Tảo hôn là gì? Nguyên nhân, hậu quả pháp lý khi tảo hôn ?

27 Tháng Ba, 2023 0 THU THỦY

Tảo hôn là một hủ tục xấu, vẫn đang tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay, nhất là tại các vùng sâu vùng xa, các vùng dân tộc thiểu số. Vậy tảo hôn là gì? Nguyên nhân, hậu quả của tảo hôn là gì? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Kiến Thức Tổng Hợp để hiểu rõ hơn về hủ tục này.

Tảo hôn là gì? 

Tảo hôn là một hủ tục gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam. Đây cũng là mảng kiến thức công dân quan trọng mà các bạn học sinh sẽ được học trong chương trình lớp 7 để hiểu rõ hơn về nạn tảo hôn là gì nguyên nhân và giải pháp.

tảo hôn là gì - Kiến Thức Tổng Hợp

Hiểu rõ hơn về hiện tượng tảo hôn

Vậy tảo hôn là gì và hậu quả gdcd 9? Tảo hôn là trường hợp hai bên nam, nữ chưa đủ điều kiện về yếu tố độ tuổi đã tiến hành việc kết hợp, lấy vợ, lấy chồng.

Hay một cách dễ hiểu hơn, tảo hôn là hành vi lập gia đình trước độ tuổi được pháp luật quy định. 

Khái niệm tảo hôn là gì cũng được pháp luật quy định rất rõ ràng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại điểm a, điều 8. Cụ thể: 

“Tảo hôn là hành vi lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 của Luật này.

Trong đó, theo Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn trong điểm a, khoản 1 Điều 8 như sau: “Nam, nữ kết hôn nhau phải tuân thủ theo điều kiện là: Nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ tuổi đủ từ 18 trở lên. 

Như vậy, tảo hôn là một hành vi mà hai bên nam, nữ kết hôn khi cả hai bên hoặc một trong hai bên chưa đủ điều kiện về độ tuổi được kết hôn theo quy định của pháp luật. Cụ thể, nam đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi. 

Trên thực tế, có những trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn và có nhiều trường hợp không đăng ký kết hôn.  

Ví dụ về tảo hôn

Cậu bé Lò A Tý năm nay mới 15 tuổi và cô bé Ma Thị Hải năm nay vừa tròn 14 tuổi, là người dân tộc Tày thuộc tỉnh Bắc Kạn.

Theo đúng độ tuổi, hai em đều đang trong tuổi đi học, cắp sách đến trường nhưng lại bị cha mẹ ép lập gia đình, bỏ học hành để lo cho cuộc sống mưu sinh, cơm áo gạo tiền. Đây chính là một ví dụ rất điển hình của nhiều cặp vợ chồng trẻ em vẫn đang khá phổ biến tại nhiều nơi của nước ta. Kết hôn chưa đủ tuổi, kết hôn không tự nguyện, chưa đủ sức lo liệu, gánh vác lo cho cuộc sống của chính bản thân mình hằng ngày. 

Nguyên nhân tảo hôn

Tại Việt Nam, thực trạng tảo hôn vẫn diễn ra khá phổ biến tại các vùng sâu, vùng xa. Và để tìm ra cách khắc phục thì chúng ta cần tìm ra được nguyên nhân, gốc rễ tạo nên nó. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tảo hôn. 

nạn tảo hôn là gì - Kiến Thức Tổng Hợp

Xác định rõ nguyên nhân của tảo hôn

  • Do các hủ tục lạc hậu của một số đồng bào vùng dân tộc thiểu số, ít người. Nhiều dân tộc ít người vẫn coi tảo hôn là một phong tục. 
  • Theo một số nguyên nhân khác dẫn đến tảo hôn là pháp luật hiện nay quy định mức xử phạt các hành vi, vi phạm liên quan tới độ tuổi kết hôn chưa cao, chủ đủ sức để ngăn chặn, răn đe. 

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tảo hôn bởi trình độ dân trí thấp của một số các bộ phận người dân tại các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng núi. Họ chưa được tiếp cận những thay đổi tiến bộ trong hôn nhân. 

Công tác về tuyên truyền, vận động và phổ biến giáo dục về các kiến thức pháp luật liên quan đến những vấn đề tảo hôn chưa thực sự được rộng rãi, thường xuyên, sâu sắc và hiệu quả. 

Thêm nữa, chính quyền địa phương tại nhiều nơi cũng chưa có sự can thiệp mạnh mẽ, kiên quyết và sát sao để chống lại các tục tảo hôn. Đồng thời, nhiều vùng miền núi, dân tộc thiểu số cũng chưa tiếp cận được thông tin về hiện tượng tảo hôn là gì hậu quả của tảo hôn. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Ca dao là gì? Tục ngữ là gì? Phân biệt ca dao – tục ngữ

Những hậu quả của tảo hôn

Tảo hôn là một hành vi vi phạm pháp luật, trái với quy chuẩn đạo đức, thuần phong mỹ tục của xã hội, ảnh hưởng đến việc duy trì, phát triển nòi giống. Chính vì thế, tảo hôn từ lâu đã được coi là một vấn đề nhức nhối cần tìm ra các giải pháp để khắc phục. 

Việc kết hôn ở độ tuổi này vi phạm vào Luật hôn nhân và gia đình. Bởi hai bên đều chưa có sự sẵn sàng, tự nguyện từ nam nữ. Đồng thời tuổi đời còn quá trẻ đã kết hôn, trẻ chưa đủ sức khỏe, tâm sinh lý rất khó để lo cho cuộc sống thường ngày. 

Ngoài việc vi phạm vào luật Hôn nhân gia đình, tảo hôn còn vi phạm những quy chuẩn đạo đức trong xã hội như kết hôn ít tuổi thì thế hệ tiếp theo có nguy cơ cao mắc các dị tật, ảnh hưởng tới chất lượng nòi giống dân tộc.

Ngoài việc tìm hiểu rõ khái niệm tảo hôn thì chúng ta cũng cần thấy được những hậu quả của thực trạng này, từ đó nhanh chóng khắc phục.

tảo hôn là gì hậu quả của tảo hôn - Kiến thức Tổng Hợp

Tảo hôn là gì tác hại của tảo hôn

Hậu quả tảo hôn với bản thân và gia đình 

Sức khỏe

Hậu quả của tảo hôn là sức khỏe của những cô gái trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn do cơ thể vẫn chưa phát triển toàn diện để làm mẹ. Quá trình mang thai, sinh con làm chậm đi quá trình phát triển thể chất tự nhiên của mỗi người, dẫn đến tình trạng thoái hóa, suy kiệt sức khỏe và để lại nhiều di chứng bệnh tật. 

Thêm nữa, những đứa con được sinh ra bởi các mẹ dưới 18 tuổi rất dễ bị nhẹ cân, thấp bé hơn những đứa trẻ khác. 

Về tinh thần

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới thể chất, hậu quả của tình trạng tảo hôn với tinh thần cũng không hề ít. Thường độ tuổi tảo hôn nằm trong giai đoạn tâm sinh lý của con người đang phát triển. 

Kết hôn sớm, trẻ em không được thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí hay các hoạt động sinh hoạt phù hợp lứa tuổi. 

Về giáo dục

Thực tế, phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi đang trong độ tuổi đi học thường sẽ bỏ dở chuyện học hành giữa chừng, mất đi cơ hội được học tập, tiếp thu nền giáo dịch tiên tiến để có thể phát triển một cách tối đa về nhân cách, tài năng, thể chất và trí tuệ. 

Về kinh tế

Tỷ lệ số người trẻ tuổi kết hôn sớm cho khả năng đóng góp được kinh tế cho gia đình là rất thấp. Điều này dẫn đến tình trạng, tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao. Đồng thời, khi kết hôn chưa có đủ kiến thức, chưa chín chắn hay bị ép kết hôn khiến nhiều cặp vợ chồng nhanh chóng chia tay, tan vỡ, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của con trẻ. 

Hậu quả của tảo hôn với xã hội

Tảo hôn để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong đời sống xã hội. Theo thống kê, tảo hôn là nguyên nhân góp phần làm gia tăng tỷ lệ bị suy dinh dưỡng ở trẻ, tăng thêm gánh nặng gia đình và xã hội. 

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số và nguồn nhân lực trẻ trong tương lai. Đồng thời gây ra những hậu quả tiêu cực tới sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Ảnh hưởng sự phát triển nền kinh tế, phát triển của đất nước. 

Hậu quả pháp lý nạn tảo hôn là gì?

Tảo hôn thuộc trong một trong những vấn đề cấm đã được quy định rất rõ về mức xử phạt theo khoản 2, điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, tòa án sẽ xem xét và xử lý các trường hợp tảo hôn như sau:

Bị hủy kết hôn

Theo thủ tục Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án xét xử có thẩm quyền xem xét về điều kiện độ tuổi kết hôn để xử lý. Việc kết hôn bị hủy khi cả hai bên hoặc một trong hai bên nam, nữ không đủ tuổi; không được công nhận là quan hệ hôn nhân tại thời điểm đó. Cuộc hôn nhân do tảo hôn bị hủy bỏ sẽ dẫn tới các hậu quả pháp lý như sau: 

Bị chấm dứt quan hệ vợ chồng hai bên

Quyền, nghĩa vụ của bố mẹ, con cái được giải quyết theo các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của bố mẹ, con cái sau khi ly hôn. 

Quan hệ về tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng hai bên sống chung với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn được giải thích theo điều 16 Luật Hôn nhân gia đình. 

Quan hệ tài sản, hợp đồng và nghĩa vụ được giải quyết theo thỏa thuận giữa hai bên. Trong trường hợp nếu không giải quyết được sẽ giải quyết theo đúng quy định Bộ luật dân sự và các quy định có liên quan. 

Tảo hôn là một hủ tục xấu để lại những tác hại, hậu quả cho sự phát triển chung của xã hội. Mong rằng, qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tảo hôn là gì và hậu quả của việc tảo hôn. 

Bài viết liên quan