiểu rõ về mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm thì chúng ta phải nắm bắt về yếu tố tác động trung gian mang tên “ý chí”. Nhận thức có mối quan hệ mật thiết với ý chí thông qua sự tác động qua lại. Khi nhận thức tác động ngược lại ý chí thì ý chí đã hướng đến đúng đối tượng sẽ giúp con người sắp xếp lại tình cảm. Và từ sự nỗ lực đúng thời điểm và đúng địa điểm sẽ đạt được sự thành công nhất định.

mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm

Mối quan hệ mật thiết và gắn bó giữa nhận thức và tình cảm

Giữa nhận thức và tình cảm luôn tồn tại chất dẫn là ý chí. Ý chí và tình cảm như là động lực của các hành động. Nó sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động. Nếu như tình cảm ủng hộ cho quyết định của nhận thức thì ý chí sẽ tự nhiên tăng lên. Dĩ nhiên, điều này sẽ mang đến sự thành công thật dễ dàng. Ngược lại, khi tình cảm không ủng hộ ý chí hay còn gọi là đi ngược lại với ý chí thì mọi hành động của chủ thể sẽ bị cản trở. Lúc này, nhận thức sẽ bị kìm chế và những ảnh hưởng của tình cảm có thể gây ra các cảm xúc tiêu cực liên quan đến hành động của con người. 

Với nhận thức, tình cảm luôn là nguồn động lực mạnh mẽ và tạo sự kích thích để con người tìm tòi và dẫn đến kết quả nhận thức. Đồng thời, nhận thức cũng định hướng, điều chỉnh và điều khiển tình cảm đi đúng hướng. Do đó, có thể khẳng định nhận thức và tình cảm của một vấn đề nhân sinh quan luôn thống nhất với nhau. 

Từ nội dung bài viết trên, có thể thấy là mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm là vô cùng chặt chẽ. Hai yếu tố này không chỉ tác động qua lại với nhau mà còn thúc đẩy để đưa ra ý chí đúng đắn trong một con người. Chúng tôi hy vọng là các thông tin đã giúp bạn đọc hiểu được sự khái quát nhất của vấn đề khúc mắc này.

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan