Quan niệm “Trọng nam khinh nữ” từng được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo đó người phụ nữ thường bị đối xử bất công, không được học hành, phát triển như nam giới. Elena Cornaro Piscopia là một trong số ít những ngoại lệ. Thậm chí bà còn trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận bằng tiến sĩ. Vậy Elena Cornaro Piscopia là ai? Tìm hiểu rõ hơn về vị vĩ nhân này nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Elena Cornaro – Xuất thân và nguồn gốc quý tộc
- 2 Theo chân Elena Cornaro Piscopia trên con đường trưởng thành
- 2.1 Tuổi thơ của Elena Cornaro Piscopia
- 2.2 Elena Cornaro Piscopia – Quá trình học tập và phát triển bản thân
- 2.3 Elena Cornaro Piscopia và con đường tiến đến học vị tiến sĩ
- 2.4 Elena Cornaro Piscopia sau khi nhận bằng tiến sĩ
- 2.5 Khoảng thời gian cuối đời của Elena Cornaro Piscopia
- 2.6 Elena Cornaro Piscopia – Nữ tiến sĩ được Google Doodle vinh danh
- 3 Những bài học quý giá từ Elena Cornaro Piscopia
Elena Cornaro – Xuất thân và nguồn gốc quý tộc
Elena Cornaro Piscopia sinh ngày 5/6/1646. Cô là con thứ ba của Gianbattista Cornaro-Piscopia và Zanetta Boni – tình nhân của anh. Khác với địa vị của người cha, mẹ cô là một nông dân đơn thuần. Thời điểm Elena được sinh ra, cha mẹ cô chưa thực hiện đăng ký kết hôn.
Như vậy về mặt pháp luật, Elena chưa được công nhận là thành viên của gia đình Cornaro. Đặc biệt thời điểm này luật pháp Venice có quy định nghiêm ngặt về vấn đề này. Cụ thể họ không cho phép những đứa con bất hợp pháp của các gia đình quý tộc được nhận các đặc quyền cao quý. Điều này được thực hiện ngay cả khi đứa trẻ đó được thừa nhận.
Đáng buồn thay, trường hợp của Elena còn tồi tệ hơn như vậy. Mẹ cô có xuất thân từ một gia đình nông dân đơn thuần. Sự nghèo khó, thiếu ăn thiếu mặc buộc Zanetta (mẹ Elena) phải trốn đến Venice. Chính điều này đẩy bà trở thành tình nhân của một trong những quý tộc có quyền lực nhất Cộng Hòa Venice.
Sau này khi đã có tiếng tăm hơn trong ngành, xuất thân từ nguồn gốc quý tộc của Elena nhận được khá nhiều sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên với bà, điều này hoàn toàn không có ảnh hưởng quá nhiều.
Theo chân Elena Cornaro Piscopia trên con đường trưởng thành
Với hoàn cảnh đặc biệt là vậy, điều gì đã biến cô bé Elena trở thành cô gái đầu tiên trên thế giới đạt tới học vị tiến sĩ? Quá trình học tập và phát triển của Elena như thế nào?
Tuổi thơ của Elena Cornaro Piscopia
Vào năm 1654, cha và mẹ cô là Giambattista và Zanetta chính thức kết hôn. Tuy nhiên điều này gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các con trai của Giambattista. Họ phản đối mạnh mẽ những vấn đề liên quan đến đặc quyền cao quý dành cho Elena và mẹ của cô.
Năm 1664, cha Elena được lựa chọn trở thành thủ quỹ của St. Mark’s. Đây là một vị trí mà nhiều người khao khát muốn đạt được trong giới quý tộc Venice. Thời điểm đó, ông ấy chỉ đứng thứ hai ngay sau Doge của Venice về mức độ ưu tiên.
Chính mối liên hệ này đã biến Elena Cornaro Piscopia trở thành nhân vật đặc biệt trong buổi lễ kỷ niệm hôn nhân trên biển của cha mẹ mình. Lúc này mọi người đã không còn quan tâm quá nhiều đến danh phận của đứa con bất hợp pháp nữa.
Khi còn nhỏ, Elena Cornaro Piscopia được mọi người biết đến như một thần đồng. Không chỉ có khả năng ghi nhớ tốt, cô còn đặc biệt nhạy cảm với ngôn ngữ. Elena học khá nhiều thứ tiếng khác nhau như Latin, Hy Lạp, Pháp và Tây Ban Nha,… Với khả năng tiếp thu tốt cùng sự nhanh nhạy trong ngôn ngữ Elena sớm đã thành thạo toàn bộ các loại ngôn ngữ trên ngay từ khi lên 7.
Elena Cornaro Piscopia – Quá trình học tập và phát triển bản thân
Không dừng lại ở đó, Elena cũng cực kỳ thành thạo tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập. Thậm chí Elena còn từng đạt được danh hiệu “Oraculum Septilingue” cùng nhiều giải thưởng quý giá khác. Về sau này một số nghiên cứu của cô cũng bao gồm cả toán học, thần học và triết học.
Elena cũng từng có một thời gian dài tìm hiểu để trở thành một nhạc sĩ. Ngoài việc thành thạo Sciblis, Elena đã thành thạo gần như toàn bộ kiến thức cùng các kỹ năng Harpsichord, Violin, Clavichord và đàn hạc. Tất cả những kỹ năng này đều được Elena Cornaro Piscopia thể hiện qua âm nhạc với những bài hát mà cô sáng tác.
Elena Cornaro Piscopia và con đường tiến đến học vị tiến sĩ
Trong giai đoạn thiếu niên và đôi mươi, Elena Cornaro Piscopia bắt đầu quan tâm đến vật lý, ngôn ngữ học và thiên văn học. Theo lời giới thiệu của Carlo Rinaldini, gia sư triết học của cô là Felice Rotondi đã kiến nghị Đại học Padua cấp cho Cornaro cây nguyệt quế trong thần học.
Tuy nhiên thân phận “phụ nữ” khiến Elena bị từ chối bởi Đức Hồng Y Gregorio Barbarigo – Giám mục Padua. Đó là lúc cô đang nỗ lực theo đuổi một bằng cấp về thần học. Đổi lại, ông cho phép cô có được bằng cấp về triết học. Sau một khóa học tuyệt vời, Elena Cornaro Piscopia đã được cấp vòng nguyệt quế trong triết học.
Tấm bằng này được cấp ngày 25/6/1678 tại nhà thờ Padua. Buổi lễ được tổ chức trước sự chứng kiến của chính quyền, đại học và toàn bộ sinh viên. Bên cạnh đó còn có sự có mặt của các nhà sư, thượng nghị sĩ Venice và nhiều khách mời danh dự khác.
Elena Cornaro Piscopia tự tin thuyết trình cả tiếng đồng hồ bằng tiếng Latin cổ điển. Những vấn đề khó phân tích cũng được cô xử lý dễ hiểu, đơn giản. Kết thúc bài phát biểu là hàng ngàn tiếng vỗ tay vang dội như một lời công nhận cho toàn bộ cố gắng của Elena. Cô được trao phù hiệu, vòng nguyệt quế, cuốn sách triết học, nhẫn và trên vai là Mozzetta Ermine.
Elena Cornaro Piscopia sau khi nhận bằng tiến sĩ
Sau khi hoàn thành lễ tốt nghiệp, Elena trở thành giảng viên toán học của trường Đại học Padua năm 1678. Chưa dừng lại ở đó, với những kỳ vọng về con tàu kiến thức, Elena còn trở thành thành viên của nhiều học viện khác nhau.
Không chỉ là vị nữ tiến sĩ đầu tiên của nhân loại, Elena còn được tôn vinh trên khắp châu Âu. Cô nổi danh với những thành tựu to lớn cùng đức tính tuyệt vời. Elena dành cả cuộc đời cho việc nghiên cứu và cống hiến cho kho tàng tri thức thế giới.
Khoảng thời gian cuối đời của Elena Cornaro Piscopia
Bảy năm cuối đời của Elena dành trọn vẹn cho việc học tập và từ thiện. Năm 1684, bà qua đời tại Padua do ảnh hưởng của căn bệnh lao quái ác. Elena Cornaro Piscopia được chôn cất tại nhà thờ Santa Giustina của Padua. Để ghi nhớ và răn dạy những thế hệ học trò sau này, bức tượng của bà được đặt trong nhiều trường đại học.
Sau đó không lâu, các tác phẩm của bà được xuất bản tại Parma vào năm 1688. Trong đó bao gồm các bài giảng học thuật, các chuyên luận tôn sùng và nhiều bản dịch quý giá.
Elena Cornaro Piscopia – Nữ tiến sĩ được Google Doodle vinh danh
Với những đóng góp to lớn vào kho tàng tri thức nhân loại, Elena Cornaro Piscopia trở thành nữ tiến sĩ được lưu danh sử sách. Bà không chỉ là tấm gương tri thức của nhiều thế hệ học sinh mà còn được biết đến với nhiều đức tính cao quý.
Cuộc đời và con đường bước tới danh hiệu tiến sĩ của bà thu hút đông đảo sự quan tâm của đọc giả. Năm 1999 Cuốn sách “The Lady Cornaro: Pride and Prodigy of Venice” của Jane Smith Guernsey được xuất bản. Đây là bản nghiên cứu đầu tiên về cuộc đời của Elena Cornaro Piscopia.
Nhằm tri ân và vinh danh nữ tiến sĩ đại tài này, ngày 5 tháng 6 vừa qua, Google Doodle đã cập nhật hình ảnh Elena trên giao diện của mình. Sự kiện này được thực hiện vào đúng kỷ niệm 300 năm ngày sinh của bà.
Những bài học quý giá từ Elena Cornaro Piscopia
Bên cạnh tầm hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, Elena Cornaro Piscopia còn để lại cho thế hệ sau này khá nhiều bài học đắt giá.
Tuyệt đối không được nản chí
Cha và mẹ Elena lấy nhau mà không tổ chức hôn lễ. Do đó dù có cha là một người có vị thế trong xã hội song Elena không được công nhận. Thậm chí thân phận của bà còn bị đem ra làm chủ đề bàn tán của nhiều người.
Tuổi thơ Elena lớn lên như một người nông dân nghèo chính hiệu. Elena Cornaro Piscopia không ngừng nỗ lực, phát triển bản thân để có được vị thế vang danh sau này.
Nỗ lực nắm bắt nhiều ngôn ngữ
Elena Cornaro Piscopia nổi tiếng với khả năng giao tiếp với nhiều ngôn ngữ. Dù không được học tập trong đặc quyền quý tộc song điều này hoàn toàn không quan trọng.
Việc giỏi ngoại ngữ đem đến cho chúng ta khá nhiều những lợi thế về công việc cũng như cuộc sống. Đặc biệt là trong điều kiện mở rộng giao thương như hiện nay.
Học hỏi, theo đuổi mục tiêu đến cùng
Elena Cornaro Piscopia luôn học tập, theo sát gia sư của mình. Ngay từ ban đầu, bà đặt ra mục tiêu trở thành một nhà triết gia vĩ đại. Ngay từ lúc đó, Elena luôn nỗ lực để đạt tới mục tiêu cuối cùng.
Thậm chí bà từng từ chối mọi lời cầu hôn chỉ để tập trung duy nhất cho mục tiêu học tập. Trải qua nhiều khó khăn, cuối cùng bà cũng đã thành công với “trái ngọt” mà mình nhận được.
Dành cả cuộc đời cho tri thức và công cuộc truyền dạy tri thức, Elena Cornaro Piscopia và những đóng góp của bà được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Không chỉ là nữ tiến sĩ đầu tiên của nhân loại, bà còn là hình tượng cổ vũ phụ nữ trong công cuộc đấu tranh, vượt qua số phận. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết tham khảo trên đây có thể giúp độc giả hiểu hơn về nữ vĩ nhân Elena Cornaro Piscopia.
Nguồn: Kiến thức tổng hợp