Các Mức Độ Đánh Giá Năng Lực Cá Nhân Hiệu Quả

4 Tháng Mười, 2021 0 Doãn Rần

Để đảm bảo hiệu quả công việc, xây dựng và phát triển một tổ chức doanh nghiệp thành công thì người quản lý cần nắm rõ được năng lực của hệ thống nhân viên. Vậy năng lực là gì? Đánh giá năng lực là gì? Các mức độ đánh giá năng lực một cá nhân sao? Hãy cùng kienthuctonghop.vn giải đáp các thắc mắc dưới nội dung của bài viết sau đây. 

Năng lực là gì? Sự hình thành của năng lực

Theo Cục quản lý nhân sự – Office of Personnel, năng lực là một đặc tính có thể đo lường được thông qua 3 phẩm chất cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ. Do đó, năng lực là yếu tố giúp cho một cá nhân có thể làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. 

Căn cứ theo khái niệm, năng lực sẽ bao gồm 3 yếu tố: A – S- K tương ứng với Thái độ – Kỹ năng – Kiến thức. Cụ thể:

các mức độ đánh giá năng lực

Năng lực là gì? Sự hình thành của năng lực

  • Thái độ (Attitude): Chính là việc mô tả cách nhìn nhận của một cá nhân đối với công việc, nhiệm vụ được giao, những người đồng nghiệp và cả cộng đồng xã hội. Thái độ sẽ có vai trò chi phối cách ứng xử, hành vi cũng như tinh thần trách nhiệm của một đội ngũ nhân sự.
  • Kỹ năng (Skill): Mô tả các khả năng chuyên biệt của một cá nhân từ một hoặc nhiều khía cạnh nào đó trong việc ứng dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát sinh trên thực tế.
  • Kiến thức (Knowledge): Mô tả các thông tin, sự kiện hay quy luật thuộc lĩnh vực đã được học và nghiên cứu ở trường lớp; hoặc qua tích lũy thực tế thông qua tư liệu và chuyên gia có kinh nghiệm.

Có thể nói, năng lực có thể được hình thành do bản năng, tư chất của từng cá nhân. Tuy nhiên, nó sẽ được nâng cao phần lớn dựa vào sự nỗ lực, quá trình học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng của họ.

Đánh giá năng lực là gì?

Đánh giá năng lực là việc đưa ra nhận xét, bình luận, nhận định về hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. 

các mức độ đánh giá năng lực

Đánh giá năng lực là gì?

Đánh giá năng lực đối với từng cán bộ, nhân viên tại doanh nghiệp sẽ được lựa chọn các phương pháp, cách thức và quy trình khác nhau. Và điều này sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia hay cá nhân có thẩm quyền và kinh nghiệm lâu năm đánh giá. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thu thập được thực trạng năng lực, căn cứ để xác định tiềm năng phát triển của một cá nhân cụ thể.

Thực tế, năng lực không phải là yếu tố có thể thay đổi nhanh chóng hoặc ngay lập tức. Bởi, nó phải trải qua một quá trình rèn luyện, học tập và tích lũy trong một thời gian được nhận định là đủ dài để có thể “ngấm” kiến thức. Vì vậy, đánh giá năng lực cho một cá nhân hoặc một nhóm nhân sự thường có thời gian tối thiểu cách nhau từ 6 tháng đến 1 năm trở nên.

Các mức độ đánh giá năng lực

Hiện nay, người ta phân biệt 3 mức độ đánh giá sự phát triển của năng lực. Cụ thể là:

  • Năng lực: Đây là mức độ nhất định của con người, được biểu thị đầy đủ các yếu tố tạo thành năng lực thông qua khả năng hoàn thành một nhiệm vụ được giao.
  • Tài năng: Nó là một mức độ năng lực cao hơn, được biểu thị bằng việc hoàn thành công việc nhưng kèm theo sự sáng tạo mang tính bất ngờ.
  • Thiên tài: Là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở sự kiệt xuất và chỉnh chu mọi thứ và được so sánh như một vĩ nhân của lịch sử nhân loại.

Cơ sở để đánh giá mức độ năng lực

Để đánh giá năng lực của một cá nhân, người ta sẽ căn cứ vào 3 yếu tố chính:

các mức độ đánh giá năng lực

Cơ sở để đánh giá mức độ năng lực

  • Phương thức hoàn thành công việc: Gồm cách thức thực hiện, sự sáng tạo, tính độc lập,…
  • Hiệu suất hoàn thành công việc: Gồm thời gian thực hiện, sức lực bỏ ra,…
  • Kết quả công việc: Gồm chất lượng, số lượng đạt được.

Tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực

Ngày nay, đánh giá năng lực có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nhân sự tại các tổ chức, doanh nghiệp. Khi bắt đầu hình thành thì công việc tuyển dụng và sắp xếp nhân sự cho từng vị trí đảm bảo hiệu quả và sự phù hợp với từng vị trí. Đây cũng là lý do tại sao khi bạn đi xin một công việc mới đều phải có thời gian thử việc nhất định

các mức độ đánh giá năng lực

Tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực

Ngoài ra, đánh giá năng lực cũng được ứng dụng phổ biến trong các hoạt động của bộ phận quản lý nhân sự. Nó sẽ là thông tin mang giá trị lớn để hỗ trợ quá trình xây dựng và phát triển các nghiệp vụ khác nhau trong doanh nghiệp. 

Các phương pháp đánh giá năng lực thịnh hành nhất

Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc Top 3 phương pháp đánh giá năng lực phổ biến nhất hiện nay như sau:

1. Phương pháp kiểm tra – Test cơ bản

Đây là phương pháp mang tính truyền thống, được diễn ra dưới hình thức kiểm tra giấy, các ứng dụng Online, các tình huống thực tế hoặc phỏng vấn trực tiếp. Từ những thông tin thu được thì người có thẩm quyền sẽ đưa ra đánh giá nhất định. Hoạt động này rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

2. Phương pháp Checklist

Checklist chính là việc đưa ra một loạt các câu hỏi với nội dung, kiến thức chuyên ngành nhằm đánh giá năng lực của nhân viên. Thông thường, các câu hỏi này sẽ được đặt dưới hình thức câu trả lời “Có hoặc không”. Khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, người quản lý sẽ thực hiện đánh giá năng lực của nhân viên đó. 

3. Phương pháp khung năng lực

Phương pháp này được sử dụng dựa trên cơ sở quan sát các hành vi thực hiện công việc thực tế, căn cứ vào Từ điển năng lực (TĐNL) hành vi và đánh giá năng lực dựa trên khung năng lực. Theo đó, từ điển này sẽ là tập hợp các mô tả năng lực của mọi nghề nghiệp có trong doanh nghiệp. 

các mức độ đánh giá năng lực

Ứng dụng khung năng lực phù hợp

Người đánh giá dùng tờ kiểm tra hành vi và cho mức điểm phù hợp với những gì đã quan sát được. Để đảm bảo tính chính xác và công bằng thì những hành vi được nêu trong Từ điển năng lực đòi hỏi lý lẽ chứng minh. Do đó, người đánh giá cần phải chắc chắn thời gian quan sát đủ lâu để đưa ra mức độ đánh giá năng lực chính xác nhất. 

Như vậy, qua nội dung của bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ thành công đến bạn đọc các mức độ đánh giá năng lực. Hy vọng thông tin này có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này. Đừng quên truy cập website chính thức của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật các bài viết mới nhé!

|| Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan