Ngày Trái Đất là gì? Ngày Trái Đất 2021 là ngày nào? Ý nghĩa

19 Tháng Tư, 2021 0 Trần Nga

Ngày Trái Đất là một ngày có ý nghĩa vì môi trường và được diễn ra hàng năm. Vậy năm 2021, ngày Trái đất là ngày nào? Ngày Trái Đất có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao? Hãy tìm hiểu cùng kiến thức tổng hợp các bạn nhé!

Ngày Trái đất là ngày nào

Ngày Trái đất là ngày nào trong năm 2021?

Ngày Trái đất là ngày gì? Ngày Trái đất là ngày nào trong năm 2021?

Ngày Trái đất là ngày nhằm nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái đất. Ngày Trái đất được khởi xướng bởi một thượng nghị sĩ người Hoa Kỳ Gaylord Nelson. Với hình thức giống như một cuộc hội thảo về môi trường thì ngày Trái đất được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm 1970. Hiện nay, Ngày Trái Đất được điều phối bởi Mạng Ngày Trái đất (Earth Day Network) và được tổ chức hằng năm tại hơn 192 quốc gia trên toàn thế giới.

Ngày Trái đất là gì

Ngày Trái đất là gì?

Hiện nay, nhiều cộng đồng còn tổ chức cả “tuần Trái đất”, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề về môi trường.

Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố ngày 22/4 hàng năm là ngày Quốc tế Mẹ Trái đất (International Mother Earth Day). Như vậy, ngày Trái Đất 2021 cũng sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm, 22/4/2021.

Ngày Trái đất 2021

Ngày Trái đất 2021 rơi vào thứ 5 ngày 22 tháng 4

Cái tên ngày Trái đất xuất phát từ ý tưởng của ông Koenig. Koenig là một thành viên trong uỷ ban tổ chức của Nelson năm 1969. Ông nói rằng ý tưởng này đến với ông do ngày sinh nhật của ông trùng với ngày được chọn – ngày 22 tháng 4, mà “Earth Day” thì vần với “birthday” (ngày sinh). Và để biết ngày Trái đất có ý nghĩa gì xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết nhé!

Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Trái Đất

Lịch sử ra đời và ý nghĩa thông tin ngày Trái Đất sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây!

Lịch sử ra đời ngày Trái đất

Ngày Trái đất (Earth Day – ED) được đề xuất lần đầu tiên ở Mỹ năm 1970 bởi Ông John McConnell. John McConnell đã vận động cử hành tôn vinh Trái đất ngày 21/03/1970.

ngày Trái đất

Ngày Trái đất được đề xuất đầu tiên vào năm 1970

Cả thành phố San Francisco đã hưởng ứng một cách nhiệt tình. Vì vậy, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã công bố ngày 21/3/1970 là ngày Trái đất.

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện thì một bộ phận đông đảo người dân cho rằng Ngày Trái đất phải là ngày sau khi Chúa phục sinh. Vì vậy, ông Gaylord Nelson – một thượng nghị sĩ lúc bấy giờ đã hô hào tổ chức cuộc hội thảo để thay đổi và quyết định đổi ngày Trái đất là ngày 22/4 hàng năm.

Ý nghĩa Ngày Trái đất

Đây là ông Gaylord Nelson

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố rằng: “Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn” (Nguồn: Google).

Gaylord Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường. Ông được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên của thế giới. Năm 1995, 15 năm sau khi về hưu, Nelson đã được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho sự nỗ lực của ông trong công tác môi trường. Ông không may qua đời ngày 3/7/2005.

Năm 2009, Ngày Trái đất đã chính thức được Liên Hợp Quốc công nhận. 

Ý nghĩa của ngày Trái đất

Ngay từ khi ra đời, ngày Trái đất đã mang ý nghĩa là bảo vệ, tôn vinh, yêu thương, nâng niu và trân trọng hành tinh sống của chúng ta – Trái đất. Cũng chính vì thế mà vào ngày này mọi người hãy tạm gác lại những việc riêng tư để tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ động vật, làm sạch môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,… Những hành động này tuy nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa rất lớn cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta. 

Ý nghĩa Ngày Trái đất

Ngày trái đất được tổ chức nhằm mục đích gì?

Cho đến nay Ngày trái đất vẫn được đông đảo các quốc gia hưởng ứng một cách nhiệt tình. Những hành động thiết thực nhất như: không dùng chai nước 1 lần, không thổi bóng bay, hạn chế sử dụng túi nilon, tiết kiệm các tài nguyên và năng lượng (nước, giấy, điện,…), tái tạo các loại rác hữu cơ,… Những việc làm này ý nghĩa hơn bao giờ hết khi mà con người chúng ta đang phải chịu hậu quả của sự biến đổi khí hậu và môi trường ô nhiễm.

Không chỉ có Ngày trái đất, mà hàng năm vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 còn có sự kiện là Giờ Trái đất. Các nước tham gia sự kiện này sẽ tắt đèn và Thiết bị điện không cần thiết trong vòng 1 giờ để bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và giảm biến đổi khí hậu.

Ngày Trái đất có ý nghĩa gì

Trồng cây xanh – một hành động thiết thực trong Ngày Trái đất

Chính vì vậy, mỗi ngày chúng ta hãy bảo vệ môi trường sống bằng những hành động nhỏ nhất như trồng thêm cây xanh, không sử dụng túi nilon,… để ngày nào cũng là Ngày Trái đất nhé!

Vậy bạn đã biết được Ngày Trái đất là ngày nào rồi phải không nào? Các bạn hãy cùng chung tay xây dựng và kêu gọi mọi người xung quanh góp phần xây dựng một Ngày Trái đất ý nghĩa! Và đừng quên thường xuyên truy cập vào Kiến thức tổng hợp để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Xem thêm bài viết khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan