Nhân kỷ niệm ngày sinh của Junko Tabei, hình ảnh của bà đã được Google tôn vinh. Không chỉ thế, người phụ nữ này còn được nhiều hãng thông tấn thế giới đưa tin. Vậy Junko Tabei là ai? Bà có điều gì đặc biệt mà nổi tiếng như thế?
Nội dung bài viết
Junko Tabei là ai?
Đối với nhiều người trẻ chắc ít người biết Junko Tabei là ai? Người phụ nữ này sinh ngày 22 tháng 9 năm 1939. Bà là người được biết đến với vai trò của một vận động viên leo núi của Nhật bản. Câu chuyện của bà truyền cảm hứng khắp thế giới. Vào năm 1975, Junko Tabei trở thành người phụ nữ đầu tiên chạm tay vào nóc nhà thế giới.
Trước khi qua đời vào năm 2016, bà cũng vừa xác lập kỷ lục mới. Người phụ nữ đầu tiên chinh phục được những ngọn núi cao nhất tại cả bảy lục địa. Danh bảy đỉnh núi đó bao gồm:
- Everest tại châu Á,
- Vinson của Nam Cực,
- Carstensz của Úc,
- Elbrus tại châu Âu,
- Aconcagua của Nam Mỹ,
- Denali tại Bắc Mỹ
- Kilimanjaro thuộc châu Phi
Bà được Google tôn vinh vì đã phá vỡ định kiến lạc hậu về phụ nữ tại Nhật. Trong một lần phỏng vấn năm 1991, Junko Tabei nói rằng: “Hầu hết những người đàn ông Nhật Bản đều muốn người phụ nữ của mình ở nhà dọn dẹp và bếp núc”. Và bà thì không muốn điều ấy. Vì vậy bà đã tự mình chứng minh cho cả thế giới biết phụ nữ có khả năng làm nhiều hơn thế.
Đôi nét về Junko Tabei
Junko Tabei sinh ra và trưởng thành tại thành phố Kawagoe, thuộc tỉnh Saitama của Nhật Bản. Niềm đam mê leo núi đến với bà khi còn là một đứa trẻ. Khi còn là một cô bé, Junko Tabei đã cùng với giáo viên của mình cùng nhau leo núi. Sau lần đó niềm đam mê chinh phục các chặng đường khó khăn hơn đã trỗi dậy một lớn. Thời điểm đó, mục tiêu mà bà hướng đến là có thể chinh phục được nơi được mệnh danh là nóc nhà của thế giới.
Tuy nhiên, gia đình bà không đủ điều kiện để thực hiện những chuyến leo núi. Nên niềm đam mê cháy bỏng phải ngừng một thời gian. Phải đến tận khi theo tại trường đại học Showa Women’s, Junko Tabei mới tham gia câu lạc bộ leo núi. Sau đó bà kết hôn cùng chồng mình Masanobu Tabei. Thật may mắn khi cả hai có chung niềm đam mê leo núi. Từ đó, họ cùng nhau luyện tập thân thể và song hành cùng nhau trong mọi cuộc chinh phục các ngọn núi.
Vì có tình yêu mãnh liệt với bộ môn leo núi nên năm 1969 bà đã thành lập câu lạc bộ. Tên gọi của câu lạc bộ chính là “Câu lạc bộ leo núi nữ Nhật Bản”. Trước khi chinh phục các ngọn núi cao trên thế giới. Hai vợ chồng Junko Tabei chinh phục tất cả các đỉnh núi ở Nhật Bản. Một trong những đỉnh núi làm lên thương hiệu của Nhật chính là Phú Sĩ cũng được bà chinh phục.
Tiếp đến chính là thực hiện một số ngọn núi khác như Matterhorn thuộc dãy Alps của Thụy Sĩ. Phải đến năm 1972, tên tuổi Junko Tabei nổi tiếng khắp thế giới.
Hành trình trở thành người được cả thế giới biết đến của Junko Tabei?
