Cuộc cách mạng tháng 10 Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng diễn ra từ giai đoạn 1917 – 1921 là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng. Và một trong những vấn đề nổi cộm được nhiều người thắc mắc đó là “Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng“? Cùng kienthuctonghop.vn đi tìm hiểu về mốc lịch sự này nhé!
Nội dung bài viết
Đôi nét về tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX
– Về mặt chính trị: Đầu thế kỷ XX, nước Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế và người đứng đầu là Nga Hoàng. Chế độ Nga Hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc và gây nên hậu quả kinh tế – xã hội nghiêm trọng.
– Về mặt kinh tế: Kinh tế kiệt quệ, lạc hậu vì chiến tranh và nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Công nghiệp và nông nghiệp bị đình đốn, trì trệ.
Về mặt xã hội: Đời sống của công nhân, nông dân và các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ. Từ đó xuất hiện phong trào phản đối chiến tranh và lật đổ Nga Hoàng diễn ra ở khắp nơi.
Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ I, nước Nga đã phải hứng chịu nạn đói nặng nề cùng nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng. Quân đội Nga đã rất nhiều lần phải lui quân và nhiều binh sĩ đã rời chiến trường.
Đồng thời, với sự bất mãn của chế độ quân chủ chuyên chế thời bấy giờ, cùng các chính sách chuyên chế, khiến các tầng lớp đứng lên lật đổ chế độ Nga Hoàng. Tới tháng 2 năm 1917 thì Hoàng đế Nikolai II đã thoái vị và kết thúc thời kỳ đế chế nước Nga.
Cuộc cách mạng tháng 2 nổ ra đã lật đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng. Đồng thời, nó còn đem lại quyền dân chủ, tự do cho toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, chính sự thắng lợi của cách mạng tháng 2 này lại mở ra cục diện mới thời bấy giờ. Đó là sự tồn tại song song của 2 chính quyền ở Nga là:
- Chính quyền Xô Viết: Đây là chính quyền của giai cấp công nhân, binh lính và nông dân
- Chính phủ lâm thời tư sản: Đây là chính quyền của giai cấp tư sản và đại địa chủ tư sản hóa.
Điều này bắt buộc nước Nga cần phải tiến hành cuộc cách mạng lần 2 với mục đích lật đổ chính phủ lâm thời tư sản do giai cấp tư sản và địa chủ tư sản hóa cầm quyền. Từ đó, giành lại quyền làm chủ hoàn toàn vào chính quyền Xô Viết của tầng lớp nhân dân.
Đây là cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, nên Lênin và Đảng Bonsevich đã đề ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng Nga là lật đổ chính phủ tư sản lâm thời để có thể giành lại toàn bộ quyền lực.
Chính vì lý do này, trong năm 1917 nước Nga đã diễn ra 2 cuộc cách mạng là cuộc cách mạng tháng Hai và cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
Sự kiện chính của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga
Để giúp mọi người có thể nắm được diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, chúng tôi đã tổng hợp và thống kê các sự kiện chính trong bảng dưới đây:
Mốc thời gian |
Sự kiện chính |
Kết quả |
7/10/1917 |
– Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát và trực tiếp chỉ đạo công việc, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền |
– Thành lập các đội cận vệ đỏ. – Kế hoạch được vạch ra chu đáo, cụ thể và được quyết định vô cùng nhanh chóng |
24/10/1917 |
– Lê-nin đến điện Xmô-nui để trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa |
– Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ khu vực Pê-tơ-rô-grát. – Bao vây toàn bộ cung điện mùa Đông – nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản |
25/10/1917 |
– Cung điện Mùa Đông bị chiếm, toàn bộ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản bị bắt |
– Chính phủ tư sản lâm thời do giai cấp tư sản cầm quyền sụp đổ hoàn toàn. |
Ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga 1917
Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại bậc nhất của thế kỷ XX. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử nhân loại thế giới:
Xóa bỏ giai cấp tư sản và địa chủ
Cuộc cách mạng tháng 10 Nga đã xóa bỏ các giai cấp tư sản, địa chủ cùng chế độ người bóc lột người. Cuộc cách mạng này đã đưa giai cấp vô sản bị bóc lột, áp bức trở thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội.
Đưa công nhân & nông dân lên nắm chính quyền
Cuộc cách mạng đã giải phóng nhân dân lao động và đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước. Hình thành Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa – Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử thế giới. Và đã làm cho Chủ nghĩa Xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới.
Thay đổi cục diện thế giới
Có thể nói cuộc cách mạng tháng 10 Nga đã mở ra bước ngoặt trong lịch sử của loài người. Từ thế giới tư bản chủ nghĩa chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Điều này mở ra 1 thời đại mới: Thời đại quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Xã hội ở phạm vi toàn thế giới.
Nó đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay chính quốc, và đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa Nga Hoàng. Nhờ cuộc cách mạng thành công này đã cổ vũ và lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa ở châu Á, Phi và Mĩ Latinh.
Vì thế, có thể nói cuộc cách mạng tháng 10 Nga có ý nghĩa lịch sử với tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng. Bởi không có một cuộc cách mạng nào ở thời đại ngày nay lại không chịu sự ảnh hưởng sâu xa của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga.
Nó cho thấy, đây là sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa các cuộc đấu tranh. Đây không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để thúc đẩy mạnh mẽ sự tiến bộ xã hội. Đưa xã hội nhân loại vươn tới sự công bằng, tự do, bình đẳng và văn minh.
Vì sao nói nhân dân Xô Viết bảo vệ được thành quả của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga?
Có thể nói nhân dân Xô Viết đã bảo vệ được thành quả của cuộc cách mạng tháng 10 Nga là bởi vì:
- Quần chúng nhân dân đã ủng hộ và tin tưởng vào chính quyền cách mạng mới thành lập.
- Phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước ở chế độ mới
- Nhờ chính sách “cộng sản thời chiến” đã giúp nhân dân Nga vượt qua khó khăn về kinh tế
- Hồng quân Liên Xô đã chiến đấu dũng cảm, cùng các nhà lãnh đạo quân sự tài ba giúp đánh tan giặc ngoại xâm và nội phản, giúp nhà nước Xô Viết được bảo vệ, giữ vững.
Chắc hẳn qua bài viết trên đây các bạn đã hiểu rõ lý do Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng, và những ảnh hưởng to lớn từ cuộc cách mạng này tới lịch sử của Việt Nam. Và cũng đừng quên theo dõi kienthuctonghop.vn thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
||Ôn tập kiến thức:
- So Sánh Mô Biểu Bì Và Mô Liên Kết
- So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
- So Sánh Phản Xạ Có Điều Kiện Và Phản Xạ Không Điều Kiện
- So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang
- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp