Các Quân Hàm Trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

15 Tháng Ba, 2022 0 dohiep

Các quân hàm trong quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng nhằm phân cấp bậc. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ việc xác định mỗi quân hàm này. Dưới đây là nội dung giải đáp chi tiết nhất.

Quân hàm trong quân đội là gì?

Quân hàm quân đội nhân dân Việt Nam chính là hệ thống cấp bậc trong quân đội. Tại một số quốc gia trên thế giới thì hệ thống cấp bậc này được áp dụng cho ngành cảnh sát hoặc một số tổ chức dân sự được hệ thống hóa theo mô hình quân sự. Thông thường, hệ thống các quân hàm được biểu thị bằng phù hiệu đặc biệt gắn liền với đồng phục. Nó cũng là biểu trưng thể hiện cấp bậc, ngạch bậc, quân chủng, binh chủng ở trong quân đội nhân dân Việt Nam. 

các quân hàm trong quân đội

Quân hàm trong quân đội là gì?

Các quân hàm trong quân đội nhân dân Việt Nam xuất hiện và phát triển tương đối từ năm 1946, đến năm 1958 thì hệ thống quân hàm được hoàn chỉnh do có bổ sung thêm cấp hàm Thượng tướng. Cụ thể, vào giai đoạn 1982 – 1992 thì quân hàm Thượng tá bị bãi bỏ và người sĩ quan cấp Thượng tá được mặc nhiên nâng lên thành Đại tá nhưng đến năm 1992 thì quân hàm Thượng tá được khôi phục trở lại. Nhìn chung hệ thống Quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay đang ngày càng được hoàn chỉnh và ổn định hơn.

Hệ thống các quân hàm trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Dựa theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 thì hệ thống quân hàm của sĩ quan gồm 3 cấp, mỗi cấp chia thành 4 bậc và được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Cụ thể là:

CẤP TƯỚNG

1

Đại tướng

2

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân

3

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân

4

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân

 

CẤP TÁ

1

Đại tá

2

Thượng tá

3

Trung tá

4

Thiếu tá

 

CẤP ÚY 

1

Đại úy

2

Thượng úy

3

Trung úy

4

Thiếu úy

Tại Điều 8 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định về cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan và binh sĩ như sau:

  • Quân hàm Hạ sĩ quan gồm 3 bậc: Thượng sĩ, Trung sĩ và Hạ sĩ.
  • Quân hàm Binh sĩ gồm 2 bậc: Binh nhất và Binh nhì.

Các ký hiệu cấp bậc trong quân đội nhân dân Việt Nam

Căn cứ theo Lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 32/2014/L-CTN ngày 9/12/2014, màu nền của quân hàm đặc trưng cho quân chủng của quân nhân đang phục vụ như sau:

  • Lục quân, tác chiến không gian mạng và bảo vệ Lăng: Màu đỏ tươi
  • Không quân, Phòng quân: Màu xanh da trời
  • Hải quân: Màu tím than
  • Màu nền của 3 quân chủng đều là màu vàng, riêng hạ sĩ quan và binh sĩ là màu hồng nhạt.
  • Quân hàm của Bộ đội biên phòng có viền màu đỏ tươi, tác chiến không gian mạng và bảo vệ Lăng có màu nền xanh lá cây.
  • Cảnh sát biển: Nền xanh, viền vàng.
  • Quân hàm cấp tướng: Thêu hình trống đồng.

các quân hàm trong quân đội

Quân hàm cấp Tướng

các quân hàm trong quân đội

Quân hàm cấp Tá

các quân hàm trong quân đội

Quân hàm cấp Úy

Ngạch bậc của các quân hàm được thể hiện như sau:

  • Cấp tướng: Thêu hình trống đồng, số sao từ 1 đến 4 tương ứng với các cấp thiếu, trung, thượng, đại.
  • Cấp tá: Có 2 vạch thẳng, 4 sao ở cấp đại gọi là Đại tá; 2 vạch 3 sao là Thượng tá; 2 vạch 1 sao là Thiếu tá.
  • Cấp úy: Có 1 vạch thẳng và số lượng sao tương ứng với các cấp thiếu, trung, thượng, đại.
  • Cấp tướng, tá, úy hay Sĩ quan nghiệp vụ: Là 3 cấp sĩ quan cao nhất trong quân đội.
  • Cấp Sĩ quan có quân hàm 3 vạch là Thượng Sĩ, 2 vạch là Trung sĩ và 1 vạch là Hạ sĩ.
  • Cấp Hạ sĩ quan, Học viên và cấp Binh sĩ: Không có sao gắn trên quân hàm.

Thông tin về cấp bậc Hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên, chiến sĩ

 

các quân hàm trong quân đội

Quân hàm cấp bậc hạ sĩ quan, học viên

các quân hàm trong quân đội

Quân hàm cấp bậc chiến sĩ

Trong quân đội nhân dân còn phân tách ra Sĩ quan và Quân nhân chuyên nghiệp. Cụ thể, Sĩ quan là người được cử đi học hoặc đỗ vào các trường sĩ quan và sau khi tốt nghiệp sẽ được điều chuyển công tác về làm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đội trưởng trở lên. Sĩ quan chuyên ngành nào sẽ được phân về huấn luyện và công tác tại chuyên ngành đó. Ví dụ như sĩ quan pháo binh sẽ về huấn luyện lính pháo binh,…

Do đó, để làm một quân nhân chuyên nghiệp thì bạn phải được cử đi học khi đang tại ngũ hoặc thi vào các trường trung cấp, cao đẳng chuyên ngành được lựa chọn. Sau khi đã học một lớp chuyên nghiệp về quân nhân sẽ được cấp sáo ngạch Thiếu úy. Nếu bằng loại giỏi thì được về công tác với quân hàm Trung úy dưới sự chỉ đạo của Sĩ quan số.

* Lưu ý: Quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp sẽ có 1 vạch màu hồng chạy dọc cấp hiệu để phân biệt với Sĩ quan chỉ huy. Cấp cao nhất là Thượng tá, thấp nhất là Thiếu úy.

Thời hạn thăng quân hàm trong quân đội nhân dân Việt Nam

Theo đó, thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại được quy định theo khoản 1 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2014:

các quân hàm trong quân đội

Thời hạn để thăng quân hàm trong quân đội

  • Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm
  • Trung úy lên cấp Thượng úy; Thượng úy lên cấp Đại úy: 03 năm
  • Đại úy lên cấp Thiếu tá; Thiếu tá lên cấp Trung tá; Trung tá lên cấp Thượng tá; Thượng tá lên cấp Đại tá: 04 năm
  • Đại tá lên cấp Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên cấp Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng: Tối thiểu 04 năm.

* Lưu ý: Thời gian sĩ quan học tập tại trường sẽ được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

Điều kiện để thăng quân hàm trước thời hạn và vượt bậc

Để được xét thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn được nêu bên trên thì quân nhân phải thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Lập chiến công xuất sắc trong chiến đấu hoặc là được tặng Huân chương trong công tác về nghiên cứu khoa học.
  • Hoàn thành tốt chức trách và nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất được quy định đối với chức vụ và chức danh đảm nhiệm từ 2 bậc trở lên, hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy hay hay quản lý.
  • Thăng quân hàm vượt bậc đối với Sĩ quan tại ngũ có thành tích đặc biệt xuất sắc (không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ và chức danh Sĩ quan đang đảm nhiệm).

Như vậy, với nội dung bài viết thì chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc các quân hàm trong quân đội nhân dân Việt Nam. Truy cập vào website chính thức Kienthuctonghop.vn mỗi ngày để khám phá các thông tin thú vị khác nhé!

Bài viết liên quan