Không phải tự nhiên mà bà được cả thế giới ngưỡng mộ. Trong cả cuộc đời, người phụ nữ này đã không ngừng nỗ lực và cố gắng. Những điều bà làm nhằm phá vỡ định kiến về phụ nữ. Không chỉ thế còn ghi nhận nhiều chiến tích để chiến thắng bản thân. Trong số đó, hành trình chinh phục Everest phải kể đến đầu tiên với khá nhiều khó khăn.
Mục tiêu chinh phục đỉnh Everest ở độ cao 8848m, Junko Tabei cùng đồng đội trong câu lạc bộ lên kế hoạch. Năm 1970, để chuẩn bị hành trình chinh phục Junko Tabei bắt đầu kêu gọi tài trợ nhưng không nhận được sự ủng hộ. Thời điểm đó nhiều phương tiện truyền thông tỏ ra khinh miệt, mỉa mai. Nhưng điều đó càng khiến quyết tâm của bà dấy lên cao hơn bao giờ hết.
Quyết tâm của bà và đồng đội đã được đền đáp xứng đáng. Họ đã nhận được sự ủng hộ từ đài truyền hình Nippo và báo Yomiuri. Nhưng nguồn tài trợ không quá nhiều nên kinh phí vẫn là một trở ngại lớn.
Phải đến năm 1975, hành trình của cả câu lạc bộ mới chính thức bắt đầu những bước đầu tiên. Cả đội đã cùng nhau trải qua rất nhiều khó khăn cùng nhau và phải dừng chân ở độ cao 6300m. Bởi một trận bão tuyết lớn cuốn đi lều của họ cũng như người dẫn đường. Khi ấy, người đứng đầu nhóm chính là Junko tabei bị bất tỉnh khoảng 6 phút đồng hồ.
Bà đã bị vùi trong tuyết cho đến khi người dẫn đường quốc tịch Nepal đã cứu bà từ trong đống tuyết. Sau trận tuyết lịch sử ấy phải mất 2 ngày sau Junko Tabei mới hồi phục và đi lại được. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn như thế nhưng quyết tâm chinh phục của người phụ nữ vẫn cháy bỏng. Vẫn tiếp tục cuộc hành trình vào 12 ngày sau đó. Ngày 16/5/1975, đúng 12h30 phút, thân hình người phụ nữ nhỏ bé đã chạm đến đỉnh núi Everest.
Sau cuộc chinh phục nóc nhà thế giới đầy gian khổ ấy, Junko Tabei vẫn nuôi quyết tâm của bản thân. Bà tiếp tục cuộc hành trình đặt chân đến 7 ngọn núi lớn trên các châu lục. Giai đoạn này kéo dài từ năm 1980 đến năm 1992 mới kết thúc.
Trong năm 1994 để tiêu hủy hoàn toàn chất thải do người leo núi để lại trên đỉnh Everest. Chính bà đã là người khởi xướng đặt các lò đốt tại trạm nghỉ. Nhờ đó mà chất thải tại khu vực này có sự giảm thiểu và cải thiện. Bởi chiến dịch này mà năm 2000, bà nhận bằng Thạc sĩ Văn hóa xã hội. Tấm bằng do trường đại học Kyushu cấp với thành tựu từ công trình nghiên cứu tác động của rác thải trên đỉnh núi Everest.
Không chỉ được người người ngưỡng mộ bởi tinh thần, ý chí. Bà còn nhận được sự kính nể bởi sự khiêm tốn của chính mình. Với những thành tựu đạt được bà chưa bao giờ tỏ ra tự kiêu hay muốn người khác chú ý. Người phụ nữ nghị lực này đã từng phát biểu rằng muốn người khác biết đến mình là người thứ 36 chinh phục đỉnh núi. Chứ không phải với cái danh hiệu người phụ nữ đầu tiên làm được điều đó.
Với những thông tin đã chia sẻ trên đây, chắc hẳn mọi người đã biết Junko Tabei là ai? Bà chính là tấm gương sáng về ý chí nghị lực vượt qua nghịch cảnh. Người phụ nữ dám nghĩ dám làm biến ước mơ thành hiện thực.
Bài viết liên quan khác:
- Else Lasker-Schüler: Nhà thơ vĩ đại Google Doodle vinh danh
- Giáo sư Rapee Sagarik: cha đẻ của hoa lan Thái Lan Google vinh danh