Khí áp là gì? Khám phá thông tin thú vị liên quan đến khí áp

25 Tháng Mười, 2022 0 tuyet12

Khí áp là gì? Khí áp là cụm từ được nhắc đến thường xuyên trong các chương trình dự báo thời tiết. Bên cạnh đó, khí áp cũng là kiến thức khá thú vị trong chương trình học môn địa lý lớp 6. Vậy bạn đã thực sự hiểu khí áp của Trái Đất là gì chưa? Để khám phá thêm những thông tin thú vị liên quan đến khí áp, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết của kienthuctonghop.vn chia sẻ dưới đây!

Khái niệm khí áp là gì?

Khí áp là sức nén của không khí lên bề mặt của Trái đất. Hiểu một cách đơn giản, khí áp chính là áp lực của không khí (áp suất không khí) mà các vật thể phải chịu. Tùy theo tình trạng không khí sẽ có tỉ trọng khác nhau, dẫn đến khí áp cũng khác nhau. 

khí áp của trái đất là

Khí áp là là sức nén của không khí tác động lên bề mặt Trái đất

Gọi là khí áp là bởi không khí có trọng lượng, nhưng rất nhẹ. Trung bình 1 lít không khí chỉ nặng khoảng 1.3g, kết hợp cùng chiều dày khí quyển 60.000km nên sẽ tạo sức ép lớn vào bề mặt Trái đất. Không khí tồn tại không màu, không mùi, không vị, chúng ta không thể sờ thấy hay nhìn thấy. Tuy nhiên, con người có thể cảm nhận được sự tồn tại của chúng nhờ gió tạo ra sự di chuyển của không khí. 

Những nguyên nhân làm thay đổi khí áp

Một số nguyên nhân chính khiến khí áp thay đổi đó là:

  • Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao, không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ và khí áp sẽ giảm.
  • Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Khí áp giảm khi nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Khí áp tăng khi nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
  • Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa hơi nước nên nhẹ hơn không khí khô, vì vậy không khí nhiều hơi nước thì khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bức xạ bốc lên nhiều, chiếm chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm. Điều này thường xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.

đai khí áp

Khí áp thường thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm và độ cao 

Khí áp có mấy loại?

Khí áp được chia làm 2 loại, mỗi loại sẽ có tính chất và đặc điểm khác nhau.

  • Khí áp cao: Đây là khối khí áp có tính chất khô và lạnh, gió ở khu vực khí áp cao sẽ được thổi xuống khu vực khí áp thấp. Gió thổi từ khí áp cao xuống thấp thường có tính chất khô và lạnh, hình thành mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam.
  • Khí áp thấp: Trái ngược với khí áp cao, khí áp thấp lại có tính chất nóng và ẩm vì vậy miền Nam Việt Nam chỉ có mùa khô và mùa mưa.

Khí áp cao và khí áp thấp được tạo nên bởi sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. Thông thường các khí áp không tách rời nhau mà tạo thành mảng nối kết nối rồi tạo thành các đai khí áp. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, tính chất khí hậu mà có nơi khí áp cao, nơi khí áp thấp. 

Sự thay đổi không ngừng của khí áp như vậy sẽ tạo ra các loại thời tiết khác nhau. Điều này sẽ giúp ích cho chúng ta trong công việc dự báo thời tiết hàng ngày để phục vụ đời sống.

khí áp thấp là gì

Khí áp được chia làm 2 loại là khí áp suất cao và khí áp suất thấp

Các đai khí áp được phân bổ như thế nào?

Khí áp được phân bố theo các đai áp cao, đai áp thấp vừa xen kẽ vừa đối xứng qua áp thấp xích đạo. Cụ thể, ở đầu hai cực là đai áp cao, xuống đến vĩ tuyến 60º Bắc và Nam là đai áp thấp. Tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30º Bắc và Nam là đai áp cao, đai áp thấp sẽ nằm trong vùng xích đạo cuối cùng.

  • Đai áp thấp: Nằm ở vĩ độ 60º , 0º và 60º 
  • Đai áp cao: Nằm ở những vĩ độ 90º, 30º, 30º và 90º. 

Trên Trái đất có tất cả 7 đai khí áp, 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp nằm xen kẽ nhau, bao gồm: 2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao chí tuyến, 2 đai áp thấp ôn đới, 1 đai áp thấp xích đạo. Các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt là do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

thông khí áp lực dương

Đai áp cao, đai áp thấp vừa phân bố xen kẽ vừa đối xứng qua xích đạo

Sự phân bố địa lý của khí áp là gì

Trên bản đồ địa lý, người ta thường vẽ các đường nối liền các điểm có áp suất bằng nhau (gọi là đường đẳng áp). Trước khi tiến hành vẽ đường đẳng áp, người ta đã rút khí áp ở mỗi điểm về mặt biển theo công thức khí áp. Điều này giúp loại trừ ảnh hưởng của sự chênh lệch độ cao tại các trạm riêng biệt. 

Bản đồ đường đẳng áp sẽ cho thấy sự phân bố của áp suất trên cùng một mực (mặt nước biển). Tùy theo tỷ xích của bản đồ, các đường đẳng áp được vẽ cách nhau một khoảng đều như: 1mb, 2mb, 5mb. 

