Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội và kinh tế của Việt Nam đã có bước chuyển biến quan trọng theo các chiều hướng tiêu cực, làm dấy lên nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Vậy chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp giai đoạn 1897 – 1914 diễn ra như thế nào, hãy cùng Kiến thức tổng hợp tìm hiểu.
Nội dung bài viết
- 1 Hoàn cảnh diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp
- 2 Mục đích cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp
- 3 Nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
- 4 Ảnh hưởng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp tại Việt Nam
- 5 Đánh giá cuộc khai thác thuộc địa lần I tới Việt Nam
Hoàn cảnh diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp
Năm 1897, sau khi bình định được cơ bản Việt Nam thì Pháp đã cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị, đồng thời tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất lên các nước thuộc địa và trong đó có Việt Nam.
Tại thời điểm này, thực dân Pháp đã bắt đầu áp đặt bộ máy cai trị tuyệt đối lên cả 3 nước Đông Dương và đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương. Pháp chia Đông Dương thành 5 kỳ: Bắc Kỳ (Thống sứ) – Trung Kỳ (Khâm sứ) – Nam Kỳ (Thống Đốc) – Lào (Khâm sứ) – Campuchia (Khâm sứ).
Dưới bộ máy chính quyền cấp kỳ chính là Bộ máy chính quyền cấp tỉnh do người Pháp trực tiếp cai quản. Và dưới bộ máy chính quyền cấp tỉnh là Bộ máy chính quyền cấp phủ – huyện – châu – làng – xã.
Nói chung, bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối để tăng cường kìm kẹp, áp bức, bóc lột để tiến hành khai thác nước Việt Nam và làm giàu cho tư bản Pháp.
Mục đích cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp
Với chính sách bóc lột “chia để trị” của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai, chúng đã thẳng tay bóc lột, đàn áp nhân dân các nước thuộc địa nhằm mục đích:
- Bóc lột, vơ vét một cách tối đa nhằm bù đắp những tổn thất của Pháp trong các cuộc chiến tranh xâm lược và làm giàu cho chính quốc.
- Thăm dò thế mạnh về địa hình, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và nguồn lao động tại các nước thuộc địa.
Nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
Diễn biến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, nhưng nó được tập trung ở một số lĩnh vực chính sau đây:
Lĩnh vực nông nghiệp
Pháp đã đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền và thực hiện việc phát canh thu tô. Trong cuộc khai thác này, ở bắc Kỳ đã có tới 182.000 hecta ruộng đất bị Pháp xâm chiếm để trồng cà phê, lúa, chè hoặc cao su,…
Năm 1897, Pháp đã ép triều đình nhà Nguyễn phải ký điều ước :nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Tới năm 1915 thì địa chủ Pháp đã chiếm 470.000ha để lập đồn điền tại khu vực Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Lĩnh vực công nghiệp
Pháp đã tập trung khai thác các mỏ và nguồn khoáng sản giàu có ở nước ta như mỏ than, mỏ thiếc, kim loại, kẽm,…. Tất cả nguồn tài nguyên này đều được chúng vơ vét và đưa về Pháp.
Các tập đoàn tư bản Pháp đều nắm phần lớn các xí nghiệp khai thác mỏ. Đặc biệt, chúng còn tận dụng nguồn lao động rẻ mạt tại Việt Nam để làm các công việc trong hầm mỏ cho chúng.
Không chỉ vậy, Pháp còn cho xây dựng nhiều cơ sở để phục vụ đời sống sinh hoạt của chúng tại Việt Nam như nước, điện, bưu điện, cơ sở sản xuất dệt, xi măng để tận dụng nguồn nhiên liệu và nhân công tại chỗ để đáp ứng nhu cầu đời sống thiết yếu của chúng khi hàng hóa chính quốc của Pháp chưa kịp chuyển sang.
Ngày nay, một số ngành nghề thủ công tại Việt Nam như gốm, dệt,… đã bị mai một, do không đủ điều kiện sản xuất và không cạnh tranh được với hàng hóa của nước Pháp.
Lĩnh vực giao thông vận tải
Cũng trong giai đoạn này, ngày càng nhiều đoạn đường sắt ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ được xây dựng. Tính tới năm 1912, tổng chiều dài đường sắt ở Việt Nam đã làm xong lên tới 2.059km. Và các tuyến đường bộ được mở rộng tới các khu vực đồn điền, bến cảng, hầm mỏ, cùng các đường biên giới trọng yếu.
Các cảng biển, cây cầu và tuyến đường biển ngày càng được xây dựng nhiều, liên kết với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng mục đích chủ yếu của thực dân Pháp là xây dựng hệ thống giao thông để khai thác tài nguyên nước ta lâu dài. Đồng thời, góp phần hỗ trợ trong việc bóc lột sức lao động của nhân dân ta một cách rẻ mạt.
Có thể nói, giao thông vận tải là một trong những lĩnh vực được thực dân Pháp tập trung phát triển mạnh mẽ nhất.
Lĩnh vực thương nghiệp
Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam và đánh thuế nặng vào các hàng hóa nước ngoài. Còn các mặt hàng của Pháp thì bị đánh thuế rất ít hoặc được miễn thuế.
Đặc biệt, Pháp lại tăng thêm các loại thuế và thuế mới chồng thuế cũ, và tiêu biểu là thuế muối, thuế rượu và thuốc phiện.
Ảnh hưởng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp tại Việt Nam
Chuyển biến về kinh tế
Từ cuối thế kỷ XIX từ một nền kinh tế thuần phong kiến, với sự phát triển của nông nghiệp là chủ đạo, thì sau cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp thì các phương thức sản xuất hiện đại đã từng bước du nhập và tồn tại song song cùng phương thức sản xuất phong kiến.
Bên cạnh nền nông nghiệp, Việt Nam đã xuất hiện 1 số cơ sở công nghiệp và 1 số ngành nghề mới như ngân hàng và hệ thống giao thông phát triển mạnh mẽ.
Chuyển biến về xã hội
– Các giai cấp cũ tiếp tục tồn tại và phân hóa:
- Địa chủ phong kiến: phần lớn đầu hàng và làm tay sai cho thực dân Pháp, chỉ có 1 bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước
- Nông dân: Bị bóc lột, khốn khổ vì nạn thuế, cướp đoạt ruộng đất và 1 bộ phận đã trở thành vô sản là lực lượng cách mạng nòng cốt, to lớn
– Xuất hiện lực lượng xã hội mới: Giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản thành thị.
– Giai cấp công nhân: Có xuất thân từ nông dân và bị cướp đoạt ruộng đất hoặc các thợ thủ công không có ruộng, tầng lớp công nhân vừa ra đời với số lượng ít và con non trẻ nhưng lại có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.
– Tầng lớp tư sản: Đây là những chủ xí nghiệp, nhà thầu khoán, chủ xưởng thủ công hoặc các sĩ phu yêu nước thức thời. Tầng lớp này được phân thành 2 loại là tư sản dân tộc (có số lượng ít nhưng lại có tinh thần dân tộc cao) và tư sản mại bản (làm tay sai cho thực dân Pháp với mục đích nương nhờ Pháp).
– Tiểu tư sản: Đây chủ yếu là tầng lớp học sinh, sinh viên, tri thức, tiểu thương, địa chủ hay văn nghệ sĩ. Tầng lớp này thường có cuộc sống khá bấp bênh nhưng lại có tinh thần dân tộc rất cao.
||Xem thêm: Vì Sao Nước Nga Năm 1917 Lại Có Hai Cuộc Cách Mạng?
Đánh giá cuộc khai thác thuộc địa lần I tới Việt Nam
Có thể nói chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp có ảnh hưởng rất nhiều tới xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Bên cạnh những tác động tiêu cực thì nó cũng có những tác động tích cực như:
Tác động tiêu cực
- Nguồn tài nguyên bị vơi cạn và thất thoát nhiều
- Nền nông nghiệp không có sự phát triển, bị dậm chân tại chỗ
- Thiếu hẳn công nghiệp phát triển nặng, còn những ngành công nghiệp khác phát triển nhỏ giọt
- Việt Nam trở thành thị trường chuyên cung cấp nhiên – nguyên liệu và thị trường độc chiếm của thực dân Pháp.
Tác động tích cực
Phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa đã bước đầu du nhập vào Việt Nam. Điều này đem lại nhiều phương pháp tiến bộ, khoa học hơn so với phương thức phong kiến. Từ đó đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực như Sài Gòn, Hà Nội,…
Trên đây là nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp cùng những ảnh hưởng tới nền kinh tế, xã hội của Việt Nam. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu vẫn còn vấn đề gì thắc mắc, hãy để lại bình luận để chúng tôi giải đáp giúp bạn nhé!
||Kiến thức bổ ích khác:
- So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang: Đặc điểm & cấu tạo
- Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
- So Sánh Mô Biểu Bì Và Mô Liên Kết |Cấu tạo, vị trí & chức năng
- So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết | Giống & Khác nhau
- So Sánh Phản Xạ Có Điều Kiện Và Phản Xạ Không Điều Kiện