Sự phân bố khí áp trên trái đất liên tục thay đổi nên người ta đã lập những bản đồ đường đẳng áp cho mỗi trạm quan trắc. Tuy nhiên chỉ có một số quy luật xác định và một sự cố định trong sự sắp xếp các đường đẳng áp cho trung bình nhiều năm đối với những tháng và mùa trong năm. 

khí áp không thay đổi theo

Biểu đồ mô tả sự phân bố của các đai khí áp trên Trái Đất

Các vùng khí áp có thể chia thành hai nhóm. Cụ thể như sau:

Vùng khí áp tồn tại thường xuyên

Những vùng khí áp thường xuyên tồn tại (cơ bản) trong suốt một năm, bao gồm:

  • Đai áp suất giảm dọc theo đường xích đạo.
  • Những cực đại đại dương phó nhiệt đới ở Bắc và Nam bán cầu là Đại Tây Dương gần quần đảo A xơ rơ; Thái Bình Dương gần quần đảo Ha Oai.
  • Những cực tiểu Đại dương là Thái Bình Dương A-lê-út đặc biệt rộng lớn và sâu vào mùa đông.
  • Đai áp suất giảm ở vĩ độ trung bình của vùng Nam bán cầu.
  • Những cực đại Bắc Băng Dương, Nam Băng Dương biểu hiện yếu ở những khu vực gần Bắc cực và Nam cực.

Những vùng khí áp theo mùa

Những vùng khí áp theo mùa trên các lục địa, cực đại mùa đông được thay thế bằng cực tiểu mùa hạ, bao gồm:

  • Xoáy nghịch Châu Á, Siberia mùa đông có tâm ở Mông Cổ.
  • Xoáy nghịch Canada mùa đông.
  • Cực tiểu châu Á vào mùa hạ (có tâm ở Tây Nam Châu Á).
  • Vùng áp thấp Bắc Mỹ mùa hạ.
  • Những cực đại trên các lục địa ở Nam bán cầu như Úc, Nam Mỹ và Nam Phi vào mùa đông của Nam bán cầu (VI -VIII) được thay thế bằng vùng áp thấp mùa hạ (XII-II).

Những vùng khí hậu đó xuất hiện là do nguyên nhân nhiệt, động lực, đóng vai trò quan trọng trong hoàn lưu chung của khí quyển. Trung bình mỗi năm có một cực tiểu xích đạo hơi dịch về Bắc bán cầu (tới θ = 100 N), hai cực đại phó nhiệt đới nằm ở vĩ độ 350 Bắc và 300 Nam. Tiếp đó là hai cực tiểu gần cực tuyến ở 650 hai bán cầu, cuối cùng áp suất tăng một ít về phía cực. Khí áp trung bình trên mặt biển là 1011mb (758 mmHg). 

khí áp có mấy loại

Không khí di chuyển từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp và tạo ra gió

Mối quan hệ của khí áp và gió trên Trái Đất

Thông thường, áp cao sẽ đẩy gió và ngược lại áp thấp sẽ hút gió. Chính vì thế mà gió thường được thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. 

  • Những nơi có khí áp thấp (vùng áp thấp xích đạo hoặc ôn đới) sẽ xảy ra hiện tượng mưa nhiều. Vì có gió thổi đến, mang theo mưa. 
  • Những nơi tồn tại các khối áp cao ( khí áp cao cận chí tuyến và cực) sẽ xuất hiện hoang mạc khô hạn do không có gió thổi tới. Lí do là bởi nơi đây lượng mưa rất ít, thường xuyên trong tình trạng khô cằn.

Khí áp kế dùng để làm gì?

Khí áp kế thường là thiết bị dùng để đo áp suất khí quyển. Khí áp kế hay phong vũ biểu được dùng trong phân tích bề mặt Trái đất để tìm ra các vùng áp cao, vùng áp thấp. Xu hướng thay đổi của khí áp kế có khả năng dự báo thời tiết trong thời gian ngắn. Sở dĩ khí áp kế được gọi là phong vũ biểu vì từ giá trị của áp suất khí quyển có thể dự báo được thời tiết (mưa, gió).

khí áp kế

Khí áp kế có khả năng đưa ra những dự đoán về thời tiết trong thời gian ngắn

Ngoài khí áp kế điện tử và khí áp kế kim loại, chính xác hơn cả vẫn là khí áp kế thuỷ ngân. Loại khí áp kế này được cấu tạo bởi một ống thuỷ tinh hàn kín một đầu. Chứa đầy thủy ngân và úp ngược trên một cốc thuỷ ngân nhỏ. Áp suất của khí quyển sẽ được đo bằng chiều cao của cột thuỷ ngân trong ống. Khí áp kế thuỷ ngân được trang bị cho các đài khí tượng. Thuỷ văn để theo dõi diễn biến áp suất khí quyển hàng ngày. 

Như vậy qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã biết khí áp là gì? Hy vọng rằng bạn đọc đã “bỏ túi” cho mình những thông tin thú vị liên quan khí áp. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu các bạn thấy hữu ích nhé!

Bài viết liên quan